Về cố đô thăm lăng vị vua có 103 bà vợ

kate6789

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/8/2016
Bài viết
117
Huế luôn là điểm đến yêu thích của những khách bộ hành yêu vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ và những công trình kiến trúc thời xưa cũ. Lạc bước nơi xứ Huế bạn sẽ không khỏi mải mê trước vẻ đẹp tinh tế, cổ kính của lăng Tự Đức – lăng thờ vị vua có 103 bà vợ.

Ngoài con sông Hương nước chạy êm đềm, ôn trọn lòng thành phố, ngôi chùa Thiên Mụ nổi tiếng gần xa,.. Huế còn làm những người khách phương xa không nguôi nhớ về một thời vàng son trong lịch sử - thời chúa Nguyễn. Đến nay, những lăng tẩm, cung điện vẫn đứng sừng sừng trong mưa gió như một dấu ấn lịch sử của các triều đại cũ.
Không chỉ mang ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử - văn hóa, các lăng tẩm tại Huế còn mang trọng mình những nét kiến trúc riêng biệt, độc đáo. Đẹp nhất phải kể đến lăng vua Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng.


LangTuDuc_0.jpg

Lăng Tự Đức là một trong những công trình nổi bật trong quần thể kiến trúc cố đô

Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Ông là một vị vua có học vấn uyên thâm và đặc biệt ông có tới 103 bà vợ tuy nhiên không có con nối dõi. Theo sử sách ghi chép thì ông sinh năm 1829, mất năm 1883, là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn và là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất từ năm 1847 đến 1883. Dù là con thứ nhưng do người anh cả của ông Nguyễn Phúc Hồng Bảo là một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành, vì vậy, vua cha trước lúc qua đời đã để di chiếu truyền ngôi cho ông. So với 12 vị vua Nguyễn còn lại, thì Tự Đức là vị vua am tường về học vấn Đông Phương hơn cả, nho học, sử học, triết học,.. mặt nào ông cũng giỏi. Đặc biệt với tâm hồn nghệ sĩ và đầy chất lãng tử thì nơi an cư của vua Tự Đức chẳng thế là nơi ồn ào, sặc sỡ mà phải là nơi cảnh vật hữu tình, vạn vật có duyên. Ban đầu công trình này được gọi là Khiêm Cung, đến khi nhà vua qua đời nơi đây được gọi là Khiêm Lăng.
Để ghé thăm lăng Tự Đức bạn hãy ghé đến thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế (tện gọi ngày xưa là làng Dương Xuân). Nơi này trước kia là một thung lũng hẹp, non nước hữu tình, là nơi thích hợp để thưởng cảnh núi non.


lang-tu-duc.jpg

Là một con người tinh tế yêu nghệ thuật nên nơi ông lựa chọn cũng vô cùng tinh tế và hài hòa với thiên nhiên

Là một người có con mắt nghệ thuật đầy tinh tế, vua Tự Đức đã để lại cho đời một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa. Lặng của ông không xa hoa, lộng lẫy mà hòa hợp với thiên nhiên, không góc cạnh mà uốn lượn mềm mại hài hòa. Cả lăng tẩm là sự hòa hợp tuyệt mỹ giữa núi đá nhấp nhô, rừng thông xanh ngắt, hồ nước du dương. Với những ai yêu thiên nhiên và nghệ thuật như “ông vua thi sĩ” Tự Đức thì đây chính là địa điểm không thể bỏ lỡ.
Toàn bộ La Thành có diện tích gần 12 ha, gồm 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Cầu nối giữa các công trình kiến trúc này chính là con đường quanh co lát gạch Bát Tràng hay hệ thống bậc thang lát gạch thanh, chính vì thế khi nhìn vào bạn sẽ không thấy sự tách biệt, cô lập giữa các công trình. Mỗi công trình đều có một nét đẹp riêng, nhưng tựu chung lại chùng hợp thành một lăng tẩm đẹp đến mê hồn, dung hòa cùng thiên nhiên.


LangTuDuc_1.jpg

Hồ Tiểu Khiêm nơi vua ngồi ngắm cảnh ngâm thơ

Có một điểm chung đặc biệt trong cách đặt tên cho khoảng 50 công trình trong khu tổ hợp này là đều có chung chữ Khiêm, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là:
Khiêm Cung Môn bề thế, uy nghi, từng là nơi vua nghỉ ngơi sau mỗi buổi trầu. Trước cung là một khoảng sân rất rộng cùng nhiều cây đại lâu năm. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là Điện Lương Khiêm, ban đầu điện này dùng làm nơi nghỉ ngơi của vua bởi có rừng thông xanh ngút ngàn ôm trọn, rất mát mẻ và hữu tình. Sau này, vua Tự Đức quyết định thờ mẹ mình là thái hậu Từ Dũ tại đây. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua qua đời. Ngoài ra có Hồ Tiểu Khiêm, hồ này có hình dáng cong cong lưỡi khuyết như trăng non, được xây để chứa nước mưa. Đây cũng là nơi thích hợp để ngâm thơ, ngắm cảnh.
Đến thăm Lăng mộ vua Tự Đức (Khiêm Lăng), du khách sẽ thấy trước lăng mộ là hai hàng tượng quan văn, võ uy nghi, lẫm liệt cùng với bia đá nặng 20 tấn ghi chép lại cuộc đời, sự nghiệp, bệnh tật và cả công lao cho đến những quyết địng không sáng suốt của ông, bài văn này dài 5000 chữ. Thông thường sau khi vua băng hà con cái của ông sẽ dựng một tấm bia gọi là “Thánh đức thần công” để tưởng nhớ công ơn vua cha, nhưng do không có con nối dõi nên ông tự ghi chép lại tóm tắt toàn bộ cuộc đời trong bài văn này.


LangTuDuc_2.jpg

"Theo hầu" 2 bên điện là hàng quan văn và hàng quan võ

Trên đây là những công trình tiêu biểu nhất trong lăng vua Tự Đức. Nếu chỉ điểm qua thôi thì không thể nào lột tả hết vẻ đẹp tinh tế, hài hòa của lăng tẩm này. Với con mắt tinh tế của một nhà thơ, phóng khoáng của một người yêu nghệ thuật, vua Tự Đức đã tạo nên một quần thể kiến trúc, độc đáo, hài hòa với thiên nhiên. Có ghé thăm đầy đủ các công trình nghệ thuật trong lăng Tự Đức bạn mới phần nào cảm nhận được nét tài hoa, lãng tử và học thức uyên thâm của vị vua này.
Trong các công trình kiến trúc tại cố đô Huế, lăng Tự Đức được xem là địa điểm tham quan hấp dẫn và thi vị bậc nhất. Lối kiến trúc độc đáo cùng những ý nghĩa to lớn về mặt văn hóa – lịch sử đã giúp công trình này nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của khách du lịch, các nhà nghiên cứu. Dù thời gian có trôi qua bao nhiêu thập kỉ đi chăng nữa thì lăng Tự Đức vẫn mãi là một dấu ấn khó quên của lịch sử triều Nguyễn.

Thiencam Travel
thiencamtravel.vn
 
×
Quay lại
Top