thanhtruchn
Thành viên
- Tham gia
- 18/10/2018
- Bài viết
- 8
10 bí quyết dạy kỹ năng viết cho trẻ mầm non
Đây là chia sẻ của một cô giáo Mỹ đã có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp các con 5 tuổi. Cha mẹ chắc chắn sẽ học hỏi được nhiều điều hay từ 10 bí quyết dạy trẻ kỹ năng viết của cô.
Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp
Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6.
Khi nói với mọi người rằng tôi dạy trẻ mầm non, tôi thường được hỏi lại là: “Cô làm thế nào dạy được bọn nhóc vậy?”. Giờ bạn hãy hình dung dạy các bé 5 tuổi cách viết hoàn chỉnh một đoạn văn. Đúng vậy, giáo viên mầm non là những siêu nhân với năng lực lớn nhất là sự kiên trì, nhẫn nại và khả năng gập lưng suốt thời gian dài.
Sau đây là những “chiêu” dạy kỹ năng viết cho bé mà tôi tích luỹ được qua nhiều năm:
1 Dạy sự hình thành chữ cái trong văn cảnh
Đây sẽ là “một mũi tên trúng hai đích”. Trẻ mầm non cần được dạy cách tạo thành chữ cái như thế nào. Việc này có thể được thực hiện trong ngữ cảnh viết một câu. Thông thường, khi trẻ luyện viết từng chữ cái riêng lẻ, trẻ gặp khó khăn khi chuyển kỹ năng viết tay chữ cái sang viết cả câu. Hãy dạy trẻ quy tắc viết hoa, khoảng cách các chữ và dấu chấm kết câu. Đồng thời, bạn cũng nên minh hoạ cho trẻ cách viết chữ phù hợp.
2 Luyện tập đều đặn mỗi ngày
Hãy thu hút trẻ vào việc viết một cách có nghĩa ngay từ đầu. Trẻ học nói bằng cách trò chuyện. Và chúng ta biết trẻ 5 tuổi thì đã thành thạo kỹ năng đó rồi. Trẻ học viết bằng cách viết ngay cả khi đó là một chuỗi chữ cái to đùng lúc đầu hay thậm chí là những nét nghuệch ngoạc khó nhận ra. Trẻ phải bắt đầu từ một điểm nào đó. Hãy trao cho trẻ công cụ để làm quen và trở thành những người viết tự tin. Công cụ ấy chính là cho phép trẻ có thời gian để viết và vẽ mỗi ngày.
3 Từ thông dụng (Sight words)
Trẻ cần biết cách đọc và đánh vần nhiều từ thông dụng (sight words) để tạo dựng sự tự tin khi thực hành kỹ năng viết. Tôi đã dùng một bức tường chữ (word wall), các bài hát và giai điệu để dạy trẻ đánh vần từ thông dụng. Ví dụ, tôi hát từ “Like” theo giai điệu bài “It’s a Small World”. L-I-K-E, đánh vần là like… Một khi trẻ được trang bị một kho từ cơ bản để hình thành cấu trúc câu, trẻ sẽ tiến xa trên con đường viết.
4 Khích lệ những cách đánh vần tự chế
Cách đánh vần tự chế đề cập tới việc viết từ chính xác như khi trẻ bắt đầu làm quen kỹ năng viết được nghe thấy. Nếu trẻ cứ cố chỉn chu với việc đánh vần, chăm chăm sao cho thật đúng, sự sáng tạo và mạch viết sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ chỉ muốn viết các câu đơn giản thôi. Giáo viên mầm non lúc này kiêm luôn nghề thám tử. Bạn sẽ phải hiểu “I lik pesu and is kem” chính là “I like pizza and ice cream” (Con thích pizza và kem).
5 Thực hiện các bài giảng mini
Trẻ mầm non chỉ có khoảng chú ý rất ngắn. Đó là lý do tại sao ngay trước thời gian viết nhật ký, tôi đã dạy sơ qua cho trẻ một kỹ năng viết. Các bài giảng mini rất tốt để dạy về viết tường thuật, chia sẻ ý kiến, cách viết câu chủ đề và nhiều giai đoạn khác của quá trình thực hành kỹ năng viết.
6 Thử nghiệm kỹ năng viết tương tác
Thông điệp buổi sáng hay tin tức lớp học là ví dụ tốt về viết tương tác. Việc này nghĩa là giáo viên và trẻ cùng viết. Một bé sẽ thông báo một tin tức nào đó cho giáo viên. Các trẻ khác được gọi lên bảng để giúp viết ra các từ và đặt dấu chấm câu thích hợp.
