Việc làm parttime cho sinh viên

Bison

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/2/2009
Bài viết
44
“Bẫy” việc làm giăng đón sinh viên

TT - Cuối năm sinh viên tranh thủ thời gian nhàn rỗi tìm việc làm thêm, nhiều trung tâm môi giới việc làm “ma” ở Hà Nội đã lợi dụng thời cơ giăng bẫy.

“Tuyển nhân viên làm bán thời gian, lương hấp dẫn, thanh toán ngay trong ngày”, “việc partime (bán thời gian) - thu nhập cao, làm việc độc lập” hay “tuyển nhân viên kinh doanh, thu nhập cao kèm thưởng theo doanh thu”... - những lời mời gọi tràn ngập trên các trang rao vặt trực tuyến và tờ rơi đã khiến không ít sinh viên sập “bẫy”.
Dò theo tờ rơi với nội dung “tuyển nhân viên kinh doanh partime, lương hấp dẫn, chi tiết liên hệ...”, P.T.H. (sinh viên Trường ĐH Thương mại) tìm đến địa chỉ văn phòng môi giới việc làm ở đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) xin việc. Tại đây, H. được nhân viên tên Tuấn giới thiệu về công việc thu ngân ở siêu thị Big C với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng, một tuần chỉ cần làm năm ngày. Tuấn yêu cầu H. nộp 250.000 đồng để làm sổ lương và một số giấy tờ khác, trước khi giới thiệu sang chi nhánh ở ngõ Cự Lộc (đường Nguyễn Trãi) gặp “chị Hà quản lý nhân sự”, kèm theo cam kết “nếu không nhận sẽ hoàn lại số tiền trên ngay trong ngày”.

Tìm đến “chi nhánh” này, H. chỉ gặp nhân viên tên H., anh này đề nghị H. đóng thêm 100.000 đồng làm thẻ ra vào và yêu cầu H. hoàn thiện hồ sơ. Tuy nhiên, chiều cùng ngày H. mang hồ sơ đến thì nhân viên H. từ chối ký hợp đồng vì hồ sơ không hợp lệ, đồng thời gợi ý “nếu muốn chuyển sang phòng bán vé máy bay thì nộp thêm 50.000 đồng tiền sổ sách”. Mất một tuần đi lại, đóng tới 400.000 đồng nhưng vẫn chưa nhận được việc, H. chán nản bỏ cuộc.

Nhận được tờ rơi trước cổng trường với nội dung “20 ngày làm việc với Dove the rapy. Cần tuyển nhân viên phát quà...”, N.V.N. (Học viện Báo chí) cùng ba người bạn tìm đến địa chỉ công ty ở đường Minh Khai, Hà Nội. Nhóm của N. bị yêu cầu mỗi người đóng 100.000 đồng lệ phí hồ sơ kèm giấy hẹn phỏng vấn.

Kết thúc buổi phỏng vấn, nhân viên tên Tuấn cho biết việc nhóm N. phải làm là phát phiếu quảng cáo và quà khuyến mãi trực tiếp tại siêu thị Metro hoặc Mê Linh Plaza. Tuy nhiên, sau đó Tuấn cho rằng do kết quả phỏng vấn chưa đạt nên nhóm N. sẽ được bố trí công việc khác chắc chắn hơn với điều kiện... phải đóng thêm 180.000 đồng.

Sau khi đóng thêm, nhóm của N. được Tuấn dẫn tới địa chỉ khác ở đường Minh Khai bàn giao công việc. Tới đây họ mới ngã ngửa khi “quản lý nhân sự” cho biết tất cả thủ tục trước đó không có giá trị với công việc mới và tiếp tục nộp thêm mỗi người 140.000 đồng (phí làm thẻ và mã số nhân viên, phí trách nhiệm) với lời hứa “sẽ hoàn lại tiền sau khi kết thúc chương trình”.

Hôm sau nhóm N. đến nhận việc, nhân viên nam ở đây cho biết do chưa có kinh nghiệm nên nhóm N. phải làm trong ba ngày mới được nhận lương (chứ không phải trả ngay sau ca như quảng cáo). Công việc của nhóm là phát phiếu điều tra sản phẩm. Đến lúc này nhóm N. mới tá hỏa vì biết mình rơi vào vòng luẩn quẩn của những “bẫy việc làm”.

Bà Nguyễn Ngọc Trinh, phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên Hà Nội, cho biết nhiều trung tâm việc làm “ma” có thể nhận dạng ngay từ đầu. Theo bà Trinh, những trung tâm này thường nằm sâu trong các ngõ ngách, “trụ sở” thường chỉ là căn phòng nhỏ, lèo tèo một hai bộ bàn ghế tạm bợ, mượn danh một số thương hiệu lớn để đánh lừa lao động.

Công việc quảng cáo thường chung chung, sản phẩm mơ hồ, yêu cầu nhiều thủ tục, giấy tờ lòng vòng khiến người xin việc nản bỏ cuộc để chiếm đoạt tiền. Theo bà Trinh, người lao động nên tìm tới các trung tâm giới thiệu việc làm đáng tin cậy.

Theo Báo Tuổi Trẻ Online
 
×
Quay lại
Top