Phát triển tứ vô lượng tâm: Từ - Bi - Hỷ - Xả.
Tam học: Giới - Định - Tuệ.
Lục độ: Bố thí - Trì giới - Nhẫn nhục - Tinh tấn - Thiền Định - Trí tuệ.
1, Niềm tin
Một lần đang đi khất thực ngang qua cánh đồng ở làng Ekanala, Phật và các vị khất sĩ bị một nông dân chặn đường. Nông dân này tên là Bharadvaja. Ông là một nhà triệu phú. Ông có hàng ngàn mẫu ruộng. Đây là mùa cày ruộng, ông đang đốc thúc dân cày đi cày. Có hàng trăm người đang cày ruộng cho ông trong ngày hôm đó. Chận đường Phật và các vị khất sĩ, ông nói:
- Chúng tôi là nông dân, chúng tôi phải cày sâu cuốc bẫm, gieo trồng, bỏ phân, chăm bón và gặt hái mới có được gạo ăn. Còn các vị không làm gì cả, không sản xuất gì hết mà các vị cũng ăn. Các vị không có lợi ích gì cho đời cả. Các vị không cày, không cuốc, không gieo trồng, không bỏ phân, không chăm bón, không gặt hái…
Phật bảo Bharadvaja:
- Có chứ, chúng tôi cũng có cày, cuốc, gieo trồng, bỏ phân, chăm bón và gặt hái.
- Cày của quý vị đâu, cuốc của quý vị đâu, bò của các vị đâu, hạt giống của các vị đâu? Các vị chăm bón cái gì, săn sóc cái gì, gặt hái cái gì?
Phật nói:
- Hạt giống chúng tôi là niềm tin. Đất của chúng tôi là chân tâm. Cày của chúng tôi là chánh niệm. Bò của chúng tôi là sự tinh tiến. Mùa màng của chúng tôi là sự hiểu biết và thương yêu. Điền chủ! Nếu không có niềm tin, sự hiểu biết và lòng thương yêu thì cuộc đời sẽ khô cằn và đau khổ lắm. Chúng tôi cũng gieo trồng và cũng gặt hái như điền chủ.
Vị chủ ruộng rất thích thú được nghe lời Phật nói. Ông truyền gia nhân đem thức ăn trưa dành cho ông ta tới để cúng dường Phật. Thức ăn là cơm gạo thơm nấu với sữa. Phật từ chối.
Người nói:
- Tôi thuyết pháp không phải với mục đích là được cúng dường. Các vị khất sĩ không đánh đổi giáo pháp với phẩm vật cúng dường. Nếu điền chủ muốn cúng dường, xin để đến hôm khác.
2, Chửi mắng và lời dạy của đức Phật
Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
- Cù-đàm có điếc không?
…
- Ta không điếc.
- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai.
- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
=> Đọc xong truyện 2 chúng ta rút ra được những gì???
* Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun.
* Có một chi tiết mà có lẽ ít người để ý, đó là “Ta không điếc!“. Không điếc, tức là vẫn nghe được, nhưng Ngài không thọ nhận. Phải có trí tuệ và lòng từ bi, hãy biết trả lời đúng lúc đúng chỗ, trả lời khi cần thiết giúp cho người khác có thể nhận ra được đúng sai. Giúp họ sống tốt hơn, đó là cách trọn vẹ "tu". Và chắc chắn một điều răng, nếu bạn làm điều đó. Bạn sẽ cảm thấy thanh thản thật sự, vì bạn không chỉ tạo được sự an vui cho chính mình mà còn tạo được sự an vui cho người khác.
3, Nhẫn trong dòng đời
4, Bình đẳng
Ca Chiên Diên theo đức Phật, (ngài là 1 trong 10 vị đại dệ tử của Phật) tuyên bố chủ trương “Bình đẳng giữa 4 chủng tộc”. Điều ấy khiến những người thuộc dòng dõi Bà la môn vốn tự coi mình là cao quý nhất không chịu được.
Vì vậy, hễ gặp cơ hội họ liền tìm Ca Chiên Diên chất vấn, họ nghĩ rằng, không triệt hạ Ca Chiên Diên thì các Bà la môn từ nay không cất đầu lên nổi.
Tuy nhiên, nổi tiếng là người thông minh, tài trí và giỏi biện luận, Ca Chiên Diên khiến những người tìm tới chất vấn mình nhanh chóng phải khâm phục dù đó có là người quyền uy thế nào trong giới Bà la môn.