7 Lựa chọn những chủ đề ý nghĩa
Trẻ mầm non rất yêu bản thân, gia đình và bạn bè. Hãy để trẻ viết về những chủ đề tự chọn trong nhật ký. Nếu trẻ viết về cùng một thứ hết lần này tới lần khác cũng không sao. Việc này rất giống bạn đọc đi đọc lại một cuốn sách mà trẻ yêu thích. Trên thực tế, bọn trẻ đang xây dựng sự tự tin cho mình.
8 Kỹ năng viết song hành kỹ năng đọc
Đọc và viết luôn đi với nhau. Trẻ có thể viết về một phần yêu thích trong câu chuyện được kể. Hoặc viết một lá thư gửi cho nhân vật trong sách. Đọc các văn bản cung cấp thông tin và vẽ rồi dán nhãn một bức tranh cũng là cách hiệu quả để kết hợp môn khoa học và nghiên cứu xã hội với viết.
9 Nhớ rằng dấu chấm câu là rất khó
Trẻ mầm non thường đặt dấu chấm ở cuối từng chữ hoặc cuối mỗi dòng. Dạy trẻ khái niệm về một suy nghĩ hoàn chỉnh, trọn vẹn không hề dễ. Bởi suy nghĩ của trẻ cứ thế tiếp nối, tiếp nối. Tôi dạy các con rằng nếu câu trẻ viết ra trả lời cho câu hỏi: “Đoán là gì nào?”, nó sẽ cần một dấu chấm.
10 Chia sẻ thật nhiều
Tạo điều kiện cho trẻ mầm non chia sẻ bài viết của mình với các bạn. Trẻ càng có nhiều cơ hội thể hiện bản thân, trẻ càng giảm khả năng hợp tác hơn khi học, bao gồm các môn khác ngoài viết.
Dạy trẻ mầm non kỹ năng viết không dành cho những ai dễ nản lòng. Hãy tận hưởng những cách đánh vần kỳ lạ. Những suy nghĩ hài hước. Và sự hào hứng hồn nhiên. Tất cả sẽ góp phần giúp những em bé non nớt của bạn trở thành những cây bút thuần thục và yêu viết cả đời.
Theo We Are Teachers
Đây là chia sẻ của một cô giáo Mỹ đã có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp các con 5 tuổi. Cha mẹ chắc chắn sẽ học hỏi được nhiều điều hay từ 10 bí quyết dạy trẻ kỹ năng viết của cô.
Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp
Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6.
Khi nói với mọi người rằng tôi dạy trẻ mầm non, tôi thường được hỏi lại là: “Cô làm thế nào dạy được bọn nhóc vậy?”. Giờ bạn hãy hình dung dạy các bé 5 tuổi cách viết hoàn chỉnh một đoạn văn. Đúng vậy, giáo viên mầm non là những siêu nhân với năng lực lớn nhất là sự kiên trì, nhẫn nại và khả năng gập lưng suốt thời gian dài.
Sau đây là những “chiêu” dạy kỹ năng viết cho bé mà tôi tích luỹ được qua nhiều năm:
1 Dạy sự hình thành chữ cái trong văn cảnh
Đây sẽ là “một mũi tên trúng hai đích”. Trẻ mầm non cần được dạy cách tạo thành chữ cái như thế nào. Việc này có thể được thực hiện trong ngữ cảnh viết một câu. Thông thường, khi trẻ luyện viết từng chữ cái riêng lẻ, trẻ gặp khó khăn khi chuyển kỹ năng viết tay chữ cái sang viết cả câu. Hãy dạy trẻ quy tắc viết hoa, khoảng cách các chữ và dấu chấm kết câu. Đồng thời, bạn cũng nên minh hoạ cho trẻ cách viết chữ phù hợp.
2 Luyện tập đều đặn mỗi ngày
Hãy thu hút trẻ vào việc viết một cách có nghĩa ngay từ đầu. Trẻ học nói bằng cách trò chuyện. Và chúng ta biết trẻ 5 tuổi thì đã thành thạo kỹ năng đó rồi. Trẻ học viết bằng cách viết ngay cả khi đó là một chuỗi chữ cái to đùng lúc đầu hay thậm chí là những nét nghuệch ngoạc khó nhận ra. Trẻ phải bắt đầu từ một điểm nào đó. Hãy trao cho trẻ công cụ để làm quen và trở thành những người viết tự tin. Công cụ ấy chính là cho phép trẻ có thời gian để viết và vẽ mỗi ngày.
3 Từ thông dụng (Sight words)
Trẻ cần biết cách đọc và đánh vần nhiều từ thông dụng (sight words) để tạo dựng sự tự tin khi thực hành kỹ năng viết. Tôi đã dùng một bức tường chữ (word wall), các bài hát và giai điệu để dạy trẻ đánh vần từ thông dụng. Ví dụ, tôi hát từ “Like” theo giai điệu bài “It’s a Small World”. L-I-K-E, đánh vần là like… Một khi trẻ được trang bị một kho từ cơ bản để hình thành cấu trúc câu, trẻ sẽ tiến xa trên con đường viết.
4 Khích lệ những cách đánh vần tự chế
Cách đánh vần tự chế đề cập tới việc viết từ chính xác như khi trẻ bắt đầu làm quen kỹ năng viết được nghe thấy. Nếu trẻ cứ cố chỉn chu với việc đánh vần, chăm chăm sao cho thật đúng, sự sáng tạo và mạch viết sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ chỉ muốn viết các câu đơn giản thôi. Giáo viên mầm non lúc này kiêm luôn nghề thám tử. Bạn sẽ phải hiểu “I lik pesu and is kem” chính là “I like pizza and ice cream” (Con thích pizza và kem).
5 Thực hiện các bài giảng mini
Trẻ mầm non chỉ có khoảng chú ý rất ngắn. Đó là lý do tại sao ngay trước thời gian viết nhật ký, tôi đã dạy sơ qua cho trẻ một kỹ năng viết. Các bài giảng mini rất tốt để dạy về viết tường thuật, chia sẻ ý kiến, cách viết câu chủ đề và nhiều giai đoạn khác của quá trình thực hành kỹ năng viết.
6 Thử nghiệm kỹ năng viết tương tác
Thông điệp buổi sáng hay tin tức lớp học là ví dụ tốt về viết tương tác. Việc này nghĩa là giáo viên và trẻ cùng viết. Một bé sẽ thông báo một tin tức nào đó cho giáo viên. Các trẻ khác được gọi lên bảng để giúp viết ra các từ và đặt dấu chấm câu thích hợp.
7 Lựa chọn những chủ đề ý nghĩa
Trẻ mầm non rất yêu bản thân, gia đình và bạn bè. Hãy để trẻ viết về những chủ đề tự chọn trong nhật ký. Nếu trẻ viết về cùng một thứ hết lần này tới lần khác cũng không sao. Việc này rất giống bạn đọc đi đọc lại một cuốn sách mà trẻ yêu thích. Trên thực tế, bọn trẻ đang xây dựng sự tự tin cho mình.
8 Kỹ năng viết song hành kỹ năng đọc
Đọc và viết luôn đi với nhau. Trẻ có thể viết về một phần yêu thích trong câu chuyện được kể. Hoặc viết một lá thư gửi cho nhân vật trong sách. Đọc các văn bản cung cấp thông tin và vẽ rồi dán nhãn một bức tranh cũng là cách hiệu quả để kết hợp môn khoa học và nghiên cứu xã hội với viết.
9 Nhớ rằng dấu chấm câu là rất khó
Trẻ mầm non thường đặt dấu chấm ở cuối từng chữ hoặc cuối mỗi dòng. Dạy trẻ khái niệm về một suy nghĩ hoàn chỉnh, trọn vẹn không hề dễ. Bởi suy nghĩ của trẻ cứ thế tiếp nối, tiếp nối. Tôi dạy các con rằng nếu câu trẻ viết ra trả lời cho câu hỏi: “Đoán là gì nào?”, nó sẽ cần một dấu chấm.
10 Chia sẻ thật nhiều
Tạo điều kiện cho trẻ mầm non chia sẻ bài viết của mình với các bạn. Trẻ càng có nhiều cơ hội thể hiện bản thân, trẻ càng giảm khả năng hợp tác hơn khi học, bao gồm các môn khác ngoài viết.
Dạy trẻ mầm non kỹ năng viết không dành cho những ai dễ nản lòng. Hãy tận hưởng những cách đánh vần kỳ lạ. Những suy nghĩ hài hước. Và sự hào hứng hồn nhiên. Tất cả sẽ góp phần giúp những em bé non nớt của bạn trở thành những cây bút thuần thục và yêu viết cả đời.
Theo We Are Teachers