Viện bảo tàng Australia vừa công bố những tác phẩm đoạt giải của cuộc thi ảnh khoa học Eureka Prizes 2012. Giải nhất trong cuộc thi thuộc về bức ảnh đặc tả cảnh một cặp cá voi lưng gù của nhiếp ảnh giả Jason Edwards.
Dưới đây là 10 bức ảnh đoạt giải cao nhất trong cuộc thi ảnh khoa học Eureka Prizes 2012:
Giải nhất thuộc về bức ảnh tư liệu ghi lại cảnh cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) đang giao phối do nhiếp ảnh gia Jason Edwards thực hiện. Đây là bức ảnh đầu đầu tiên ghi lại cảnh cá voi lưng gù giao phối. Tác giả cho biết những con cá voi lưng gù đực phải chiến đấu với nhau trong vài giờ và con giành chiến thắng sẽ được quyền giao phối với cá voi cái.
Bức ảnh ghi lại cảnh một con cá Hoàng đế học đỏ (Lethrinus miniatus) được thả về thiên nhiên sau khi được cấy ghép thẻ sóng âm của nhiếp ảnh gia Dave Abdo được trao giải nhì trong cuộc thi năm nay. Bức ảnh được chụp tại khu bảo tồn rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi hòn đảo Heron.
Nhiếp ảnh gia Peter Ward được trao giải ba với bức ảnh ghi lại khoảng khắc Mặt trời hoạt động mạnh nhất trong chu kỳ 11 năm. Bức ảnh với độ phân giải cao cho thấy lửa bùng phát và các vệt đen trên bề mặt của Mặt trời.
Con ruồi này được bảo quản trong hổ phách Baltic có niên đại cách đây khoảng 40 triệu năm. Đây là hổ phách nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: Scott Ginn
Bức hình này cho thấy loài loài bọ que đang có nguy cơ tuyệt chủng trên đảo Lord Howe có tên khoa học là (Dryococelus australis), đang chui ra từ trứng sau 6 tháng ấp tại vườn thú Melbourne, Australia. Tác giả của bức ảnh phải kiên nhẫn chờ trong nhiều tuần để ghi lại khoảng khắc này. Ảnh: Rohan Cleave.
Tôm bọ ngựa (Odontodactylus scyllarus) sở hữu một trong những hệ thống thị giác phức tạp nhất trong thế giới đại dương. Lưng của chúng có màu xanh ngọc như lông công, với các chân có màu da cam và mai trước có những đốm giống đốm của loài báo. Ảnh: Gary Granitch.
Chuồn chuồn cỏ xanh (Chrysopa sp) đậu trên một cành cây. Hiệu ứng ảnh sáng giúp cặp cánh mỏng manh của chuồn chuồn nổi bật trên nền đen. Ảnh: David Paul.
Một tế bào thần kinh với mảng bám beta-amyloyd - được cho là nguyên nhân cơ bản của bệnh Alzheimer. Ảnh: Linnea Rundgren.
Sâu bướm (Cyana meyricki) được bao phủ trong một lớp gai lông, tạo thành một cái lồng bảo vệ khi nó sẵn sàng để thành nhộng. Nhưng con sâu bướm đã bị một con ruồi ký sinh ăn thịt từ bên trong. Ảnh: Damon Wilder.
Hình ảnh quét dưới kính hiển vi cho thấy hạt giống Arabidopsis thaliana 6 ngày tuổi. Ảnh: Mark Talbo.
Hà Hương