Chuyện kể rằng, 1 hôm, khi Ca Chiên Diên đang ở nước Ba la nại cùng với các tỳ kheo học thọ thực trong trai đường thì có 1 Bà la môn, thuộc hàng trưởng thượng tìm tới khiêu chiến.
Lão Bà la môn chống gậy bước vào, không nói không rằng đứng bên cạnh chỗ Ca Chiên Diên ngồi, ý ông ta tưởng rằng: Ông ta là bậc trưởng thượng, Ca Chiên Diên thấy ông ta đến thì phải sẽ đứng dậy nhường chỗ ngồi.
Tuy nhiên, ngoài ý dự đoán của lão, Ca Chiên Diên chẳng thèm nhìn đến ông, lão Bà la môn đợi hồi lâu bèn nổi giận, lớn tiếng trách: “Các ngươi là giống gì?
Đối với người già cả như ta tại sao không đứng dậy nhường ghế ngồi?” Các tỳ kheo có mặt tại trai đường sợ quá, nhiều người còn định đứng lên nhường chỗ cho lão Bà la môn ngồi.
Tuy nhiên, Ca Chiên Diên thì vẫn không nao núng chút nào. Ông quay mặt nói với lão Bà la môn nọ: “Ông là người nào mà đến đây lớn tiếng ầm ĩ? Chúng tô có phép cung kính của chúng tô, nhưng mà ở đây không có ai là trưởng thượng và tiền bối”.
Lão đạo sĩ Bà la môn nổi giận, quơ gậy chỉ vào cái đầu bạc của mình, nộ khí xung thiên la lên: “Già cả như lão đây không phải là trưởng thượng hả? Không đáng cho người cung kính hả?”
“Ông ấy à? Ông không đáng gọi là già lão, cũng không đáng nhận sự cung kính của chúng tôi!”, Ca Chiên Diên nói một cách mỉa mai.
“Tại sao ngươi khinh thường người khác quá vậy?”, lão Bà la môn nổi giận lôi đình, lấy gậy chỉ trỏ Ca Chiên Diên. Đối lại, Ca Chiên Diên rất điềm tĩnh, từ tốn nói:
“Tôi thấy cử chỉ và lời nói của ông thô lỗ như thế, tôi mới nói ông không đáng gọi là người lớn, không đáng cho người ta kính trọng.
Đừng kể là Bà la môn, dẫu cho 80, 90 tuổi, tóc bạc răng rụng mà không chân chính tu đạo, đắm chìm trong trần sắc, không bỏ được phiền não, tham sân tật đố, người đó chỉ đáng gọi là thiếu niên.
Như các người tuổi trẻ 20 quanh đây, da dẻ còn tươi nhuận, đầu tóc đen nhánh, nhưng họ đã thoát khỏi sự trói buộc của ái dục, không còn tham cầu nơi thế gian, không có chút xíu ý niệm bất bình sân hận.
Được như vậy, chúng ta mới gọi người đó là bậc trưởng thượng, là bậc lão túc, đáng được tất cả chúng ta cung kính”. Lão Bà la môn nghe nói xong, chẳng biết trả lời lại thế nào, làm thinh đi ra.
Khuất phục 1 Bà la môn râu bạc, danh tiếng Ca Chiên Diên càng lớn, nhưng cũng từ đó, Ca Chiên Diên càng không có ngày nào được yên, bởi các giáo đồ Bà la môn càng không thể tha thứ cho ông.
1 hôm, lại có 1 Bà la môn khác, rất giỏi biện luận, nghe nói Ca Chiên Diên đối với Bà la môn lão niên của họ chẳng những không cung kính mà còn bắt bẻ lại, ông Bà la môn này rất tức giận, từ xứ Câu thi ni la ở phía Bắc xa xôi hỏi thăm tìm đến chỗ của Ca Chiên Diên tại thành Ba la nại để khiêu chiến.
Vừa tới nơi ông ta đã kêu đích danh Ca Chiên Diên mà hỏi: “Ca Chiên Diên! Tôi nghe người ta nói, Ca Chiên Diên là gốc Bà la môn, nay cải giáo làm sa môn (hòa thượng), có phải vậy chăng?”
“Đúng vậy, ông xem tôi đang đắp ca sa đây”, Ca Chiên Diên bình tĩnh đáp lời.
“Người phản bội tín ngưỡng của mình, lỗi nhiều ít?”, ông lão Bà la môn nọ chất vấn.
“Từ bỏ tín ngưỡng tà chấp kia đi theo đạo lý quang minh chính tín này, không có lỗi gì cả!”, Ca Chiên Diên trả lời rất đanh thép.
