- Tham gia
- 8/4/2011
- Bài viết
- 817
Cộng đồng mạng lại tiếp tục xôn xao với một bài viết về vấn đề văn hóa thần tượng sau khi Đề thi Văn Đại học năm 2012 tạo ra một sự đột phá lớn trong tư duy ra đề.
Những năm gần đây, đề thi đại học luôn là mối quan tâm của dư luận mỗi một mùa thi kết thúc. Gần như năm nào, một số vấn đề xã hội cũng được đan cài trong một vài câu hỏi trong một số môn xã hội. Việc gắn kết này đã nhận được nhiều sự đồng thuận của dư luận, vì làm nâng cao được sự liên quan và tính thực tế của những kiến thức trong nhà trường và ý thức, nhận thức của học sinh với các vấn đề xã hội thông qua nội dung thi.
Đề thi văn khối D năm 2012 trong 2 ngày qua đã làm xôn xao dư luận vì tính mở của vấn đề được đề cập - Văn hóa thần tượng. Và không ít các thí sinh đã có dịp được bày tỏ những suy nghĩ, chính kiến của mình về một vấn đề không mới trong xã hội, trên các diễn đàn nhưng là lần đầu tiên được đề cập trong một thể thức nội dung thi đại học.
Với câu hỏi, "Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng sẽ là một thảm họa", hầu hết các thí sinh tham gia kì thi năm nay đều tập trung nói về sự ảnh hưởng của nhạc Hàn (còn gọi là K-Pop) đối với các bạn trẻ Việt Nam, dẫn chứng nhiều ví dụ cụ thể của việc thần tượng quá đà những nghệ sĩ nước ngoài, ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt, lối sống và gây ra những hệ lụy về tinh thần không đáng có.
Tuy nhiên, trong số các thí sinh của kì thi đại học năm nay, rất nhiều sĩ tử cũng là fan hâm mộ của K-Pop, nên không khó hiểu vì sao các bạn trẻ lại cùng nhau "ném đá" đề thi Văn với đề tài khá nhạy cảm, bị cho là đang hướng vào văn hóa thần tượng Hàn Quốc của các bạn trẻ. Nhiều thí sinh thậm chí bỏ giấy trắng hoặc viết những nội dung phản đối đề thi ngay trong bài thi của mình.
Ngày hôm nay, một bài viết khá dài với góc nhìn khá thực tế về việc hâm mộ thần tượng (cụ thể là K-Pop) đã lan truyền trên mạng và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Theo những thông tin xung quanh, tác giả của bài viết không phải là thí sinh của kì thi Đại học năm nay mà đã thi vào kì thi năm ngoái. Tác giả là fan của Chang Min (thành viên của nhóm DBSK), vì bức xúc trước những nhìn nhận, đánh giá thiếu tích cực về những người hâm mộ nhạc Hàn Quốc, cũng như thấy đề thi năm nay gây ra những tranh cãi trong dư luận nên đã bày tỏ quan điểm của mình.
Tuy nhiên, những quan điểm của tác giả bài viết lại rất khách quan và đứng trên góc nhìn của một người có học thức và tầm nhìn, đánh giá đúng bản chất của việc hâm mộ và phê phán những biểu hiện thái quá, mê muội của fan Việt Nam.
Dưới đây là toàn bộ nội dung của bài văn đang gây ra sự xôn xao trên mạng xã hội:
Những năm gần đây, đề thi đại học luôn là mối quan tâm của dư luận mỗi một mùa thi kết thúc. Gần như năm nào, một số vấn đề xã hội cũng được đan cài trong một vài câu hỏi trong một số môn xã hội. Việc gắn kết này đã nhận được nhiều sự đồng thuận của dư luận, vì làm nâng cao được sự liên quan và tính thực tế của những kiến thức trong nhà trường và ý thức, nhận thức của học sinh với các vấn đề xã hội thông qua nội dung thi.
Đề thi văn khối D năm 2012 trong 2 ngày qua đã làm xôn xao dư luận vì tính mở của vấn đề được đề cập - Văn hóa thần tượng. Và không ít các thí sinh đã có dịp được bày tỏ những suy nghĩ, chính kiến của mình về một vấn đề không mới trong xã hội, trên các diễn đàn nhưng là lần đầu tiên được đề cập trong một thể thức nội dung thi đại học.
