Bài dự thi "Góc nhìn Môi trường"

Duonglt020392

Thành viên
Tham gia
10/5/2011
Bài viết
16
Tên: Lê Tiến Dương

Chủ đề: tổng quan về rác thải
Ý nghĩa: Giúp mọi người hiểu rõ một vài vấn đề
Nguồn: Ảnh trên GoogLE, phần I lấy từ: https://dictionary.bachkhoatoanthu....JvdXBpZD0ma2luZD1zdGFydCZrZXl3b3JkPXI=&page=1








I/ Định nghĩa, phân loại rác thải:
Rác thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác của sinh vật. Rác thải có rất nhiều dạng như: rắn, lỏng, khí. Có nhiều cách phân loại rác thải nhưng chủ yếu là:
1/ Rác thải công nghiệp: Tất cả các loại vật liệu, hoá chất, đồ vật được tạo thành không theo ý muốn trong các quá trình sản xuất công nghiệp.
2/ Rác thải sinh hoạt: Tất cả các loại chất, vật liệu, đồ vật đã qua sử dụng và không còn giá trị sử dụng từ các hoạt động sống của con người như ăn, ở, vui chơi, giải trí, các loại vật liệu dùng làm túi bao gói…
3/ Rác thải bệnh viện: Tất cả các loại rác thải được tạo ra trong các quá trình chẩn đoán, chữa trị và tiêm chủng miễn dịch cho người và động vật như các loại hộp, kim tiêm, gạc, bông, vật liệu bao gói và các loại mô động vật.
4/ Rác thải phóng xạ: Các loại chất phóng xạ được tạo ra trong các nhà máy điện nguyên tử, các quá trình có liên quan đến năng lượng nguyên tử mà con người không thể kiểm soát được.

