Thành công và thất bại, tưởng như là hai khía cạnh đối lập, nhưng lại luôn song hành cùng nhau. Biết vươn lên sau thất bại chính là một loại thành công, còn sau khi thành công mà dễ dàng buông bỏ thì đó chính là thất bại.
Tôi có một anh bạn, sau khi biết mình thi trượt đại học, đã tự tử. Tất cả mọi người thân bên cạnh, cả bạn bè thầy cô đều bàng hoàng. Căn bản không phải vì bởi anh ấy kém cỏi, mà bởi vì anh ấy chịu thua bản thân mình, chịu thua cả những vấp váp đầu đời, chịu thua cả những ánh mắt từ những người khác.
Khi đó, thất bại đã chi phối toàn bộ sinh mệnh. Và thành công đột nhiên chính là điều quyết định việc con người ta có thể sống, còn thất bại lại khiến người ta mất dần lý do để sống. Những nỗi lo ngại về thất bại và thành công lớn dần, để rồi có những cái chết như thế!
Người ta vẫn băn khoăn mọi nỗi thành công hoặc thất bại trong cuộc đời mình. Có người lấy đó làm thành tích, cũng có người lấy đó làm niềm vui, có người lấy đó để tự mãn, cũng có người coi đó chỉ là những niềm vui nhỏ nhặt, để nó không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống.
Thật ra, thành công hay thất bại chỉ là một phần nhỏ của cuộc sống, chứ không phải giữ vai trò quyết định toàn bộ cuộc sống. Có biết bao thứ quan trọng hơn, chỉ tiếc là thái độ của mọi người dành cho nó khác nhau. Đến độ, nó sắp trở thành chuẩn mực quyết định giá trị con người mất rồi!
Nhưng bạn biết không, chúng ta làm gì có thể sống hai lần? Tại sao chúng ta luôn lãng phí cuộc đời tiêu xài vào cảm giác thắng thua. Thành công hay thất bại âu cũng chỉ là một cái đích để phấn đấu, chứ không phải là cái để bạn sẵn sàng mang tính mạng hay cả cuộc đời để đánh đổi.
Ảnh: Trịnh Huy Hùng (FB)
Bởi vì sẽ có lúc bạn nhận ra, chúng không phải là toàn bộ cuộc đời mình.
Cuộc đời mỗi người có rất nhiều giá trị, cũng có rất nhiều lý do để bạn sống, và cảm thấy hạnh phúc, chứ không nhất thiết phải mãi chìm đắm trong thành công và thất bại, để rồi bị nó chi phối hoàn toàn.
Bạn không thể vì hôm nay thất bại một lần mà từ bỏ toàn bộ cuộc đời mình, cũng không thể vì thành công đến quá dễ mà tự cho rằng mình hơn người khác. Đừng khiến chúng điều khiển cuộc đời bạn, mà hãy tìm cách điều khiển chúng theo ý mình.
Thành công và thất bại, tưởng như là hai khía cạnh đối lập, nhưng lại luôn song hành cùng nhau. Biết vươn lên sau thất bại chính là một loại thành công, còn sau khi thành công mà dễ dàng buông bỏ thì đó chính là thất bại.
Nhưng, cũng xin đừng vì thế mà lãng phí toàn bộ cuộc sống của mình bởi thành công hay thất bại, cuộc sống có nhiều thứ quý giá hơn nhiều, đâu chỉ có tranh đấu, đâu chỉ có hơn thua. Có người phấn đấu cả đời chỉ để thăng tiến, cũng có người phấn đấu cả đời chỉ để làm được những điều mình thích, hoặc yên lặng, kiên trì tiến gần đến với ước mơ.
Đôi khi chúng ta luôn tự hỏi, hạnh phúc trong cuộc đời mình là gì, nhiều người sẽ trả lời là thành công, là có một người yêu thương mình hết mực, có một gia đình vững chãi để an toàn trở về. Thế nhưng có một đáp án vô cùng giản đơn, hạnh phúc là chỉ cần được sống, và cảm thấy hạnh phúc mà thôi.
Là lúc vấp ngã, đơn giản là biết đứng dậy, lúc đạt được ước mơ thì mỉm cười thanh thản. Lúc được yêu thương thì phải trân trọng yêu thương. Lúc cho đi yêu thương, cũng đừng nghĩ nhiều đến chuyện trả lại. Chỉ cần mọi thứ được nâng lên trân trọng trong tim, sẽ là lúc bạn nhận ra, tất thảy điều cần làm nhất trong đời là gì.
Thành công thì thế nào, thất bại thì đã sao?
Chẳng sao cả, thành công thì tiếp tục phấn đấu để thành công, thất bại thì lấy dũng khí để làm lại. Coi mọi chuyện nhẹ nhàng hơn, không phải cuộc đời sẽ tốt hơn sao?
Thái độ sống quyết định rất nhiều đến tâm trạng khi sống. Chỉ cần cảm thấy sống tốt, như vậy đã là thành công lớn nhất rồi.
Đừng mãi chìm đắm trong nỗi buồn thất bại, cũng đừng sợ người khác cho rằng bạn kém cỏi. Nói với họ rằng, thành công của tôi chỉ là đến muộn hơn mà thôi!
Ai nói với bạn, cuộc đời chỉ cần trải qua một lần thành công, một lần thất bại?
Rất nhiều, thế nên hãy lấy dũng khí để đối diện, đừng trốn tránh, cũng đừng sợ hãi. Đôi ba lần vấp váp, đôi ba lần thất bại, là sẽ có một lần thành công thôi.
Mà thành công khi ấy, còn có giá trị hơn rất nhiều lần. Bạn có dám tin không?