Với câu hỏi, "Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng sẽ là một thảm họa", hầu hết các thí sinh tham gia kì thi năm nay đều tập trung nói về sự ảnh hưởng của nhạc Hàn (còn gọi là K-Pop) đối với các bạn trẻ Việt Nam, dẫn chứng nhiều ví dụ cụ thể của việc thần tượng quá đà những nghệ sĩ nước ngoài, ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt, lối sống và gây ra những hệ lụy về tinh thần không đáng có.
Tuy nhiên, trong số các thí sinh của kì thi đại học năm nay, rất nhiều sĩ tử cũng là fan hâm mộ của K-Pop, nên không khó hiểu vì sao các bạn trẻ lại cùng nhau "ném đá" đề thi Văn với đề tài khá nhạy cảm, bị cho là đang hướng vào văn hóa thần tượng Hàn Quốc của các bạn trẻ. Nhiều thí sinh thậm chí bỏ giấy trắng hoặc viết những nội dung phản đối đề thi ngay trong bài thi của mình.
Ngày hôm nay, một bài viết khá dài với góc nhìn khá thực tế về việc hâm mộ thần tượng (cụ thể là K-Pop) đã lan truyền trên mạng và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Theo những thông tin xung quanh, tác giả của bài viết không phải là thí sinh của kì thi Đại học năm nay mà đã thi vào kì thi năm ngoái. Tác giả là fan của Chang Min (thành viên của nhóm DBSK), vì bức xúc trước những nhìn nhận, đánh giá thiếu tích cực về những người hâm mộ nhạc Hàn Quốc, cũng như thấy đề thi năm nay gây ra những tranh cãi trong dư luận nên đã bày tỏ quan điểm của mình.
Tuy nhiên, những quan điểm của tác giả bài viết lại rất khách quan và đứng trên góc nhìn của một người có học thức và tầm nhìn, đánh giá đúng bản chất của việc hâm mộ và phê phán những biểu hiện thái quá, mê muội của fan Việt Nam.
Dưới đây là toàn bộ nội dung của bài văn đang gây ra sự xôn xao trên mạng xã hội:
"Nếu bạn học hành không hẳn hoi thì đừng nhận là fan của tôi"
Đề bài: Ngưỡng mộ thần tượng là vẻ đẹp của văn hóa nhưng mê muội thần tượng là thảm họa. Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Bài làm:
Tôi có thần tượng. Thần tượng của tôi là ca sĩ. Các bạn tôi cũng có thần tượng, và tôi chắc chắn rằng còn rất nhiều người khác nữa cũng có thần tượng - có thể ở tất cả mọi lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi yêu quý họ, hâm mộ họ, dõi theo họ, và cao hơn nữa có thể là sùng bái họ; bởi có nhiều lý do: Họ tài năng, họ xinh đẹp, họ có ước mơ và biết theo đuổi, phấn đấu nỗ lực hết mình để biến ước mơ thành hiện thưc, họ thành công, giàu có… Hay đơn giản hơn (dù có hơi ấu trĩ) thì là vì người ta có nhiều thứ hơn mình, mình không có nên thành ra thần tượng, thế thôi!
Và riêng với tôi, tôi THẦN TƯỢNG họ bởi họ CÓ NHÂN CÁCH.
Ngưỡng mộ thần tượng là vẻ đẹp văn hóa
Cũng chả phải là ăn theo trào lưu Văn hóa thần tượng gì gì đó, tôi và các bạn tôi đơn giản chỉ là nhìn họ như những tấm gương mà noi theo, mà cố gắng. Đó là NÉT ĐẸP VĂN HÓA đi. Chứ sao nữa? Tôi nhìn vào thần tượng của tôi mà học tập, tôi nỗ lực để thành công như họ, tôi muốn họ tự hào khi biết rằng tôi là fan của họ, tôi muốn những người ở phương xa ấy biết đến Việt Nam quê hương tôi… Hâm mộ thần tượng, tôi học được ở họ ý chí kiên trì, sự nghiêm túc trong công việc, có trách nhiệm với bản thân. Bởi làm thần tượng, đâu phải chỉ như trò chơi đóng vai gia đình hồi nhỏ, bảo diễn là diễn, xong là thôi? Biết bao người nhìn vào, bao người dõi theo, bao người bình phẩm; bởi vậy chỉ một hành động nhỏ nhất thôi cũng có thể hủy hoại sự nghiệp cả đời họ gây dựng, không nghiêm túc rèn luyện thì sao có thể thành công?
Hâm mộ thần tượng, tôi tìm hiểu về đất nước họ, con người họ, từ đó làm giàu thêm vốn kiến thức của bản thân. Hâm mộ thần tượng, các bạn tôi nhiệt tình tham gia các hoạt động tình nguyện dưới danh nghĩa fanclub, giúp đỡ người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hâm mộ thần tượng, cộng đồng fan chúng tôi quyên góp gạo cho tổ chức từ thiện, quyên góp tiền xây nhà tình nghĩa...