“Trong giới Bà la môn ông chẳng phải là hạng người vô danh tiểu tốt, ông đã từng nghiên cứu tinh thâm pháp điển của Bà la môn chúng ta, nay ông cải giáo theo Phật, chuyện đó chưa thể bỏ qua, mà ta còn nghe đồn ông hay giảng thuyết Phật pháp cho các Bà la môn để rủ rê họ theo mình, hành động ấy thật là vô lễ”, ông lão Bà la môn vẫn không thôi cật vấn.
“Người đã đi qua, chỉ lại cho bạn đồng hành những chỗ lầm lạc của đoạn đường cũ, đó là lời dạy từ bi của đức Phật”, Ca Chiên Diên điềm tĩnh đáp.
Được coi là 1 người giỏi ăn nói, thế nhưng gặp phải Ca Chiên Diên, ông Bà la môn này cũng chẳng làm gì được. Tuy nhiên, ông ta chưa chịu thua, nhớ đến mục đích của mình đến đây, bèn hỏi lại: “Ca Chiên Diên! Tôi lại hỏi ông điều này.
Nghe nói Ca Chiên Diên làm tỳ kheo đã không cung kính bậc trưởng thượng của Bà la môn, không đứng dậy tiếp đón cũng không mời ngồi. Nếu quả như vậy, nếu ông tự cho là các tỳ kheo, không phải người theo Bà la môn cũng không được vô lễ như vậy”.
Ca Chiên Diên thẳng thắn, chậm rãi đáp: “Ca Chiên Diên tôi từ khi quy y với Đức Phật, quả thật không cung kính phụng sự các lão túc Bà la môn, điều đó cũng hợp lý thôi, vì tôi đã chứng thánh quả. Ông đừng đem tuổi tác già trẻ mà đến đây chất vấn, lễ và pháp không thể lộn xộn được”.
Lão Bà la môn nọ nghe lời biện luận khéo léo của Ca Chiên Diên, rốt cuộc thấy đuối lý không nói thêm được lời nào nữa.
5, Lời nói hợp thời hợp pháp
Đức Thế Tôn ngự tại thành Vương Xá. Ngoại đạo Ni-kiền-tử sai vương tử Vô Úy đến luận chiến với đức Phật, trao sẵn cho câu hỏi và câu trả lời cho vô úy nghe
"Đức Thế Tôn có bao giờ nói lời khiến người nghe không ưa thích chăng ?"
- Nếu Như Lai trả lời "có" thì ngài đâu có khác gì phàm phu. Nếu đáp "không" thì vì sao Đề Bà Đạt Đa phẫn nộ phiền trách ngài? Như vậy sẽ làm sa-môn Cù - Đàm ( ngoại đạo gọi theo họ của thế tôn ) không trả lời được và vương tử sẽ được danh tiếng lớn.
Thế rồi vương tử thỉnh Thế Tôn ngày mai thọ trai. Sau khi dùng cơm xong, vô úy đặt câu hỏi. Đức phật hỏi lại:
- Này vương tử, phải chăng ở đây, câu hỏi có dụng ý một chiều?
Vương tử đành nói thật dụng ý của câu hỏi có dụng ý 2 móc và nhấn mạnh vào việc đức Phật đã làm mất lòng Đề Bà Đạt Đa. Đức phật chỉ vào đứa bé đang ngồi trên dầu gối vương tử (con vô-úy):
- Nếu đứa bé nhỏ này lỡ bị hóc xương cá thì vương tử phải làm gì?
- Thì tôi phải móc chiếc xương ra cho bằng được. Nếu khó khăn thì tay trái tôi nắm đầu nó bắt ngửa mặt, tay phải lấy ngón tay móc xương ra, chảy máu bao nhiêu cũng chịu.
- Vương tử biết rằng như thế nó đau lắm. Vương tử không thương nó sao?
- Nó là cục ruột của tôi, sao lại không thương? Chính vì thương nó mới phải cứu sống nó bằng bất cứ giá nào.
- Cũng vậy, này vương tử, những lời nói không chân thật - không hợp thời - không đúng với mục đích - khiến người nghe không được lợi ích, không vui mừng thì Như Lai không bao giờ nói. Cũng có khi lời nói chân thật - hợp thời - tương ưng với mục đích - nhưng người nghe không ưa thích, thì Như Lai nếu thấy cần thiết, vì lợi ích cho người ấy, vẫn phải nói. Bởi vì Như Lai thương yêu tất cả hữu tình.
- Bạch Thế Tôn, những câu trả lời này ngài đã suy nghĩ trước hay là ứng đáp tại chỗ?
