Vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ ở Hội An

sunday1612

Thành viên
Tham gia
16/12/2012
Bài viết
0
Từ lâu, những ngôi nhà cổ ở Hội An đã tạo nên những nét rất riêng cho du khách khi đến thành phố bình yên này

Khu vực nhà cổ Phùng Hưng gần sông Hoài nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, có thời điểm lũ lịch sử nước lên tới 2,5m như vào năm 1964, trận lụt năm Thìn lớn nhất Việt Nam, nước dâng cao lên đến sàn gác gỗ.

images702087_nha_co_o_hoi_an.jpg

Điều đặc biệt hơn là những ngôi nhà cổ ở Hội An thường được lợp bằng ngói âm dương cổ truyền. Hai viên gạch úp sát vào nhau tạo thành đường thoát nước. Chúng được gắn bằng vôi, cát trộn với keo. Kỹ thuật sử dụng ngói am dương là một sự kết hợp giữa kiến trúc Trung Quốc và Việt Nam. Những ngôi nhà này là nhân chứng sống đông nhất, chân xác nhất về sự nảy nở của những đô thị cổ thương mại truyền thống.

Nổi bật nhất trong những ngôi nhà cổ ở Hội An là nhà cổ Tân Ký. Nhà Tân Ký đến nay đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nữa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ.

images702088_nha_co_o_hoi_an2.jpg

Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà Tân Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa ( trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ngôi nhà có dạng hình ống có hai mặt như thế này rất phù hợp và thuận thiện cho việc buôn bán ngày xưa của các thương nhân. Mặt tiền đường Nguyễn Thái Học là nơi sinh hoạt và mặt tiền đường Bạch Đằng là nơi buôn bán. Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Khung nhà được lắp ghép với nhau bằng mộng gỗ. Các chân cột tụa trên những phiến đá cẩm thạch và phía ngoài được xây bằng gạch và ngói dày. Thiết kế này giữ cho ngôi nhà mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nhà Tân Ký được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích đặc biệt.

Đặc biệt không kém so với nhà cổ Tân Kỳ là khu nhà cổ Phùng Hưng. Tọa lạc ở Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An, gần với Chùa Cầu Hội An, cây cầu nổi tiếng, Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời nhiều thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm và là mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao ở Hội An.

images702089_nha_co_o_hoi_an3.jpg

Ngôi nhà cổ Phùng Hưng giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng bền vững theo thời gian của vật liệu và sự bảo tồn gìn giữ của chủ nhà. Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Tàu. Hệ thống ban công và cửa chớp theo kiểu Tàu, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật Bản (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà cổ Phùng Hưng rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống khung đỡ gồm 80 cột gỗ lim được đặt trên chân đá để chống ẩm thông qua tránh tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể chuyển hàng hóa lên tầng trên.

Thường một ngôi nhà cổ Hội An thường rất dài. Một ngôi nhà nhiều khi thông ra hai mặt phố. Những ngôi nhà như vậy rất thuận tiện cho việc làm ăn, buôn bán. Đường phố Hội An rất hẹp, vắt từ đường nọ sang đường kia chỉ trong vài ba phút. Các ngõ của Hội An rất nhỏ hun hút, nối từ dãy phố này sang dãy phố khác, cho dù chỉ có hai người lách nhau.

Gian giữa nhà cổ có thờ những vị thần biển phù hộ. Ngày xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Trước mỗi lần đi biển người ta tụ họp lại làm lễ cúng thần. Thuyền trưởng thả bảy con súc sắc trong tô để thử vận may cho đoàn. Họ được thả ba lần, nếu có một lần họ được bốn mặt đỏ trở lên có nghĩa là may mắn thì họ sẽ ra khơi còn không họ nhất định hoãn chuyến đi lại.

images702090_nha_co_o_hoi_an4.jpg

Hệ thống cửa trên song dưới bản để di chuyển trong nhà có thể mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nhà cổ Phùng Hưng cũng được lợp mái âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng quanh năm vì mái nhà có nhiều khe rãnh. Bộ phận đỡ mái hiên được chạm khắc hình cá chép vốn là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cá chép đối với người Tàu là sự may mắn, đối với người Nhật là quyền lực và đối với người Việt Nam là sự thịnh vượng.

Sự tọa lạc vô cùng độc đáo của những ngôi nhà cổ này đã góp phần tôn lên những giá trị vĩnh hằng có một không hai của đô thị cổ Hội An. Những ngôi nhà cổ còn phản ánh những sáng tạo tuyệt vời của con người trong nghệ thuật kiến trúc đương thời.
 
×
Quay lại
Top