Và hâm mộ thần tượng, chúng tôi TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN!
Tình yêu của chúng tôi dành cho thần tượng – theo một cách nào đó - cũng góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, tôi nghĩ thế. Chỉ một dòng twitter của thần tượng: “Đáp ứng tôi tại Việt Nam” (cũng chẳng hiểu là nghĩa gì!) mà sẽ có biết bao nhiêu lượt tìm kiếm trên google về Việt Nam? Thần tượng mở quán bán PHỞ VIỆT NAM ngay tại quê hương họ, sẽ có biết bao người biết đến hương vị món ăn Việt Nam? Thần tượng mặc tà áo dài truyền thống, sẽ có bao người được ngắm nhìn Quốc phục Việt Nam? Thần tượng đóng nhạc kịch về Việt Nam, sẽ có biết bao người biết đến hai cuộc đấu tranh hào hung oanh liệt để bảo về độc lập chủ quyền trước thực dân pháp và đế quốc mĩ của Việt nam? Câu trả lời là: nhiều vô kể. Và mẹ của thần tượng của tôi đã nói rằng, bác nhất định sẽ đến Việt nam một lần!
Đấy, với tôi, chỉ thế thôi, tin chắc cũng không thua câu khẩu hiệu của ngành du lịch Việt: "Việt Nam- vẻ đẹp tiềm ẩn”.
Mê muội thần tượng là thảm họa
Hẳn rồi. Chả riêng gì thần tượng, cái gì mê muội quá cũng thành thảm họa! Nhưng cũng phải định nghĩa cho rõ ràng một chút, thế nào là thảm họa? Bỏ tiền ra mua đĩa nhạc của thần tượng, mua album, mua tranh ảnh treo đầy nhà, đi xem show, xếp hang dài chỉ mong xin được chữ kí thần tượng, khóc lóc vật vã cho dù là có gặp được hay không thể nhìn thấy thần tượng…đó là thảm họa? Với tôi thì không. Đó đơn giản là tình yêu thôi. Tuổi trẻ mà không có tình yêu, không nồng nhiệt thể hiện tình yêu thì chả phải phí hoài sao? Sau này nhớ lại thì đó cũng có thể coi là những phút giây bồng bột,cũng có thể cười mà tự vấn: “sao hồi đó mình điên thế?” nhưng tuyệt nhiên sẽ không hối hận.
Tuổi trẻ mà, ĐIÊN một tí cũng chẳng phải là chuyện gì quá đỗi lạ thường.
Nhưng mà HÂM MỘ tới mức theo sát thần tượng kè kè 24/24, đột nhập nhà họ, trộm đồ của họ, gửi cho họ những món QUÀ kinh dị, cố tình gây tai nạn để nhìn thấy họ, đánh họ chỉ để “ anh ấy có thể nhớ đến tôi”, và tự sát theo thần tượng khi họ qua đời thì đó là MÊ MUỘI. Đi theo người khác suốt ngày, không chỉ bản thân mệt mỏi mà người bị theo dõi cũng bị làm phiền, chưa kể đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vào nhà, trộm đồ đạc cá nhân của người khác chỉ làm cho người ta thêm chán ghét thôi. Và còn biết bao hành động gây tổn thương cả tâm lý và th.ân thể thần tượng, liệu làm cho tình yêu của mình với họ đẹp lên sao?
th.ân thể do cha mẹ sinh ra, bao công nuôi nấng, giờ chỉ vì một người mà họ thậm chí chả biết mình là ai, tự tay hủy đi, không mê muội thì là gì?
Thần tượng thì cũng là người thôi, đâu phải thần thánh, hãy để cuộc sống riêng tư của họ là của chính họ. Và biết trân trọng cuộc sống của bản thân mình.
Thần tượng cũng có người có thói quen tốt, có người có thói quen xấu, có người ngay thẳng, có người gian dối, có người tự lực vươn lên, có người dùng tiên mua danh vọng, có người kiên định vững vàng trước vinh hoa, có người không cưỡng lại được mà sa ngã… Cái chính là biết nên học theo điểm nào, không học theo điểm nào mới là tốt. Chứ không phải dập khuôn hình mẫu y chang 100% rồi gào lên rằng: "Tôi hâm mộ thần tượng nên cái gì của thần tượng cũng là nhất, cũng là tốt đẹp” để thể hiện mình là fan…
Cũng may, tôi và những người tôi quen biết, không ai như thế cả!
