- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Mọi người luôn nói về trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence: EI), nhưng thực ra nó là gì? Một khía cạnh quan trọng của EI là khả năng nhận ra, kiểm soát và đánh giá các cảm xúc – trong tự bản thân mỗi người và những người khác – và để sử dụng những thông tin đó một cách hợp lý. Ví dụ, nhận ra EI trong bản thân giúp bạn điều chỉnh và quản lý cảm xúc của mình, trong khi đó, việc nhận ra các cảm xúc của người khác sẽ đưa đến sự thấu cảm và thành công trong các mối quan hệ, cả cá nhân lẫn công việc.
Như đã nói về tầm quan trọng của EI, tôi nghĩ có lẽ sẽ hữu ích khi đưa ra một bài tổng kết ngắn về chủ đề này, cũng như 10 cách phát triển EI của bạn, đã được phát hành trong cuốn sách của tôi: “Cuộc cách mạng cảm xúc” (The Emitional Revolution).
Vào năm 1990, các nhà tâm lý học của ĐH Yale là John D. Mayer và Peter Salovey đã phát minh ra thuật ngữ EI, điều mà vài nhà nghiên cứu tuyên bố rằng đó là khả năng đã có sẵn từ khi sinh ra, trong khi những người khác lại nghĩ rằng bạn có thể cải thiện nó với sự hướng dẫn và luyện tập hợp lý. Tôi đồng ý với cả hai quan điểm này, và hiển nhiên là với cái thứ hai – nếu không tôi đã không cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ để cải thiện EI của mình.
Có thể khó để tất cả mọi người đều có một nhà điều trị tâm lý cho riêng mình, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự điều trị cho mình (tự trở thành một nhà điều trị tâm lý). Sau tất cả thì Freud đã tự phân tích được bản thân mình. Bắt đầu với việc học cách lắng nghe những cảm xúc bên trong bạn. Điều này có thể chẳng dễ dàng gì, và việc phát triển khả năng tập trung vào các cảm xúc của bạn là bước đầu tiên và có lẽ là bước quan trọng nhất.
Đây là 10 cách để cải thiện EI của bạn:
1. Đừng cắt ngang hoặc thay đổi chủ đề. Nếu những cảm giác đó là khó chịu, chúng ta có thể muốn thoát khỏi chúng bằng việc cắt ngang hoặc tự làm xao nhãng bản thân mình. Nhưng hãy ngồi xuống ít nhất 2 lần mỗi ngày và tự hỏi: “Tôi đang cảm thấy như thế nào?”. Việc này sẽ mất tí ti thời gian cho các cảm giác của bạn trỗi dậy. Hãy cho phép bản thân một khoảng thời gian ngắn không bị ngắt giữa chừng.
2. Đừng đánh giá hoặc sửa đổi quá nhanh các cảm xúc của bạn. Cố gắng đừng xem nhẹ những cảm xúc của bạn trước khi bạn có cơ hội để nghĩ về chúng thật kĩ lưỡng. Những cảm xúc lành mạnh thường lên rồi xuống như những cơn sóng: nâng lên, đạt đến cực đỉnh rồi dần mờ nhạt đi. Mục tiêu của bạn là không ngăn chặn cơn sóng đó trước khi nó đạt cao trào.
3. Xem thử bạn có thể tìm thấy những sự kết nối giữa cảm xúc của bạn với những khoảng thời gian khác mà bạn đã từng có những cảm xúc như thế. Khi một cảm xúc khó chịu nổi lên, tự hỏi bản thân: “Trước đây tôi đã có cảm xúc như thế này vào lúc nào?”. Việc này có thể giúp bạn nhận ra nếu trạng thái cảm xúc hiện tại của bạn là sự phản ảnh của tình huống trong hiện tại, hay của khoảng thời gian trước kia trong quá khứ của bạn.
4. Kết nối những cảm xúc của bạn với những suy nghĩ của bạn. Khi bạn cảm thấy có thứ gì đó bất thường “đập” vào người mình, rất hữu ích nếu bạn tự hỏi mình rằng: “Tôi nghĩ gì về việc đó?”. Đôi khi, một trong những cảm xúc của chúng ta sẽ mâu thuẫn những cảm xúc khác. Điều này là bình thường. Lắng nghe những cảm xúc của bạn cũng như việc lắng nghe tất cả những nhân chứng ở tòa án. Chỉ duy nhất việc thừa nhận tất cả các bằng chứng mới đưa bạn đến với phán quyết tốt nhất.
5. Lắng nghe cơ thể của mình. Một nút gút trong bụng trong lúc lái xe đi làm có thể là một gợi ý rằng công việc của bạn đang gây mệt mỏi cho bạn. Cảm giác phấn khích khi bạn đón một cô gái vừa mới bắt đầu hẹn hò với bạn có thể là một gợi ý rằng: “đó có thể là sự thật”. Lắng nghe những cảm giác và cảm xúc ẩn sâu bên dưới mà chúng báo hiệu đó, sẽ cho phép bạn xử lý với sức mạnh của lý trí của bạn.