f_16613.file



II/ Thực trạng hiện nay ở nước ta:
Đã có sự sống là phải có rác thải. Đây là 1 phần tất yếu của cuộc sống. Mình đã từng nghĩ thế này: từ xưa, rác chỉ là “rác” đơn thuần, sau này con người mới ghép thêm chữ ”thải” vào đằng sau. Chính vì sự xả rác bừa bãi của con người mà Trái Đất của chúng ta mới bị “khủng hoảng Môi Trường” như ngày hôm nay.
Theo 1 nghiên cứu nhỏ thì hầu hết mọi người đều cho rằng:” Môi trường có khả năng tự phân hủy rác!”. Nhưng họ không hề biết là Môi trường chỉ có khả năng phân hủy rác ở 1 giới hạn. Đây có thể được xem là cách giải thích chính xác nhất cho hành động xả rác bừa bãi của con người. Lâu dần, hành động” xả rác tại chỗ” đã trở thành 1 phản xạ tự nhiên của con người.
Ngày nay, đi đến đâu, ta cũng thấy được sự hiện diện của rác. Đặc biệt nếu mọi người để ý thì chỗ nào có câu:” CẤM ĐỔ RÁC”, thì chỗ đó thường là nơi chứa rác.
Đối với các nhà máy, xí nghiệp thì việc kiếm lợi nhuận luôn được ưu tiên số 1, chính vì vậy họ luôn xem nhẹ khâu xử lý khi đưa ra Môi trường. Lý do mà họ làm như vậy cũng dể hiểu thôi, Việt Nam chúng ta chưa hề làm được 1 công nghệ tiên tiến nào, chúng ta toàn đi mua công nghệ của nước ngoài, mà nếu như thế thì giá thành đầu tư sẽ cao, dẫn tới giá bán ra sẽ cao, sẽ không cạnh tranh được,…. Nói ngành Khoa học- Công nghệ Môi trường nước ta yếu cũng không đúng, vì đã có những dự án xử lí rác thải ở quy mô nhỏ rất thành công, nhưng khổ 1 nỗi, khi đi tìm nhà đầu tư thì lại không thấy đâu. Vì thế tất cả những lý thuyết đó không thể áp dụng được.
Mọi người hay đặt ra câu hỏi:” Tại sao ở nước ngoài, dân số cao gấp mấy lần nước ta, vậy mà họ lại có thể xử lý được hết số rác khổng lồ ấy???” Mình xin dựa vào kiến thức đã học mà trả lời rằng: Ở nước ngoài, bất cứ thứ đồ gì có thể làm RÁC thì họ đều có thu PHÍ Môi trường. Ví dụ, 1 hộp bánh vỏ nhựa có số tiền bán ra là 10 ngàn thì trong đó 4 ngàn sẽ được gửi đến nhà máy xử lý nhựa. Đó chính là lý do mà ở nước ngoài mới có vốn để xây dựng những nhà máy tái chế rác khổng lồ có tuổi thọ hơn 80 năm. Nhìn lại nước ta, nếu nước ta cũng thu phí Môi trường như nước ngoài thì liệu vấn đề có được giải quyết? Câu trả lời là KHÔNG , vì có 2 lý do. Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta rất thấp, tiền nuôi sống gia đình còn không đủ, huống chi lại còn phải nộp thuế Môi trường; và giả sử việc thu thuế có thành công thì cũng đã quá muộn rồi.( ở nước ngoài nó đã tính đến việc này từ lâu rồi, còn ở nuóc ta thì …)
2 thực trạng trên cho ta nhiều suy nghĩ, nếu ai tinh ý thì sẽ nhận ra. Khởi nguồn của việc đó chính là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng và 1 phần khác là do người Việt Nam ta “lách luật” quá giỏi.
Nước ta chỉ mới coi trọng vấn đề Môi Trường vài năm trở lại đây. Sau khi Nhà Nước ta thắt chặt luật, đã có biết bao vụ việc được phơi bày, như là vụ nhà máy Bột ngọt Vedan,…
III/ Cách giải quyết theo suy nghĩ cá nhân:
Người xưa có câu” Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, vì vậy thay đổi được suy nghĩ của người lớn có thể là bất khả thi. Vậy nên ta hãy thay đổi suy nghĩ của tầng lớp trẻ_ là thế hệ tương lai của chúng ta. Chúng ta có thể tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em học sinh cấp 1 ( Sinh hoạt ngoại khóa ở nước ta chưa được thống nhất, nơi có, nơi không), các em cón nhỏ nên sẽ thật khó chịu khi bị bắt ngồi 1 chỗ mà nghe “ giảng đạo” ( Như bắt chúng ta ngồi nghe môn Lý Luận Mác-Lênin vậy), thay vào đó, ta sẽ tổ chức trò chơi có lien quan tới bảo vệ Môi Trường. Có 1 điều không thể thiếu, đó là hãy dặn tụi nhỏ về nhà kể lại những gì đã được học trong buổi ngoại khóa cho phụ huynh nghe. Tính tuyên truyền sẽ cao hơn nhiều đúng không nào!
Cách trên là cách giải quyết lâu dài, còn cách giải quyết trước mắt đối với những bãi rác đang ngày ngày hiện hữu xung quanh chúng ta thì chỉ có cách huy động lực lượng đi dọn và phải tuyên truyền không xả rác bừa bãi nữa mà thôi. Điều này nghe có vẻ khó thực hiện, nhưng nếu có 1 nhóm chịu đứng ra tổ chức 1 hoạt động có sắp xếp kỹ lưỡng thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều! Mình xin đưa ra 1 ví dụ, Đoàn Thanh Niên hay có tổ chức cho Đoàn viên Thanh niên của mình đi hoạt động vì Môi Trường bằng hoạt động dọn rác tại 1 khu vực nào đó. Mình đã từng tham gia 2 lần. Số người có mặt ở đó lên tới hàng trăm người. 1 bờ sông ngập tràn bởi rác, chỉ sau 3 tiếng làm việc, bãi rác đã được dọn dẹp khá sạch sẽ.
IV/ Kết luận:
Có 2 câu mà thầy trưởng khoa mình có nói mà mình nghĩ là rất nhiều ý nghĩa. Đó là:” Khi nào bộ máy quản lý nước ta chặt chẽ hơn thì khi đó nước ta sẽ có bộ mặt sạch sẽ hơn bây giờ” và” Các em học Môi trường ra, liệu các em có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm hiện nay???”, “ Câu trả lời là không thể các em à, cái mà chúng ta có thể làm, đó là làm chậm lại 1 cái chết đã được báo trước mà thôi”…






 
cám ơn bạn đã tham gia, lưu ý với bạn là lần sau gửi bài dự thi vào pic dự thi.
như vậy để BGK có thể theo dõi và chậm bài của bạn!
không nên lập pic gửi bài thế này!
 
cám ơn bạn đã tham gia, lưu ý với bạn là lần sau gửi bài dự thi vào pic dự thi.
như vậy để BGK có thể theo dõi và chậm bài của bạn!
không nên lập pic gửi bài thế này!
Mình xin lỗi! Thật sự là mình vào trang post bài để viết, nhưng sao nó lại tự tạo 1 topic như thế này mình cũng không rõ( Có lẽ khuya quá, buồn ngủ nên ấn nhầm cái gì đó :">:KSV@08:) . Nếu bạn có quyền chuyển bài thì chuyển qua trang kia dùm mình nha! Hì hì, lần sau mình sẽ rút kinh nghiệm!:KSV@09:
 
Mình xin bổ sung tí xíu. Bài này là do mình tự viết, có tham khảo từ nguồn mà mình đã đưa link ở trên nhé! :KSV@09:
 
đưa link ồi đóa a h2
hj bạn vít hay lém típ tục pát huy nhé :D
 
×
Quay lại
Top Bottom