Câu cuối thôi, trích lời thần tượng của tôi: “Nếu bạn học hành không hẳn hoi thì đừng nhận làm fan của tôi”.
Thần tượng nói ra câu này thì cũng đáng để “mê muội”, nhỉ?
Đấy, em cũng có thần tượng, em viết thế liệu được mấy điểm? có đỗ không?
Source: 2sao.vn
==> k phải vì mình là fan DBSK mà mình share bài này. thực chất ra thì mọi người, sau khi đọc xong bài này, ngay cả những người lớn tuổi như mẹ mình, cũng nói rằng đây là 1 bài viết khá khách quan, có chiều sâu, đoạn cuối tuy có hơi k giống với 1 bài văn thi ĐH, nhưng đây là 1 bài viết khá hoàn chỉnh. mọi người đọc tham khảo nhe
Đề bài: Ngưỡng mộ thần tượng là vẻ đẹp của văn hóa nhưng mê muội thần tượng là thảm họa. Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Bài làm:
Tôi có thần tượng. Thần tượng của tôi là ca sĩ. Các bạn tôi cũng có thần tượng, và tôi chắc chắn rằng còn rất nhiều người khác nữa cũng có thần tượng - có thể ở tất cả mọi lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi yêu quý họ, hâm mộ họ, dõi theo họ, và cao hơn nữa có thể là sùng bái họ; bởi có nhiều lý do: Họ tài năng, họ xinh đẹp, họ có ước mơ và biết theo đuổi, phấn đấu nỗ lực hết mình để biến ước mơ thành hiện thưc, họ thành công, giàu có… Hay đơn giản hơn (dù có hơi ấu trĩ) thì là vì người ta có nhiều thứ hơn mình, mình không có nên thành ra thần tượng, thế thôi!
Và riêng với tôi, tôi THẦN TƯỢNG họ bởi họ CÓ NHÂN CÁCH.
Ngưỡng mộ thần tượng là vẻ đẹp văn hóa
Cũng chả phải là ăn theo trào lưu Văn hóa thần tượng gì gì đó, tôi và các bạn tôi đơn giản chỉ là nhìn họ như những tấm gương mà noi theo, mà cố gắng. Đó là NÉT ĐẸP VĂN HÓA đi. Chứ sao nữa? Tôi nhìn vào thần tượng của tôi mà học tập, tôi nỗ lực để thành công như họ, tôi muốn họ tự hào khi biết rằng tôi là fan của họ, tôi muốn những người ở phương xa ấy biết đến Việt Nam quê hương tôi… Hâm mộ thần tượng, tôi học được ở họ ý chí kiên trì, sự nghiêm túc trong công việc, có trách nhiệm với bản thân. Bởi làm thần tượng, đâu phải chỉ như trò chơi đóng vai gia đình hồi nhỏ, bảo diễn là diễn, xong là thôi? Biết bao người nhìn vào, bao người dõi theo, bao người bình phẩm; bởi vậy chỉ một hành động nhỏ nhất thôi cũng có thể hủy hoại sự nghiệp cả đời họ gây dựng, không nghiêm túc rèn luyện thì sao có thể thành công?
Hâm mộ thần tượng, tôi tìm hiểu về đất nước họ, con người họ, từ đó làm giàu thêm vốn kiến thức của bản thân. Hâm mộ thần tượng, các bạn tôi nhiệt tình tham gia các hoạt động tình nguyện dưới danh nghĩa fanclub, giúp đỡ người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hâm mộ thần tượng, cộng đồng fan chúng tôi quyên góp gạo cho tổ chức từ thiện, quyên góp tiền xây nhà tình nghĩa...
Và hâm mộ thần tượng, chúng tôi TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN!
Tình yêu của chúng tôi dành cho thần tượng – theo một cách nào đó - cũng góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, tôi nghĩ thế. Chỉ một dòng twitter của thần tượng: “Đáp ứng tôi tại Việt Nam” (cũng chẳng hiểu là nghĩa gì!) mà sẽ có biết bao nhiêu lượt tìm kiếm trên google về Việt Nam? Thần tượng mở quán bán PHỞ VIỆT NAM ngay tại quê hương họ, sẽ có biết bao người biết đến hương vị món ăn Việt Nam? Thần tượng mặc tà áo dài truyền thống, sẽ có bao người được ngắm nhìn Quốc phục Việt Nam? Thần tượng đóng nhạc kịch về Việt Nam, sẽ có biết bao người biết đến hai cuộc đấu tranh hào hung oanh liệt để bảo về độc lập chủ quyền trước thực dân pháp và đế quốc mĩ của Việt nam? Câu trả lời là: nhiều vô kể. Và mẹ của thần tượng của tôi đã nói rằng, bác nhất định sẽ đến Việt nam một lần!
