- Tham gia
- 5/10/2013
- Bài viết
- 1.764
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó vượt quá sự kiểm soát của con người?
Công nghệ là một phần không thể thiếu trong lịch sử phát triển của nhân loại. Song hành cùng con người, nhưng dường như công nghệ đang vượt lên phía trước với một tốc độ chóng mặt. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó vượt quá sự kiểm soát của con người? Hãy tiếp tục song hành cùng chúng tôi trong kỳ 2 của bài viết và tìm ra câu trả lời.
5. Máy bay không người lái
Một nhân viên CIA ở Virginia có thể điều khiển một chiếc máy bay không người lái mà gần như không phát ra một tiếng động nào, trong bầu trời đêm ở Pakistan. Và anh ta chỉ cần xác định vị trí mục tiêu qua màn hình video, rồi rải một màn mưa tên lửa ngay từ văn phòng của mình.
Các quan chức chống khủng bố và Nhà Trắng cho rằng các máy bay không người lái có thể thay thế cho hoạt động quân sự một cách an toàn. Tuy nhiên việc sử dụng chúng đặt ra những dấu hỏi về các vụ ám sát được chính phủ phê duyệt, cũng như những cái chết không thể tránh khỏi của những người dân vô tội.
Bên cạnh đó, người dân cũng rất lo lắng với viễn cảnh các máy bay này được sử dụng với mục đích gián điệp. Năm 2012, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép Cục Hàng không Liên bang (FAA) lập các quy tắc cho việc sử dụng máy bay không người lái cho mục đích thương mại và giữ trật tự trong không phận nước Mỹ.
Và thị trưởng thành phố New York, Michael Bloomberg dự đoán rằng sự hiện diện của máy bay không người lái trên các thành phố của Mỹ là không thể tránh khỏi.
Lực lượng hành pháp thì phấn kích trước viễn cảnh họ có thể theo dõi nghi phạm từ trên cao, nhưng những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng từ giám sát nghi phạm đến giám sát 24/7 không phân biệt đối với tất cả mọi người chỉ cần đến một bước thay đổi rất nhỏ.
4. Máy in 3D
Chiếc máy in 3D MakerBot Replicator 2 sở hữu khả năng vượt trội trong việc tạo ra những mô hình 3D bằng nhựa. Nó gần làm được bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng ra: từ đồ chơi của trẻ, các linh kiện điện tử cho đến cả một khẩu súng.
Công nghệ in 3D rõ ràng là bước tiến nhảy vọt đối với những nhà sản xuất quy mô nhỏ, nhưng nó cũng là một mỏ vàng tiềm năng cho những tên trộm và những kẻ khủng bố không có nhiều tiền.
Năm 2011, một băng nhóm lừa đảo sử dụng một máy in 3D để tái tạo một thiết bị đầu cuối ở mặt trước ATM. Bằng cách đặt các thiết bị đầu cuối giả trên cây ATM, chúng đã có thể thu thập được thông tin từ thẻ ATM của nhiều người và đánh cắp hơn 400.000 USD từ tài khoản của họ.
Nhưng điều thực sự đáng sợ là những kẻ khủng bố hoặc các băng nhóm tội phạm sử dụng máy in 3D để sản xuất súng và các loại vũ khí khác.. chỉ với các tập tin có thể được tải từ trên mạng.
Năm 2013, một sinh viên luật trường Đại học Texas - Cody Wilson công bố đã chế tạo thành công Liberator - một khẩu súng lục 0.38mm, với đầy đủ chức năng, được thực hiện hoàn toàn trên một máy in 3D. Hơn nữa, việc nó làm bằng nhựa càng khiến người ta lo lắng hơn, bởi vì nó có thể dễ dàng qua mặt các máy dò tìm kim loại.
Mối nguy cơ này được Wilson trình bày ngắn gọn trên tạp chí Forbes: "Nơi nào có máy tính và mạng Internet, nơi đó hứa hẹn sẽ có súng.”
3. Xe không người lái
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người chết vì tai nạn xe hơi, người Mỹ cũng mất trung bình khoảng 38 giờ mỗi năm mắc kẹt trong xe ô tô của mình vì tắc đường.Với hy vọng có thể khắc phục những vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu công nghệ mới giúp những chiếc xe tự hoạt động mà không cần người điều khiển.
Những chiếc xe này được gắn thiết bị GPS để định hướng và tự tìm đường đi, trong khi các cảm biến xung quanh giúp nó xử lý các tình huống gặp trên đường. Năm 2013, dù vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng hàng chục chiếc xe tự lái đã xuất hiện trên đường phố ở California và Nevada.
Tuy nhiên chúng ta cũng biết những tình huống xảy ra trên đường phố là rất bất ngờ và phức tạp, đôi khi những tài xế có kinh nghiệm vẫn gặp phải những tai nạn đáng tiếc. Do đó việc giao phó tính mạng của mình vào một phần mềm máy tính điều khiển xe quả thực rất mạo hiểm, chưa kể những sự cố phần mềm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Xe tự lái đang được rất nhiều các hãng công nghệ hàng đấu thế giới nghiên cứu và chế tạo với hy vọng tạo ra cuộc cách mạng trong ngành giao thông vận tải.
2. Công nghệ địa cầu
Những phát minh quan trọng nhất trong thời đại công nghiệp như xe cơ giới, máy phát điện và sản xuất công nghiệp…cũng là những nguồn thải CO2 lớn nhất.
Do các nhà lãnh đạo thế giới có vẻ như không có ý định hay không có khả năng để tiến hành những hành động thiết thực để làm giảm lượng khí thải nhà kính, một số nhà khoa học độc lập đang đề xuất một giải pháp mạo hiểm được gọi là công nghệ địa cầu.
Công nghệ địa cầu sử dụng khoa học và công nghệ để thay đổi hành tinh của chúng ta. Khi vấn đề trái đất nóng lên ngày càng trở nên nghiêm trọng, các nhà khoa học đề xuất một giải pháp sáng tạo (và rất đắt tiền), đó là làm mát không khí nhân tạo, bằng cách ngăn chặn tia nắng mặt trời hoặc hút khí CO2 dư thừa. Một trong số đó là:
• Phun các loại hóa chất như SO2 vào khí quyển để thải hồi một phần ánh sáng mặt trời vào không gian.
• Đổ sắt xuống đại dương để thúc đẩy tảo phát triển, giúp tăng cường tiêu thụ CO2.
• Phun sương mù của nước biển vào những đám mây thấp để làm cho chúng sáng hơn, phản xạ ánh sáng nhiều hơn.
• Trồng cây nhân tạo có khả năng sử dụng các phản ứng hóa học để hấp thụ và giữ CO2.
Những người sáng lập ra công nghệ địa cầu cũng cảnh báo về tác dụng phụ ngoài ý muốn. Việc không kiểm soát được tảo phát triển có thể tạo ra các vùng biển chết khổng lồ trong đại dương; phun nước biển trên một quốc gia có thể gây ra những mùa mưa ở cả nửa vòng Trái đất; phản ứng hóa học có thể gây ra thiệt hại trên diện rộng đến môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, công nghệ địa cầu cũng cho thấy việc không làm gì cả cũng sẽ rất nguy hiểm. Bằng cách nghiên cứu những kỹ thuật hiện nay, ít nhất chúng ta sẽ có một số dữ liệu tin cậy, để biết khi nào cần phải hành động.
1. Giám sát Internet
Năm 2013, trung bình mỗi tháng có hơn 380 triệu người truy cập vào các trang web của Google và Yahoo. Tất cả các e-mail được gửi thông qua Gmail, mỗi bảng tính lưu trong Google Docs hay những đoạn chat trên Yahoo Messenger được lưu trữ trong "đám mây" - một mạng lưới máy chủ và trung tâm dữ liệu toàn cầu. Bạn cho rằng tất cả các thông tin và dữ liệu cá nhân của bạn đều được mã hóa và bảo vệ. Nhưng bây giờ chúng ta đã biết sự thật không phải như vậy.
Nhờ những thông tin bị rò rỉ năm 2013 của cựu nhân viên NSA Edward Snowden, chúng ta mới biết cơ quan tình báo Mỹ đã chủ động rình mò trên e-mail, lịch sử tìm kiếm và nhật ký cuộc gọi của hàng triệu người dân thường, để tìm kiếm dấu hiệu của các hoạt động khủng bố. Đó chỉ là một phần của một chương trình bí mật được gọi là PRISM, NSA đã được sự đồng ý của tòa án, để buộc các công ty như Google và Yahoo giao hồ sơ về người dùng ở nước ngoài. Dường như đó là chưa đủ, NSA còn có thể bí mật xâm nhập vào các máy chủ của Google và Yahoo mà không cần thông báo hay được sự cho phép của các công ty này [nguồn: Peterson]. Các nhà phê bình cho rằng việc theo dõi những người dùng Web vô tội là một hành động vi phạm quyền tự do của công dân.
Thật đáng sợ nếu những điều trên là sự thật, bạn phải luôn nghĩ rằng tất cả mọi việc bạn làm trên Internet, đều đang được thu thập bởi một ai đó, cho dù đó là nhà cung cấp Internet của bạn, Google hay một chương trình gián điệp bí mật.