6. Nếu bạn không biết mình đang cảm thấy như thế nào, hãy hỏi một ai đó. Mọi người hiếm khi nhận ra rằng người khác có thể đánh giá cảm xúc của họ. Hãy hỏi những người quen biết bạn (và người bạn tin tưởng) về cảm giác của bạn về những thứ bạn đang trải qua. Bạn có thể sẽ tìm được câu trả lời thật sự bất ngờ và “tỏa sáng”.
7. Tập trung vào những cảm xúc vô thức của bạn. Làm thế nào để trở nên ý thức hơn về những cảm xúc vô thức đó của bạn? Hãy thử liên tưởng tự do. Trong khi đang ở trạng thái thư giãn, hãy để những suy nghĩ của bạn “đi dạo” tự do và nhìn xem chúng đi đâu. Phân tích những giấc mơ của bạn. Giữ một quyển sổ và bút bên cạnh gi.ường mình và ghi chú nhanh những giấc mơ của mình ngay sau khi thức dậy. Chú ý đặc biệt đến những giấc mơ lặp đi lặp lại hoặc khiến bản thân bạn có cảm xúc thật sự tràn ngập và mãnh liệt.
8. Tự hỏi bản thân: “Hôm nay bạn cảm thấy như thế nào?” Bắt đầu bằng việc đánh giá tổng quát cảm giác hạnh phúc của bạn theo một thang đo từ 0 đến 100 và viết điểm vào một quyển sổ. Nếu có ngày nào đó mà cảm xúc của bạn trở nên mãnh liệt, hãy dành ra vài phút để nghĩ về bất kì ý tưởng gì hoặc những mối liên tưởng dường như có quan hệ với cảm xúc đó.
9. Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Nghiên cứu cho thấy việc ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân có thể mang lại hiệu quả thực sự tốt. Một bài tập đơn giản này có thể chỉ mất vài giờ mỗi tuần.
10. Biết khi nào là đủ. Sẽ đến lúc bạn phải ngừng nhìn vào bên trong bản thân, và học cách nhận biết khi nào mình nên chuyển hướng sang tập trung vào thế giới bên ngoài. Nghiên cứu cho thấy việc khuyến khích mọi người nói mãi về những cảm giác tiêu cực của mình có thể làm tăng cường thêm những cảm xúc đó. EI bao gồm không chỉ khả năng nhìn thấu bên trong, mà còn cả sự hiện diện với thế giới xung quanh bạn.
Trần Gia An dịch
link nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/your...telligence
Như đã nói về tầm quan trọng của EI, tôi nghĩ có lẽ sẽ hữu ích khi đưa ra một bài tổng kết ngắn về chủ đề này, cũng như 10 cách phát triển EI của bạn, đã được phát hành trong cuốn sách của tôi: “Cuộc cách mạng cảm xúc” (The Emitional Revolution).
Vào năm 1990, các nhà tâm lý học của ĐH Yale là John D. Mayer và Peter Salovey đã phát minh ra thuật ngữ EI, điều mà vài nhà nghiên cứu tuyên bố rằng đó là khả năng đã có sẵn từ khi sinh ra, trong khi những người khác lại nghĩ rằng bạn có thể cải thiện nó với sự hướng dẫn và luyện tập hợp lý. Tôi đồng ý với cả hai quan điểm này, và hiển nhiên là với cái thứ hai – nếu không tôi đã không cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ để cải thiện EI của mình.
Có thể khó để tất cả mọi người đều có một nhà điều trị tâm lý cho riêng mình, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự điều trị cho mình (tự trở thành một nhà điều trị tâm lý). Sau tất cả thì Freud đã tự phân tích được bản thân mình. Bắt đầu với việc học cách lắng nghe những cảm xúc bên trong bạn. Điều này có thể chẳng dễ dàng gì, và việc phát triển khả năng tập trung vào các cảm xúc của bạn là bước đầu tiên và có lẽ là bước quan trọng nhất.
Đây là 10 cách để cải thiện EI của bạn:
1. Đừng cắt ngang hoặc thay đổi chủ đề. Nếu những cảm giác đó là khó chịu, chúng ta có thể muốn thoát khỏi chúng bằng việc cắt ngang hoặc tự làm xao nhãng bản thân mình. Nhưng hãy ngồi xuống ít nhất 2 lần mỗi ngày và tự hỏi: “Tôi đang cảm thấy như thế nào?”. Việc này sẽ mất tí ti thời gian cho các cảm giác của bạn trỗi dậy. Hãy cho phép bản thân một khoảng thời gian ngắn không bị ngắt giữa chừng.
