10 Điều "xương máu" bạn phải nhớ khi ăn và chế biến cà chua

pecun_evil

valar morghulis
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/11/2013
Bài viết
2.443
10 điều lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng có trong cà chua, đồng thời tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.


1. Không ăn cà chua khi đói

Cà chua rất giàu chất pectin và nhựa phenolic. Khi bạn ăn cà chua vào lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axit, ảnh hưởng lớn đến dạ dày, gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với chà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi dùng.



2. Tránh sử dụng cà chua chưa chín

Khi cà chua còn xanh, chưa chín hẳn thì vẫn chứa chất độc solanine. Khi ăn phải cà chua xanh bạn sẽ có cảm giác đắng chát ở khoang miệng, nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn tiết nước bọt, yếu sức… Trong khi đó, trong cà chua chín các chất độc hại sẽ giảm dần và mất đi khi cà chua chín đỏ. Chính vì vậy, bạn chỉ sử dụng cà chua chín để đảm bảo an toàn sức khỏe.

bestie-ca-chua-xanh-20161114111619.jpg


Cà chua xanh rất độc, không nên ăn.



3. Cà chua kỵ với một số thực phẩm

Khoai tây, cà rốt, dưa chuột là top 3 thực phẩm kỵ với cà chua. Khi sử dụng dưa chuột và cà chua, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và phá hủy bởi các enzym catabolic có trong dưa chuột. Đối với khoai tây, khoai lang khi dùng đồng thời với cà chua sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Ngoài ra, sử dụng chung cà rốt với cà chua sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng có trong 2 loại thực phẩm này.



4. Khi dùng bia rượu, tránh ăn cà chua

Trong cà chua có chứa axit tannic, khi sử dụng với bia rượu có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây nên chứng đầy bụng và tắc nghẽn đường ruột. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không dùng cà chua khi đang sử dụng những đồ uống kích thích này.

bestie-cach-an-ca-chua-20161114111826.jpg


Khi đã uống rượu bia thì không nên ăn cà chua.



5. Không ăn cà chua thường xuyên

Nếu sử dụng cà chua thường xuyên, bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Trong cà chua có chứa nhiều axit oxalic, khi cơ thể hấp thụ dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.



6. Kiêng ăn cà chua với một số loại bệnh

Những người bị bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính, bị sỏi mật hay mắc bệnh thống phong thì không nên sử dụng cà chua, sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, khi bạn uống thuốc chống đông máu, vitamin K chứa trong cà chua sẽ tác động đến hiệu quả của loại thuốc này, không tốt cho người bệnh.

bestie-benh-dai-trang-20161114112010.jpg


Người bị bệnh dạ dày đại tràng thì không nên ăn cà chua.



7. Tránh sử dụng chảo nhôm, gang chế biến cà chua

Việc sử dụng các dụng cụ chế biến cà chua bằng nhôm, gang sẽ khiến các loại a-xít có trong cà chua dễ gây ra phản ứng hóa học. Điều này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn, hạn chế chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể mà còn ảnh dưởng đến độ bền của những dụng cụ này.



8. Không sử dụng cà chua trước bữa cơm

Việc sử dụng cà chua trước bữa cơm sẽ dẫn đến tình trạng làm tăng axit có trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng, khó chịu, tiêu hóa không được tốt, làm giảm sự ngon miệng trong bữa cơm.

bestie-an-ca-chua-20161114112313.jpg


Không nên ăn cà chua trước bữa chính.



9. Tránh dùng cà chua với các món ăn nhiệt lượng cao

Bạn nên tránh sử dụng cà chua với những món ăn có nhiệt độ cao. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc tích tụ nhiều calo trong cơ thể, tránh tình trạng tăng cân, béo phì.



10. Không dùng cà chua nấu chín nhừ hoặc để lâu

Khi bạn sử dụng cà chua đã nấu chín nhừ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.



Theo Sức khỏe & Đời sống
 
Mình hay nấu cà chua chín nhừ lắm, ví dụ như sốt chẳng hạn, mình cũng phải nấu nhừ rồi mới ăn được.
 
×
Quay lại
Top Bottom