- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Đây là những bí mật thú vị đến từ xưởng phim hoạt hình lừng danh có tuổi đời gần 30 năm.
Ban đầu Disney có ý định biến Toy Story thành một bộ phim âm nhạc
Trước Toy Story, Disney từng gặt hái được thành công với những bộ phim hoạt hình âm nhạc như The Lion King hayAladdin. Thật dễ hiểu khi Disney muốn can thiệp để Pixar thực hiện điều tương tự với Câu chuyện đồ chơi. Cuối cùng, Pixar đã từ chối ý tưởng này.
Toy Story 2 từng suýt không được ra rạp
Disney trở nên rất cẩn trọng sau thất bại của sequel The Rescuers Down Under. Thế nên, họ từng muốn phát hànhToy Story 2 dưới định dạng video thay vì ra rạp. Tất nhiên là Pixar vẫn giữ vững lập trường của họ và giúp cho Disney có được một bước ngoặt tại phòng vé với các bộ phim hoạt hình phần tiếp theo.
Cái tên ‘Pixar’ đến từ hai người đồng sáng lập hãng
Ban đầu, Alvy Ray Smith đưa ra tên gọi ‘Pixer’, vì ông cho rằng nó phát âm tương tự như động từ làm phim trong tiếng Tây Ban Nha. Loren Carpenter thì lại chỉ đơn giản nghĩ tới cái tên ‘Radar’. Sự thỏa hiệp giữa hai người đã dẫn đến cái tên Pixar như hiện tại.
Lợi nhuận hàng năm của Pixar là khổng lồ
Năm 1986, Steve Jobs đã mua lại bộ phận đồ họa vi tính của hãng LucasArts với giá gần 5 triệu USD rồi biến nó trở thành Pixar. Hai mươi năm sau, hãng Disney đã mua lại Pixar với cái giá là 7,4 tỷ USD. Quả là một thương vụ quá hời của Steve Jobs.
Ký hiệu A113 trong các phim Pixar
Đây vốn là ký hiệu của một phòng học tại Học viện Nghệ thuật California, nơi từng được các họa sĩ hoạt hình nổi tiếng của Pixar như Brad Bird và John Lassester sử dụng.
Pixar không bao giờ biết vội vàng
Pixar mất tới 4 năm để hoàn thành Monsters University, còn Toy Story 2 đã trải qua vô số các thay đổi trước khi có thể được hoàn thiện và phát hành. Khi các bộ phim của Pixar bắt đầu gặt hái doanh thu tại phòng vé, các nhân viên tham gia và dự án phim trước đó đều được đưa tận tay một khoản tiền thưởng từ chính trưởng nhóm của họ.
Những họa sĩ của Pixar vô cùng tận tâm
Để thực hiện một bộ phim, các nhân viên của Pixar sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng chủ đề liên quan tới tác phẩm sắp tới. Chẳng hạn như trong Finding Nemo, hai nhân viên của bộ phận nghệ thuật đã chui vào bên trong xác chết của một con cá voi để nghiên cứu. Đó thực sự là cống hiến hết mình vì nghệ thuật!
Pixar sở hữu văn phòng “đỉnh” nhất thế giới
Nếu ai đó có may mắn được đặt chân tới xưởng hoạt hình Pixar thì họ ắt sẽ cảm thấy choáng ngợp. Bạn sẽ được thấy những túp lều tiki, ngôi nhà búp bê màu hồng, những tháp pháo khổng lồ bằng xốp styrofoam, hay thậm chí là một căn phòng đầy ngũ cốc.
Pixar có trường đại học và những lễ hội riêng
Tại trường đại học Pixar, các đồng nghiệp tại xưởng phim hoạt hình có thể cùng nhau học mọi thứ, từ múa ba-lê cho tới điêu khắc, mà không phải đóng chút học phí nào. Những nhân viên với tư tưởng tân thời của Pixar cũng có thể biểu diễn khả năng văn nghệ của họ trong cuộc thi Battle of the Bands tại lễ hội Pixar Palooza hàng năm của công ty.
Ngôi nhà bóng bay trong Up đã được xây dựng
Quá xúc động khi theo dõi bộ phim Up, chủ thầu Adam Bangerter đã thiết kế nên một ngôi nhà giống y như trong phim. Ông đã mất tới một năm để tạo ra một bản sao hoàn hảo của ngôi nhà tại Utah. Trị giá của căn nhà rơi vào khoảng 400.000 USD.
BiNgo
Ảnh: Pixar, Outnow.ch
Ban đầu Disney có ý định biến Toy Story thành một bộ phim âm nhạc
Trước Toy Story, Disney từng gặt hái được thành công với những bộ phim hoạt hình âm nhạc như The Lion King hayAladdin. Thật dễ hiểu khi Disney muốn can thiệp để Pixar thực hiện điều tương tự với Câu chuyện đồ chơi. Cuối cùng, Pixar đã từ chối ý tưởng này.
Toy Story 2 từng suýt không được ra rạp
Disney trở nên rất cẩn trọng sau thất bại của sequel The Rescuers Down Under. Thế nên, họ từng muốn phát hànhToy Story 2 dưới định dạng video thay vì ra rạp. Tất nhiên là Pixar vẫn giữ vững lập trường của họ và giúp cho Disney có được một bước ngoặt tại phòng vé với các bộ phim hoạt hình phần tiếp theo.
Cái tên ‘Pixar’ đến từ hai người đồng sáng lập hãng
Ban đầu, Alvy Ray Smith đưa ra tên gọi ‘Pixer’, vì ông cho rằng nó phát âm tương tự như động từ làm phim trong tiếng Tây Ban Nha. Loren Carpenter thì lại chỉ đơn giản nghĩ tới cái tên ‘Radar’. Sự thỏa hiệp giữa hai người đã dẫn đến cái tên Pixar như hiện tại.
Lợi nhuận hàng năm của Pixar là khổng lồ
Năm 1986, Steve Jobs đã mua lại bộ phận đồ họa vi tính của hãng LucasArts với giá gần 5 triệu USD rồi biến nó trở thành Pixar. Hai mươi năm sau, hãng Disney đã mua lại Pixar với cái giá là 7,4 tỷ USD. Quả là một thương vụ quá hời của Steve Jobs.
Ký hiệu A113 trong các phim Pixar
Đây vốn là ký hiệu của một phòng học tại Học viện Nghệ thuật California, nơi từng được các họa sĩ hoạt hình nổi tiếng của Pixar như Brad Bird và John Lassester sử dụng.
Pixar không bao giờ biết vội vàng
Pixar mất tới 4 năm để hoàn thành Monsters University, còn Toy Story 2 đã trải qua vô số các thay đổi trước khi có thể được hoàn thiện và phát hành. Khi các bộ phim của Pixar bắt đầu gặt hái doanh thu tại phòng vé, các nhân viên tham gia và dự án phim trước đó đều được đưa tận tay một khoản tiền thưởng từ chính trưởng nhóm của họ.
Những họa sĩ của Pixar vô cùng tận tâm
Để thực hiện một bộ phim, các nhân viên của Pixar sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng chủ đề liên quan tới tác phẩm sắp tới. Chẳng hạn như trong Finding Nemo, hai nhân viên của bộ phận nghệ thuật đã chui vào bên trong xác chết của một con cá voi để nghiên cứu. Đó thực sự là cống hiến hết mình vì nghệ thuật!
Pixar sở hữu văn phòng “đỉnh” nhất thế giới
Nếu ai đó có may mắn được đặt chân tới xưởng hoạt hình Pixar thì họ ắt sẽ cảm thấy choáng ngợp. Bạn sẽ được thấy những túp lều tiki, ngôi nhà búp bê màu hồng, những tháp pháo khổng lồ bằng xốp styrofoam, hay thậm chí là một căn phòng đầy ngũ cốc.
Pixar có trường đại học và những lễ hội riêng
Tại trường đại học Pixar, các đồng nghiệp tại xưởng phim hoạt hình có thể cùng nhau học mọi thứ, từ múa ba-lê cho tới điêu khắc, mà không phải đóng chút học phí nào. Những nhân viên với tư tưởng tân thời của Pixar cũng có thể biểu diễn khả năng văn nghệ của họ trong cuộc thi Battle of the Bands tại lễ hội Pixar Palooza hàng năm của công ty.
Ngôi nhà bóng bay trong Up đã được xây dựng
Quá xúc động khi theo dõi bộ phim Up, chủ thầu Adam Bangerter đã thiết kế nên một ngôi nhà giống y như trong phim. Ông đã mất tới một năm để tạo ra một bản sao hoàn hảo của ngôi nhà tại Utah. Trị giá của căn nhà rơi vào khoảng 400.000 USD.
BiNgo
Ảnh: Pixar, Outnow.ch