Nhắc đến người Hà Nội kiêu bạc ta nhớ đến hình ảnh của anh Nhật Tân trong chuyện “Sống mãi với thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng. Thanh niên Hà Nội hào hoa biết nhảy đầm, lái ô tô và đương nhiên bắn tiếng Pháp pằng pằng… Anh Nhật Tân luôn áo khoác “ra-gờ-lăng” lòe xòe, mũ phớt như sau này chú kỹ sư Robert Nguyễn Thành Luân trong “Ván bài lật ngửa” mặt mũi căng thẳng đi trong rừng cao su, húc cả vào mạng nhện…
Theo truyền thuyết kể lại, thì người Hà Nội đầu thế kỷ là dân các làng kéo lên, nên cứ là tập trung vào một khu vực để cùng sinh sống, làm ăn. “Buôn có bạn, bán có phường” nay toàn dân cùng làng lên, tình làng nghĩa xóm còn nguyên nay còn có yếu tố “tương trợ kinh tế” thì hay quá chứ sao. Hồi cách đây hơn hai chục năm, xuống Hải Phòng thấy lạ lắm, vì cửa hàng bán cả dây thừng, lợn đất lẫn linh kiện điện tử. Hà Nội thì chuyên biệt hơn – chỉ có Chợ Giời Hà Nội là giống khu Tân Thành, Dân Sinh trong Sài Gòn chút chút thôi, còn thì vẫn tập trung thành khu phố. Về sau có những khu hình thành rất thú vị, như Hàng Bồ thôi bán bồ, mà bán kim chỉ đồ khâu, Lương Văn Can thôi không bán can (can đựng nước hay can để chống nhỉ, he he) mà chuyển sang bán đồ chơi Trung Quốc, Trần Nhân Tông thôi bán dép tông, chuyển kinh doanh quần áo, còn Hàng Dầu, lại lôi món dép tông về buôn bán. Lại cái anh Hàng Da, bị chú hàng xóm Hà Trung “trấn” mất nghề đồ da. Còn Hàng Cháo tuyệt nhiên không bán cháo, mà bây giờ lên đó mua khoan, mua máy mài, mũi khoan lưỡi cắt đủ cả…
Theo mình hiểu qua lời kể của người lớn, thì dân hàng phố thường làm nghề luôn, nên sống với nhau có tình, cũng là thêm tình đồng nghiệp nữa. Ngày xưa đi lại xa xôi cách trở, lại di cư làng xóm cứ là kéo cả nhà, cả thôn lên, nên cũng ít “về quê”. Người thị dân Hà Nội thì cũng dễ sống, vì trung tâm buôn bán sầm uất, chốn phồn hoa đô hội, làm gì mà chẳng sống được – tuy không phải ai cũng giàu có. Tuy nhiên, vì cái “chất Hà Nội” chẳng lẫn đi đâu được trong đi đứng ăn uống nói năng… chừng mực, từ tốn; có vẻ e dè và hơi khép kín, do đó mang tiếng kiêu bạc chăng.
Theo truyền thuyết kể lại, thì người Hà Nội đầu thế kỷ là dân các làng kéo lên, nên cứ là tập trung vào một khu vực để cùng sinh sống, làm ăn. “Buôn có bạn, bán có phường” nay toàn dân cùng làng lên, tình làng nghĩa xóm còn nguyên nay còn có yếu tố “tương trợ kinh tế” thì hay quá chứ sao. Hồi cách đây hơn hai chục năm, xuống Hải Phòng thấy lạ lắm, vì cửa hàng bán cả dây thừng, lợn đất lẫn linh kiện điện tử. Hà Nội thì chuyên biệt hơn – chỉ có Chợ Giời Hà Nội là giống khu Tân Thành, Dân Sinh trong Sài Gòn chút chút thôi, còn thì vẫn tập trung thành khu phố. Về sau có những khu hình thành rất thú vị, như Hàng Bồ thôi bán bồ, mà bán kim chỉ đồ khâu, Lương Văn Can thôi không bán can (can đựng nước hay can để chống nhỉ, he he) mà chuyển sang bán đồ chơi Trung Quốc, Trần Nhân Tông thôi bán dép tông, chuyển kinh doanh quần áo, còn Hàng Dầu, lại lôi món dép tông về buôn bán. Lại cái anh Hàng Da, bị chú hàng xóm Hà Trung “trấn” mất nghề đồ da. Còn Hàng Cháo tuyệt nhiên không bán cháo, mà bây giờ lên đó mua khoan, mua máy mài, mũi khoan lưỡi cắt đủ cả…
Theo mình hiểu qua lời kể của người lớn, thì dân hàng phố thường làm nghề luôn, nên sống với nhau có tình, cũng là thêm tình đồng nghiệp nữa. Ngày xưa đi lại xa xôi cách trở, lại di cư làng xóm cứ là kéo cả nhà, cả thôn lên, nên cũng ít “về quê”. Người thị dân Hà Nội thì cũng dễ sống, vì trung tâm buôn bán sầm uất, chốn phồn hoa đô hội, làm gì mà chẳng sống được – tuy không phải ai cũng giàu có. Tuy nhiên, vì cái “chất Hà Nội” chẳng lẫn đi đâu được trong đi đứng ăn uống nói năng… chừng mực, từ tốn; có vẻ e dè và hơi khép kín, do đó mang tiếng kiêu bạc chăng.