- Nghe nói vương tử hằng để ý tới xe cộ và những xe của vương tử vẫn được vương tử chăm sóc từng bộ phận?
- Thưa vâng, con rất thạo trong nghề xe cộ vì đã rất quen.
- Vậy vương tử có phải xếp đặt sẵn câu trả lời để phòng lỡ có ai tới hỏi: "Bộ phận này của xe tên gì?"
- Bạch Thế Tôn, có gì mà phải sắp xếp đặt trước.
- Cũng vậy, này vương tử, bởi vì pháp giới ... Như Lai đã rõ biết nên mỗi khi có trí nhân tới hỏi, Như Lai cũng cứ chỗ đã biết mà trả lời.
- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, thật vi diệu thay! Con xin trọn đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
6, Ngũ tân thu hút ngạ quỷ
Trong kinh Lăng Nghiêm, đoạn đức Phật nói ba món tiệm thứ. Trước tiện, không ăn ngũ tân ( hành, hẹ, tỏi, nén, hung, cừ ). Vì tính chất chất của ngũ tân làm tăng tham dục và sân hận, ảnh hưởng của nó là quyến rũ ngạ quỷ, khiến chư thiên cùng thiện thần lánh xa. Nó hay làm cho mọi người phát sinh phiền não.
Cách đây ít hôm, có người đến chỗ tôi, xưng là quỷ vương nói với thấy khác: "Tôi lên đây để đấu với Hòa Thượng, nếu Hòa thượng thua thì tất cả binh tướng của tôi sẽ chiếm chỗ này."
Sáng hôm sau, tôi đang ngồi uống trà thuốc tam tài, thấy có một người đàn ông và một người đàn bà đến. Người đàn ông thì đứng chắp tay, còn người đàn bà thì uốn mình như rắn (có lẽ thuộc loài Ma-hầu-la-già tức rắn thần) rồi quỳ xuống lạy, lạy xong thì đi xuống. Tôi không để ý, sau thấy mấy thầy nói: họ đến chánh điện niệm Phật một ngày một đêm. Các thầy kể lại, đã hỏi họ: "Sao không thấy đấu với Hòa thượng mà quỳ lạy rồi đi xuống?"
Người kia nói: "Tôi nhìn thấy Hòa thượng thì sợ quá nên quỳ xuống lạy chứ không dám làm gì hết." Tôi nói lại việc này để các huyanh đệ biết, mình sống ở đây, các loài ngạ quỷ hạng cao đầy rẫy. Cho nên Phật nói, nếu ăn ngũ tân sẽ ảnh hưởng tới các loài đó.
7, Lâm chung
Thời sắp chết nên thuyết một bài pháp ngắn và khuyên người niệm phật cầu vãng sanh, thoát khỏi sanh tử luân hồi:
Ta không còn dính mắc với mắt, tai, mũi, lưỡi và làn da này. Cảm thọ trống rỗng vô chủ như bọt nước, hoa đốm, ảnh trong gương, trăng đáy nước. Cả đời ta đã ham cảm thọ như chó gặm xương khô. Nay ta không còn bị lừa bịp nữa. Ngươi không phải ta, không phải của ta.
Những cái gọi là vừa lòng, êm ái, kh.oái lạc, ngon ngọt, thỏa thích, khả ái mà ta đã mê dính như cá mắc câu, như chim sa lưới.
Nay đã biến thành đau nhức như kim châm, dao cứa, xương rụng, thịt tan. Ta biết rồi, tất cả chỉ là ảo ảnh, mê lầm thành đau khổ phiền não. Thân này hay thân khác đều chẳng phải ta. Thế giới này hay thế giới khác đều chẳng phải của ta. Ta quyết định chiến thắng, an định tinh thần, không sợ hãi, nhớ niệm đức A Di Đà Phật từ nay ta giải thoát.
Thử hỏi từ lúc sinh ra tới giờ ta được những gì? Quanh năm suốt tháng theo đuổi gì đây? Vốn chỉ có một việc đó là thọ khổ, ngoài việc này ra chả làm gì cả. Thật đáng thương thay!
Học Phật là sự hưởng thụ tối cao của đời người. Sống một kiếp người mà không biết tu thì xem như vứt đi, xem như vô dụng.
CHẾT
Chết không sợ không buồn không luyến tiếc
Chết mỉm cười trước cảnh nghịch chông gai
Chết nhẹ nhàng như rụng cách hoa mai
Chết tự tại với người đang sắp chết
Chết là đi nhưng lại chẳng viễn ly
Bước chân đi về với cõi Phật Di Đà
Không sợ chết cũng không hề có chết.