Đấy, với tôi, chỉ thế thôi, tin chắc cũng không thua câu khẩu hiệu của ngành du lịch Việt: "Việt Nam- vẻ đẹp tiềm ẩn”.
Mê muội thần tượng là thảm họa
Hẳn rồi. Chả riêng gì thần tượng, cái gì mê muội quá cũng thành thảm họa! Nhưng cũng phải định nghĩa cho rõ ràng một chút, thế nào là thảm họa? Bỏ tiền ra mua đĩa nhạc của thần tượng, mua album, mua tranh ảnh treo đầy nhà, đi xem show, xếp hang dài chỉ mong xin được chữ kí thần tượng, khóc lóc vật vã cho dù là có gặp được hay không thể nhìn thấy thần tượng…đó là thảm họa? Với tôi thì không. Đó đơn giản là tình yêu thôi. Tuổi trẻ mà không có tình yêu, không nồng nhiệt thể hiện tình yêu thì chả phải phí hoài sao? Sau này nhớ lại thì đó cũng có thể coi là những phút giây bồng bột,cũng có thể cười mà tự vấn: “sao hồi đó mình điên thế?” nhưng tuyệt nhiên sẽ không hối hận.
Tuổi trẻ mà, ĐIÊN một tí cũng chẳng phải là chuyện gì quá đỗi lạ thường.
Nhưng mà HÂM MỘ tới mức theo sát thần tượng kè kè 24/24, đột nhập nhà họ, trộm đồ của họ, gửi cho họ những món QUÀ kinh dị, cố tình gây tai nạn để nhìn thấy họ, đánh họ chỉ để “ anh ấy có thể nhớ đến tôi”, và tự sát theo thần tượng khi họ qua đời thì đó là MÊ MUỘI. Đi theo người khác suốt ngày, không chỉ bản thân mệt mỏi mà người bị theo dõi cũng bị làm phiền, chưa kể đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vào nhà, trộm đồ đạc cá nhân của người khác chỉ làm cho người ta thêm chán ghét thôi. Và còn biết bao hành động gây tổn thương cả tâm lý và th.ân thể thần tượng, liệu làm cho tình yêu của mình với họ đẹp lên sao?
th.ân thể do cha mẹ sinh ra, bao công nuôi nấng, giờ chỉ vì một người mà họ thậm chí chả biết mình là ai, tự tay hủy đi, không mê muội thì là gì?
Thần tượng thì cũng là người thôi, đâu phải thần thánh, hãy để cuộc sống riêng tư của họ là của chính họ. Và biết trân trọng cuộc sống của bản thân mình.
Thần tượng cũng có người có thói quen tốt, có người có thói quen xấu, có người ngay thẳng, có người gian dối, có người tự lực vươn lên, có người dùng tiên mua danh vọng, có người kiên định vững vàng trước vinh hoa, có người không cưỡng lại được mà sa ngã… Cái chính là biết nên học theo điểm nào, không học theo điểm nào mới là tốt. Chứ không phải dập khuôn hình mẫu y chang 100% rồi gào lên rằng: "Tôi hâm mộ thần tượng nên cái gì của thần tượng cũng là nhất, cũng là tốt đẹp” để thể hiện mình là fan…
Cũng may, tôi và những người tôi quen biết, không ai như thế cả!
Câu cuối thôi, trích lời thần tượng của tôi: “Nếu bạn học hành không hẳn hoi thì đừng nhận làm fan của tôi”.
Thần tượng nói ra câu này thì cũng đáng để “mê muội”, nhỉ?
Đấy, em cũng có thần tượng, em viết thế liệu được mấy điểm? có đỗ không?
Source: 2sao.vn
==> k phải vì mình là fan DBSK mà mình share bài này. thực chất ra thì mọi người, sau khi đọc xong bài này, ngay cả những người lớn tuổi như mẹ mình, cũng nói rằng đây là 1 bài viết khá khách quan, có chiều sâu, đoạn cuối tuy có hơi k giống với 1 bài văn thi ĐH, nhưng đây là 1 bài viết khá hoàn chỉnh. mọi người đọc tham khảo nhe
Hiệu chỉnh bởi quản lý: