truyencotichhaypr
Thành viên
- Tham gia
- 23/12/2015
- Bài viết
- 3
Có rất nhiều cách thú vị để giúp bé yêu của bạn học cách yêu thích việc đọc thơ đọc sách mà không nhất thiết lúc nào cũng phải ngồi ôm lấy một cuốn sách. Cùng tìm hiểu nhé!
Theo Vnexpress, mỗi tuần người Ấn Độ đọc sách 10,7 giờ; Thái Lan 9,4 giờ; Trung Quốc 8 giờ; Nga 7,1 giờ; Australia 6,3 giờ; Mỹ 5,7 giờ; Anh 5,3 giờ; Nhật Bản 4,1 giờ; Hàn Quốc 3,1 giờ, còn người Việt Nam chỉ đọc trung bình mỗi năm 0,8 quyển sách. Vậy có cách nào để cải thiện chỉ số này ở nước ta? Hãy bắt đầu từ thế hệ trẻ nhé các bố mẹ.
Sử dụng thơ để gắn kết
Ở độ tuổi còn nhỏ, việc tận hưởng sự tương tác với bố mẹ quan trọng hơn là việc học được nhiều từ hoặc thuộc được thật nhiều bài thơ cho bé, câu truyện. Khi bé được ngồi trong lòng bố mẹ và lắng nghe bố mẹ đọc to những câu thơ, bé không chỉ thích thơ ca mà còn thích thú cảm giác an toàn khi trong vòng tay cha mẹ.
Thiết lập thói quen cho bé
Quy định một mốc thời gian nhất định trong ngày dành cho việc đọc sẽ thiết lập thói quen mà trẻ nhỏ yêu thích – đó là lý do tại sao việc kể truyện hoặc đọc thơ trước khi đi ngủ là một truyền thống được tôn vinh theo thời gian.
Nhưng cũng có rất nhiều khoảng thời gian khác trong ngày để tạo lập thói quen đọc, ví dụ như đọc thơ vào bữa sáng, một câu chuyện lúc tắm, một bài thơ khác vào sau giờ ăn cơm…
Chọn những tập thơ thích hợp
Trẻ mới biết đi thích bất kỳ loại sách nào mà bé có thể dễ dàng cầm và tự thao tác. Bé đặc biệt thích những bài thơ hoặc câu chuyện kèm theo ảnh minh hoạc thực tế với sắc màu tươi sáng. Và, tất nhiên, bé yêu vần điệu của thơ ca.
Lặp đi lặp lại một bài thơ hay câu chuyện
Trong vòng 1 tháng, bé có thể nghe đi nghe lại chỉ một bài thơ vào mỗi đêm trước khi đi ngủ mà không biết chán. Sự lặp đi lặp lại đó giống như là một dấu ấn của những năm tháng chập chững của bé.
Lý do trẻ em thích đọc đi đọc lại những bài thơ hoặc câu chuyện giống nhau hết lần này đến lần khác là vì chúng rất khát học. Mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra bé đã có thể ghi nhớ các đoạn thơ mà bé yêu thích và muốn được tự đọc lên những câu thơ ấy.
Tôn trọng sở thích của bé
Bố mẹ nên chọn sách theo chủ đề mà bé yêu thích, ví dụ như động vật, giao thông, gia đình, nghề nghiệp… Nhưng trước đó hãy thử nghiệm với nhiều loại thơ với chủ đề đa dạng để tìm hiểu xem bé thích loại nào.
Thường xuyên đưa con tới thư viện hoặc nhà sách
Chắc chắn bé sẽ rất thích những nơi này. Đó dường như là những cuộc phiêu lưu tuyệt vời nhất là với những trẻ mới biết đi. Con có cơ hội để khám phá ra một sở thích mới, lần mò trước những giá sách với đủ các thể loại và mang về nhà vô số tập thơ thiếu nhi hoặc những câu chuyện thú vị.
Không nên biến sách thành một phần thưởng
Bố mẹ không nên đưa điều kiện với bé rằng con sẽ được đọc thơ nếu con ăn nhanh. Đừng sử dụng việc đọc thơ như một hình thức khen thưởng và trừng phạt.
Coi việc đọc như một phần của cuộc sống
Trong khi cả nhà đang ăn tối hoặc ở trên xe trên đường đến trường, hãy đọc những bài thơ hay hoặc những giai thoại từ thời thơ ấu của bạn hoặc những câu chuyện có con bạn là nhân vật trung tâm. Dần dần hãy cho bé được đóng vai người đọc thơ hoặc người kể chuyện, con sẽ thích thú với vai trò này lắm.
Nói chuyện với con
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, trẻ thường xuyên trò truyện với gia đình thường có vốn từ vựng nhiều hơn. Bố mẹ hãy trò chuyện với các bé từ lúc mới chập chững biết đi và đừng ngại sử dụng các từ và cụm từ phức tạp. Khuyến khích bé đặt câu hỏi và thể hiện quan điểm của trẻ. Trẻ mới biết đi thường rất tò mò và luôn tự hỏi những câu hỏi vô tận về thế giới này, bố mẹ hãy cùng đồng hành với con nhé.
Thể hiện tình yêu đối với thơ ca sách vở
Các bé luôn thích bắt chước bố mẹ của chúng. Nếu con nhìn thấy những cuốn sách xung quanh nhà và thấy bố mẹ hay đọc sách, con sẽ học được rằng những cuốn sách rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Điều này hun đúc tình yêu đối với sách của con từ tấm bé và là tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của bé sau này.
Nguồn: https://truyencotich.info/10-cach-giup-tre-yeu-thich-doc-sach-doc-tho/
Theo Vnexpress, mỗi tuần người Ấn Độ đọc sách 10,7 giờ; Thái Lan 9,4 giờ; Trung Quốc 8 giờ; Nga 7,1 giờ; Australia 6,3 giờ; Mỹ 5,7 giờ; Anh 5,3 giờ; Nhật Bản 4,1 giờ; Hàn Quốc 3,1 giờ, còn người Việt Nam chỉ đọc trung bình mỗi năm 0,8 quyển sách. Vậy có cách nào để cải thiện chỉ số này ở nước ta? Hãy bắt đầu từ thế hệ trẻ nhé các bố mẹ.
Sử dụng thơ để gắn kết
Ở độ tuổi còn nhỏ, việc tận hưởng sự tương tác với bố mẹ quan trọng hơn là việc học được nhiều từ hoặc thuộc được thật nhiều bài thơ cho bé, câu truyện. Khi bé được ngồi trong lòng bố mẹ và lắng nghe bố mẹ đọc to những câu thơ, bé không chỉ thích thơ ca mà còn thích thú cảm giác an toàn khi trong vòng tay cha mẹ.
Thiết lập thói quen cho bé
Quy định một mốc thời gian nhất định trong ngày dành cho việc đọc sẽ thiết lập thói quen mà trẻ nhỏ yêu thích – đó là lý do tại sao việc kể truyện hoặc đọc thơ trước khi đi ngủ là một truyền thống được tôn vinh theo thời gian.
Nhưng cũng có rất nhiều khoảng thời gian khác trong ngày để tạo lập thói quen đọc, ví dụ như đọc thơ vào bữa sáng, một câu chuyện lúc tắm, một bài thơ khác vào sau giờ ăn cơm…
Chọn những tập thơ thích hợp
Trẻ mới biết đi thích bất kỳ loại sách nào mà bé có thể dễ dàng cầm và tự thao tác. Bé đặc biệt thích những bài thơ hoặc câu chuyện kèm theo ảnh minh hoạc thực tế với sắc màu tươi sáng. Và, tất nhiên, bé yêu vần điệu của thơ ca.
Lặp đi lặp lại một bài thơ hay câu chuyện
Trong vòng 1 tháng, bé có thể nghe đi nghe lại chỉ một bài thơ vào mỗi đêm trước khi đi ngủ mà không biết chán. Sự lặp đi lặp lại đó giống như là một dấu ấn của những năm tháng chập chững của bé.
Lý do trẻ em thích đọc đi đọc lại những bài thơ hoặc câu chuyện giống nhau hết lần này đến lần khác là vì chúng rất khát học. Mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra bé đã có thể ghi nhớ các đoạn thơ mà bé yêu thích và muốn được tự đọc lên những câu thơ ấy.
Tôn trọng sở thích của bé
Bố mẹ nên chọn sách theo chủ đề mà bé yêu thích, ví dụ như động vật, giao thông, gia đình, nghề nghiệp… Nhưng trước đó hãy thử nghiệm với nhiều loại thơ với chủ đề đa dạng để tìm hiểu xem bé thích loại nào.
Thường xuyên đưa con tới thư viện hoặc nhà sách
Chắc chắn bé sẽ rất thích những nơi này. Đó dường như là những cuộc phiêu lưu tuyệt vời nhất là với những trẻ mới biết đi. Con có cơ hội để khám phá ra một sở thích mới, lần mò trước những giá sách với đủ các thể loại và mang về nhà vô số tập thơ thiếu nhi hoặc những câu chuyện thú vị.
Không nên biến sách thành một phần thưởng
Bố mẹ không nên đưa điều kiện với bé rằng con sẽ được đọc thơ nếu con ăn nhanh. Đừng sử dụng việc đọc thơ như một hình thức khen thưởng và trừng phạt.
Coi việc đọc như một phần của cuộc sống
Trong khi cả nhà đang ăn tối hoặc ở trên xe trên đường đến trường, hãy đọc những bài thơ hay hoặc những giai thoại từ thời thơ ấu của bạn hoặc những câu chuyện có con bạn là nhân vật trung tâm. Dần dần hãy cho bé được đóng vai người đọc thơ hoặc người kể chuyện, con sẽ thích thú với vai trò này lắm.
Nói chuyện với con
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, trẻ thường xuyên trò truyện với gia đình thường có vốn từ vựng nhiều hơn. Bố mẹ hãy trò chuyện với các bé từ lúc mới chập chững biết đi và đừng ngại sử dụng các từ và cụm từ phức tạp. Khuyến khích bé đặt câu hỏi và thể hiện quan điểm của trẻ. Trẻ mới biết đi thường rất tò mò và luôn tự hỏi những câu hỏi vô tận về thế giới này, bố mẹ hãy cùng đồng hành với con nhé.
Thể hiện tình yêu đối với thơ ca sách vở
Các bé luôn thích bắt chước bố mẹ của chúng. Nếu con nhìn thấy những cuốn sách xung quanh nhà và thấy bố mẹ hay đọc sách, con sẽ học được rằng những cuốn sách rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Điều này hun đúc tình yêu đối với sách của con từ tấm bé và là tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của bé sau này.
Nguồn: https://truyencotich.info/10-cach-giup-tre-yeu-thich-doc-sach-doc-tho/