Theo howstuffworks
Công nghệ là một phần không thể thiếu trong lịch sử phát triển của nhân loại. Song hành cùng con người, nhưng dường như công nghệ đang vượt lên phía trước với một tốc độ chóng mặt. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó vượt quá sự kiểm soát của con người? Hãy tiếp tục song hành cùng chúng tôi trong kỳ 2 của bài viết và tìm ra câu trả lời.
5. Máy bay không người lái
Một nhân viên CIA ở Virginia có thể điều khiển một chiếc máy bay không người lái mà gần như không phát ra một tiếng động nào, trong bầu trời đêm ở Pakistan. Và anh ta chỉ cần xác định vị trí mục tiêu qua màn hình video, rồi rải một màn mưa tên lửa ngay từ văn phòng của mình.
Các quan chức chống khủng bố và Nhà Trắng cho rằng các máy bay không người lái có thể thay thế cho hoạt động quân sự một cách an toàn. Tuy nhiên việc sử dụng chúng đặt ra những dấu hỏi về các vụ ám sát được chính phủ phê duyệt, cũng như những cái chết không thể tránh khỏi của những người dân vô tội.
Bên cạnh đó, người dân cũng rất lo lắng với viễn cảnh các máy bay này được sử dụng với mục đích gián điệp. Năm 2012, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép Cục Hàng không Liên bang (FAA) lập các quy tắc cho việc sử dụng máy bay không người lái cho mục đích thương mại và giữ trật tự trong không phận nước Mỹ.
Và thị trưởng thành phố New York, Michael Bloomberg dự đoán rằng sự hiện diện của máy bay không người lái trên các thành phố của Mỹ là không thể tránh khỏi.
Lực lượng hành pháp thì phấn kích trước viễn cảnh họ có thể theo dõi nghi phạm từ trên cao, nhưng những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng từ giám sát nghi phạm đến giám sát 24/7 không phân biệt đối với tất cả mọi người chỉ cần đến một bước thay đổi rất nhỏ.
4. Máy in 3D
Chiếc máy in 3D MakerBot Replicator 2 sở hữu khả năng vượt trội trong việc tạo ra những mô hình 3D bằng nhựa. Nó gần làm được bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng ra: từ đồ chơi của trẻ, các linh kiện điện tử cho đến cả một khẩu súng.
Công nghệ in 3D rõ ràng là bước tiến nhảy vọt đối với những nhà sản xuất quy mô nhỏ, nhưng nó cũng là một mỏ vàng tiềm năng cho những tên trộm và những kẻ khủng bố không có nhiều tiền.
Năm 2011, một băng nhóm lừa đảo sử dụng một máy in 3D để tái tạo một thiết bị đầu cuối ở mặt trước ATM. Bằng cách đặt các thiết bị đầu cuối giả trên cây ATM, chúng đã có thể thu thập được thông tin từ thẻ ATM của nhiều người và đánh cắp hơn 400.000 USD từ tài khoản của họ.
Nhưng điều thực sự đáng sợ là những kẻ khủng bố hoặc các băng nhóm tội phạm sử dụng máy in 3D để sản xuất súng và các loại vũ khí khác.. chỉ với các tập tin có thể được tải từ trên mạng.
Năm 2013, một sinh viên luật trường Đại học Texas - Cody Wilson công bố đã chế tạo thành công Liberator - một khẩu súng lục 0.38mm, với đầy đủ chức năng, được thực hiện hoàn toàn trên một máy in 3D. Hơn nữa, việc nó làm bằng nhựa càng khiến người ta lo lắng hơn, bởi vì nó có thể dễ dàng qua mặt các máy dò tìm kim loại.
Mối nguy cơ này được Wilson trình bày ngắn gọn trên tạp chí Forbes: "Nơi nào có máy tính và mạng Internet, nơi đó hứa hẹn sẽ có súng.”
3. Xe không người lái
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người chết vì tai nạn xe hơi, người Mỹ cũng mất trung bình khoảng 38 giờ mỗi năm mắc kẹt trong xe ô tô của mình vì tắc đường.Với hy vọng có thể khắc phục những vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu công nghệ mới giúp những chiếc xe tự hoạt động mà không cần người điều khiển.
Những chiếc xe này được gắn thiết bị GPS để định hướng và tự tìm đường đi, trong khi các cảm biến xung quanh giúp nó xử lý các tình huống gặp trên đường. Năm 2013, dù vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng hàng chục chiếc xe tự lái đã xuất hiện trên đường phố ở California và Nevada.
Tuy nhiên chúng ta cũng biết những tình huống xảy ra trên đường phố là rất bất ngờ và phức tạp, đôi khi những tài xế có kinh nghiệm vẫn gặp phải những tai nạn đáng tiếc. Do đó việc giao phó tính mạng của mình vào một phần mềm máy tính điều khiển xe quả thực rất mạo hiểm, chưa kể những sự cố phần mềm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Xe tự lái đang được rất nhiều các hãng công nghệ hàng đấu thế giới nghiên cứu và chế tạo với hy vọng tạo ra cuộc cách mạng trong ngành giao thông vận tải.
2. Công nghệ địa cầu
Những phát minh quan trọng nhất trong thời đại công nghiệp như xe cơ giới, máy phát điện và sản xuất công nghiệp…cũng là những nguồn thải CO2 lớn nhất.
Do các nhà lãnh đạo thế giới có vẻ như không có ý định hay không có khả năng để tiến hành những hành động thiết thực để làm giảm lượng khí thải nhà kính, một số nhà khoa học độc lập đang đề xuất một giải pháp mạo hiểm được gọi là công nghệ địa cầu.
Công nghệ địa cầu sử dụng khoa học và công nghệ để thay đổi hành tinh của chúng ta. Khi vấn đề trái đất nóng lên ngày càng trở nên nghiêm trọng, các nhà khoa học đề xuất một giải pháp sáng tạo (và rất đắt tiền), đó là làm mát không khí nhân tạo, bằng cách ngăn chặn tia nắng mặt trời hoặc hút khí CO2 dư thừa. Một trong số đó là:
• Phun các loại hóa chất như SO2 vào khí quyển để thải hồi một phần ánh sáng mặt trời vào không gian.
• Đổ sắt xuống đại dương để thúc đẩy tảo phát triển, giúp tăng cường tiêu thụ CO2.
• Phun sương mù của nước biển vào những đám mây thấp để làm cho chúng sáng hơn, phản xạ ánh sáng nhiều hơn.
• Trồng cây nhân tạo có khả năng sử dụng các phản ứng hóa học để hấp thụ và giữ CO2.
Những người sáng lập ra công nghệ địa cầu cũng cảnh báo về tác dụng phụ ngoài ý muốn. Việc không kiểm soát được tảo phát triển có thể tạo ra các vùng biển chết khổng lồ trong đại dương; phun nước biển trên một quốc gia có thể gây ra những mùa mưa ở cả nửa vòng Trái đất; phản ứng hóa học có thể gây ra thiệt hại trên diện rộng đến môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, công nghệ địa cầu cũng cho thấy việc không làm gì cả cũng sẽ rất nguy hiểm. Bằng cách nghiên cứu những kỹ thuật hiện nay, ít nhất chúng ta sẽ có một số dữ liệu tin cậy, để biết khi nào cần phải hành động.
1. Giám sát Internet
Năm 2013, trung bình mỗi tháng có hơn 380 triệu người truy cập vào các trang web của Google và Yahoo. Tất cả các e-mail được gửi thông qua Gmail, mỗi bảng tính lưu trong Google Docs hay những đoạn chat trên Yahoo Messenger được lưu trữ trong "đám mây" - một mạng lưới máy chủ và trung tâm dữ liệu toàn cầu. Bạn cho rằng tất cả các thông tin và dữ liệu cá nhân của bạn đều được mã hóa và bảo vệ. Nhưng bây giờ chúng ta đã biết sự thật không phải như vậy.
Nhờ những thông tin bị rò rỉ năm 2013 của cựu nhân viên NSA Edward Snowden, chúng ta mới biết cơ quan tình báo Mỹ đã chủ động rình mò trên e-mail, lịch sử tìm kiếm và nhật ký cuộc gọi của hàng triệu người dân thường, để tìm kiếm dấu hiệu của các hoạt động khủng bố. Đó chỉ là một phần của một chương trình bí mật được gọi là PRISM, NSA đã được sự đồng ý của tòa án, để buộc các công ty như Google và Yahoo giao hồ sơ về người dùng ở nước ngoài. Dường như đó là chưa đủ, NSA còn có thể bí mật xâm nhập vào các máy chủ của Google và Yahoo mà không cần thông báo hay được sự cho phép của các công ty này [nguồn: Peterson]. Các nhà phê bình cho rằng việc theo dõi những người dùng Web vô tội là một hành động vi phạm quyền tự do của công dân.
Thật đáng sợ nếu những điều trên là sự thật, bạn phải luôn nghĩ rằng tất cả mọi việc bạn làm trên Internet, đều đang được thu thập bởi một ai đó, cho dù đó là nhà cung cấp Internet của bạn, Google hay một chương trình gián điệp bí mật.
Theo howstuffworks
Hiệu chỉnh bởi quản lý: