10 cách để giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng trên website bán hàng

chau2509

Thành viên cấp 2
Tham gia
14/10/2019
Bài viết
0
Bạn nghĩ rằng chỉ cần lôi kéo khách hàng vào website bán hàng của bạn là đã thành công và những việc còn lại rất đơn giản. Nếu vậy thì bạn đã nhầm! Theo nghiên cứu thì có tới 67% khách hàng bỏ giỏ hàng mà không đi đến thanh toán. Chưa kể đến những khách hàng truy cập website mà không có hành động mua hàng. Đây là một con số rất lớn!

Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo! Nếu khéo léo thì bạn có thể “cứu vớt” lại đến 63% doanh số tưởng như đã đánh mất này. Việc cần làm là tìm đúng nguyên nhân và có các biện pháp khắc phục hợp lý. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp 10 cách để giảm thiểu tỷ lệ bỏ giỏ hàng trên website bán hàng.
1. Tối ưu tốc độ tải trang
Nếu tốc độ tải website quá chậm, khách hàng thậm chí còn không đủ kiên nhẫn để đợi trang hiện ra chứ đừng nói là họ sẽ mua hàng và thanh toán trên trang web của bạn. Để tối ưu tốc độ tải trang thì có rất nhiều cách, có thể kể đến như: đơn giản hóa thiết kế website, tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng bộ nhớ đệm… Bạn có thể tham khảo bài viết 7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng để tìm hiểu về các cách tối ưu tốc độ tải trang.

Bên cạnh đó, máy chủ lưu trữ cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Nếu như website của bạn quá chậm, bạn nên xem xét thay đổi sang một máy chủ chuyên dụng. Điều này không chỉ giúp website tải nhanh hơn mà còn cải thiện khả năng hiển thị trên trang tìm kiếm và nâng cao hiệu quả bán hàng online.

2. Hình ảnh sản phẩm chất lượng cao
Khảo sát Connected Consumer của E-tailing chỉ ra rằng các website mua sắm trực tuyến rất cần thiết phải trình bày sản phẩm với hình ảnh chất lượng cao, có khả năng tùy chọn xem màu hoặc theo họa tiết yêu thích, khách hàng cũng có thể tùy chọn cả góc nhìn của sản phẩm và chức năng phóng to thu nhỏ hình ảnh.

Trong hình ảnh dưới đây, bạn có thể thấy sản phẩm được chụp với chất lượng cao. Sản phẩm có các tùy chọn về màu sắc và khi click vào các tùy chọn này, hình ảnh sản phẩm sẽ thay đổi theo màu sắc mà khách hàng đã chọn. Ngoài ra, khách hàng có thể rê chuột lên hình để phóng to hình ảnh. Hầu hết các theme trên kho giao diện website Sapo đều có sẵn tính năng này.
3. Làm nổi bật khuyến mãi, giảm giá
Cũng trong khảo sát của E-tailing cho thấy 62% người mua sắm trực tuyến nghĩ rằng điều quan trọng cho một website bán hàng là có các phần dành cho sản phẩm giảm giá đặc biệt. Chúng bao gồm các sản phẩm khuyến mãi, mã giảm giá và các mặt hàng được xả kho.

Trong ví dụ dưới đây, các chương trình khuyến mãi được làm nổi bật trên trang chủ website. Bên cạnh đó là các phần dành cho các sản phẩm có giá ưu đãi cũng được đưa lên đầu trang.
4. Tối ưu chi phí vận chuyển
Theo một nghiên cứu của Forrester, 44% khách hàng trực tuyến từ bỏ giỏ hàng vì chi phí vận chuyển cao, 22% từ bỏ giỏ hàng vì người bán không công khai chi phí vận chuyển. Một nghiên cứu tương tự của E-tailing Group cũng tiết lộ rằng, vận chuyển miễn phí vô điều kiện là một yếu tố quan trọng khiến khách hàng hoàn tất việc mua hàng. Trên thực tế, có đến 73% số người được hỏi cho rằng miễn phí vận chuyển là “quan trọng” để đi đến quyết định mua hàng.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu được tiến hành bởi Compete cho biết, 93% khách hàng sẵn sàng mua nhiều sản phẩm hơn nếu được miễn phí vận chuyển. Khách hàng được vận chuyển miễn phí cũng cảm thấy hài lòng hơn so với việc phải trả thêm chi phí. Bạn nên có chính sách và chi phí vận chuyển hợp lý, rõ ràng và tốt nhất nên làm nổi bật trong trang thanh toán.
Cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng
 
×
Quay lại
Top Bottom