2. Đừng đánh giá hoặc sửa đổi quá nhanh các cảm xúc của bạn. Cố gắng đừng xem nhẹ những cảm xúc của bạn trước khi bạn có cơ hội để nghĩ về chúng thật kĩ lưỡng. Những cảm xúc lành mạnh thường lên rồi xuống như những cơn sóng: nâng lên, đạt đến cực đỉnh rồi dần mờ nhạt đi. Mục tiêu của bạn là không ngăn chặn cơn sóng đó trước khi nó đạt cao trào.
3. Xem thử bạn có thể tìm thấy những sự kết nối giữa cảm xúc của bạn với những khoảng thời gian khác mà bạn đã từng có những cảm xúc như thế. Khi một cảm xúc khó chịu nổi lên, tự hỏi bản thân: “Trước đây tôi đã có cảm xúc như thế này vào lúc nào?”. Việc này có thể giúp bạn nhận ra nếu trạng thái cảm xúc hiện tại của bạn là sự phản ảnh của tình huống trong hiện tại, hay của khoảng thời gian trước kia trong quá khứ của bạn.
4. Kết nối những cảm xúc của bạn với những suy nghĩ của bạn. Khi bạn cảm thấy có thứ gì đó bất thường “đập” vào người mình, rất hữu ích nếu bạn tự hỏi mình rằng: “Tôi nghĩ gì về việc đó?”. Đôi khi, một trong những cảm xúc của chúng ta sẽ mâu thuẫn những cảm xúc khác. Điều này là bình thường. Lắng nghe những cảm xúc của bạn cũng như việc lắng nghe tất cả những nhân chứng ở tòa án. Chỉ duy nhất việc thừa nhận tất cả các bằng chứng mới đưa bạn đến với phán quyết tốt nhất.
5. Lắng nghe cơ thể của mình. Một nút gút trong bụng trong lúc lái xe đi làm có thể là một gợi ý rằng công việc của bạn đang gây mệt mỏi cho bạn. Cảm giác phấn khích khi bạn đón một cô gái vừa mới bắt đầu hẹn hò với bạn có thể là một gợi ý rằng: “đó có thể là sự thật”. Lắng nghe những cảm giác và cảm xúc ẩn sâu bên dưới mà chúng báo hiệu đó, sẽ cho phép bạn xử lý với sức mạnh của lý trí của bạn.
6. Nếu bạn không biết mình đang cảm thấy như thế nào, hãy hỏi một ai đó. Mọi người hiếm khi nhận ra rằng người khác có thể đánh giá cảm xúc của họ. Hãy hỏi những người quen biết bạn (và người bạn tin tưởng) về cảm giác của bạn về những thứ bạn đang trải qua. Bạn có thể sẽ tìm được câu trả lời thật sự bất ngờ và “tỏa sáng”.
7. Tập trung vào những cảm xúc vô thức của bạn. Làm thế nào để trở nên ý thức hơn về những cảm xúc vô thức đó của bạn? Hãy thử liên tưởng tự do. Trong khi đang ở trạng thái thư giãn, hãy để những suy nghĩ của bạn “đi dạo” tự do và nhìn xem chúng đi đâu. Phân tích những giấc mơ của bạn. Giữ một quyển sổ và bút bên cạnh gi.ường mình và ghi chú nhanh những giấc mơ của mình ngay sau khi thức dậy. Chú ý đặc biệt đến những giấc mơ lặp đi lặp lại hoặc khiến bản thân bạn có cảm xúc thật sự tràn ngập và mãnh liệt.
8. Tự hỏi bản thân: “Hôm nay bạn cảm thấy như thế nào?” Bắt đầu bằng việc đánh giá tổng quát cảm giác hạnh phúc của bạn theo một thang đo từ 0 đến 100 và viết điểm vào một quyển sổ. Nếu có ngày nào đó mà cảm xúc của bạn trở nên mãnh liệt, hãy dành ra vài phút để nghĩ về bất kì ý tưởng gì hoặc những mối liên tưởng dường như có quan hệ với cảm xúc đó.
9. Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Nghiên cứu cho thấy việc ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân có thể mang lại hiệu quả thực sự tốt. Một bài tập đơn giản này có thể chỉ mất vài giờ mỗi tuần.
10. Biết khi nào là đủ. Sẽ đến lúc bạn phải ngừng nhìn vào bên trong bản thân, và học cách nhận biết khi nào mình nên chuyển hướng sang tập trung vào thế giới bên ngoài. Nghiên cứu cho thấy việc khuyến khích mọi người nói mãi về những cảm giác tiêu cực của mình có thể làm tăng cường thêm những cảm xúc đó. EI bao gồm không chỉ khả năng nhìn thấu bên trong, mà còn cả sự hiện diện với thế giới xung quanh bạn.
Trần Gia An dịch
link nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/your...telligence