Trinh tiết được Sinh viên tranh luận nóng

blackberry97

Banned
Tham gia
29/3/2012
Bài viết
76
Đề thi tuyển sinh của trường ĐH FPT với môn thi văn luận trinh tiết đang gây xôn xao dư luận bởi cách ra đề được cho là rất mở và khá táo bạo. Trước những câu hỏi băn khoăn liệu nên đưa hay không đưa những đề tài nhạy cảm vào giảng dạy trong trường học. Phunutoday đã có cuộc trao đổi với một số sinh viên các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội về vấn đề này.


Minh Anh, Trường ĐHBK HN: Không đồng tình với đề thi nhạy cảm!

"Thực tế là chưa bao giờ nhà trường tổ chức cho bọn em thi những đề thi như của FPT mà chỉ là những kiến thức trong sách vở thôi, những đề thi rất lý thuyết chứ rất ít có một sự liên hệ thực tế. Đặc biệt, việc bàn về những chuyện nhạy cảm như thế này lại càng không.



KenhSinhVien.Net-images668358-de-thi-trinh-tiet-fpt-1.jpg


Thí sinh dự kỳ thi sơ tuyển vào trường ĐH FPT ngày 8/4.





Đề thi của FPT đã có sự linh động, có sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, học sinh không bị thụ động mà chủ động về kiến thức của mình. Đó là những tiếp thu thực sự. Nhưng em không đồng tình với cách FPT đem một sự nhạy cảm lâu nay gây nhiều tranh cãi để cho các thí sinh bàn luận. Em chỉ thích những dạng mở như vậy, tức là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn thôi.

Bởi đó là những vấn đề rất nhạy cảm (xung quanh vừa rồi báo chí cũng phản ánh khá nhiều như vụ trả dâu mất trinh ở Cần Thơ, những vụ khi bắt đầu cuộc hôn nhân mà chồng phát hiện ra vợ không còn trinh trắng lại hành hạ, ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ) nên vào thời điểm này không phù hợp.

Có thể từ đề này, nó sẽ trở thành đề tài bàn tán sôi nổi, có người nhận thức đúng thì không sao nhưng nếu không nhận thức đúng nó sẽ gây nên một tổn thương, lối suy nghĩ khác so với giá trị tốt đẹp của nó ban đầu.

Tuy nhiên, những dạng đề mở như vậy cần được phát huy và các trường cũng nên đưa ra nhiều cách học tập, thi cử như vậy. Tuy nhiên, đề ra dù có mở như thế nào nhưng vẫn phù hợp với từng đối tượng, chứ không phải cứ thích là mở ra. Phải có hệ thống, từ những bài giảng nhỏ nhặt, bình thường, rồi thành một chuyên đề chứ không đùng một phát bắt sinh viên nghĩ, vận dụng một cách mạnh mẽ như thế".

Phạm Lan, Khoa văn, ĐHSP HN: Chỉ nên thảo luận...

"Em nghĩ trong trường nên đưa vào thảo luận công khai hoặc giảng dạy những vấn đề tế nhị như vậy, cá nhân em thấy là rất tốt nhưng nó chỉ ở trong một khoảng nhất định nào đó thôi.



KenhSinhVien.Net-images668344-de-thi-trinh-tiet-fpt.jpg


Đề thi tuyển sinh vào trường FPT môn viết luận ngày 8/4/2012




Có nghĩa là kiến thức thực tế của Bộ Giáo dục vẫn là quan trọng, còn những vấn đề xã hội như vậy chỉ nên đưa vào một phần để tăng khả năng tư duy, phân tích, khiến con người ta tự cảm nhận hơn chứ không thụ động với kiến thức khô cứng trong sách vở. Tức là nhìn vào đời sống mà cảm nhận chứ không phải là áp dụng những lý thuyết của kiến thức.

Tuy nhiên, em nghĩ những vấn đề tế nhị như vậy chỉ nên đưa vào học phổ thông hơn để cho học sinh phát huy suy nghĩ của họ, còn nếu đưa vào đề thi mang tính chất toàn quốc như vậy thì không phù hợp. Có rất nhiều cái để có thể nói và mang tính chất giáo dục hơn".

Mai Hoa, Học viện Báo chí Tuyên Truyền: Nên đưa những vấn đề nghiêm túc hơn trinh tiết

"Một bài luận phát biểu ý kiến cá nhân về một vấn đề đang gây nhiều tranh luận thì em thấy FPT ra đề rất hay. Nhưng nếu nó là một đề bài của cuộc thi tuyển sinh đầu vào của một trường ĐH thì không nên đặt ra những vấn đề như thế, mà nên đặt ra những vấn đề nghiêm túc hơn, quan trọng hơn, cần thiết hơn là cái đó. Vấn đề này có thể làm ở một bài kiểm tra.

FPT có quan điểm rằng nhà trường đã cố gắng lựa chọn đề tài gần gũi nhất với cuộc sống, lứa tuổi và sự quan tâm của các em. Đề luận không nhằm kiểm tra kiến thức văn học và sẽ không có đáp án đúng sai mà đánh giá khả năng tư duy, trình bày ý kiến một cách rõ ràng, logic và có sức thuyết phục của thí sinh.

Em nghĩ mục đích như thế là rất đúng, thi đầu vào của FPT cũng không cần khả năng văn học, hay yêu cầu này văn vẻ này khác mà quan trọng là lối tư duy, lập luận, rõ ràng, biết trình bày ý kiến của mình.

Nhưng như em đã nói, có rất nhiều điều thiết thực hơn, gần gũi hơn như giới trẻ tự tử. Còn vấn đề trinh tiết dường như còn đang gây tranh cãi với người lớn mà lại đem ra để cho các bạn học sinh bàn luận, mới bước vào ngưỡng cửa vào đời thì không nên vì không phải bạn nào cũng có thể biết hết được vấn đề đó.

Nó có thể là quy mô của một đề kiểm tra định kỳ ở một trường nào đó. Còn là một bài thi đầu vào của một trường ĐH như thế sẽ gây ra nhiều tranh cãi, gây ra một hiệu ứng không tốt.

Nhận thức của các bạn học sinh không vì một bài viết như vậy mà có thể thay đổi được, chỉ là trình bày cho các vị giám khảo biết mà thôi. Cho nên cái hiệu ứng không tốt mà em muốn nói đến ở đây là nó sẽ là một đề văn gây tranh cãi, chắc chắn thế.

Đến lúc kết quả như thế nào, họ rất khó đánh giá, sẽ có những bạn sẽ không phục bởi không hiểu vì sao mình làm như thế mà lại trượt, không đỗ. Nó sẽ gây nhiều thắc mắc, nhiều khi là không công bằng đối với các bạn thí sinh, làm cho mọi người không phục.

Cho nên em nghĩ, đề thi này chỉ là một bài kiểm tra hay một cuộc thảo luận diễn ra trong trường, lớp.

Trong trường bọn em cũng chỉ nói những vấn đề đó qua câu chuyện bạn bè hàng ngày chứ không có một diễn đàn chính thức nào, hay học tập hoặc làm những đề mở như vậy. Duy nhất 1 lần chúng em được tham gia vào diễn đàn sống thử do trường tổ chức, còn đâu toàn là những câu chuyện phiếm với nhau.

Từ xưa đến nay việc ra đề văn cũng không phải là mở như bây giờ, toàn là những đề đóng, không có những đề để cho mình thể hiện quan điểm cá nhân của mình nên nó cũng hạn chế. Em hy vọng, những đề văn của Bộ GD, của nhà trường sắp tới đưa ra sẽ mở hơn để các bạn thí sinh có thể bày tỏ quan điểm của mình.

Ví dụ như bài văn gây sốc về đồng tiền chẳng hạn, nếu không có những đề mở như vậy thì làm sao chúng ta biết được vẫn còn những suy nghĩ tốt đẹp như thế, trong xã hội chúng ta vẫn còn có rất nhiều những người con hiếu thảo. Nhưng quan trọng là phải phù hợp, phải mở như thế nào mà thôi.

Nguyễn Duân, ĐHVH HN: Những vấn đề nhạy cảm HS toàn phải tự mò mẫm!

"Em thích được học, được thi những đề mở để em có thể bày tỏ quan điểm của mình. Cũng có một lần em được thi một dạng đề mở về vấn đề quay cóp của học sinh em thấy rất thú vị.

Em nghĩ nhà trường nên đưa những vấn đề của cuộc sống vào giảng dạy trong nhà trường nó sẽ giúp ích cho chúng em gần gũi hơn với thực tế cuộc sống. Những vấn đề kín như thế này, có một số bạn không hiểu biết về vấn đề này.

Có nhiều người có mục đích muốn biết nhưng cứ phải lên mạng dò dẫm tìm hiểu, có khi tìm hiểu đúng nhưng cũng có khi tìm hiểu sai. Nếu có những câu lạc bộ, những môn học mở về những vấn đề xã hội tương tự như thế này thì HS sẽ tiếp thu kiến thức chính thống hơn, hiểu biết tốt hơn khi chập chững bước vào đời.

Bởi lứa tuổi học sinh là tuổi mới lớn, chưa đủ chín chắn để hiểu hết những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống, thì em muốn thầy cô, những môn học hay những buổi thảo luận ngoài lề sẽ hướng dẫn, bổ trợ cho chúng em những điều đó.

Một số trường của bạn em, nhà trường cũng đưa ra những buổi học về những vấn đề của cuộc sống như sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính, các vấn đề xã hội khác giúp các bạn mở mang được kiến thức xã hội nhiều hơn chứ không phải khô khan những lý thuyết trong sách vở".

Phạm Hải, ĐHKHXHNV HN: Không nên đưa trinh tiết vào môn học...


KenhSinhVien.Net-images668355-de-thi-trinh-tiet-fpt-2.jpg



Từ khi em học phổ thông cho tới đại học chưa bao giờ em bắt gặp một đề thi như thế này và em cũng không nghĩ sẽ có một đề thi dạng như vậy.

Theo em vấn đề trinh tiết là một vấn đề tế nhị ngay cả xã hội cũng còn nhiều tranh cãi và có phần dè dặt khi đề cập đến. Vì vậy, trong phạm vi một kì thi của 1 trường đại học cho đề thi như thế này vừa gây khó xử, bất ngờ cho sinh viên. Có thể họ có suy nghĩ thoáng hơn các thế hệ trước nhưng nếu cần nghe ý kiến của họ về vấn đề này thì có thể hỏi họ ở các buổi hội thảo, toạn đàm chứ không phải trong 1 kì thi.

Ở bên ngoài xã hội còn đang tranh cãi rất nhiều vấn đề ấy, thế nên đưa vào nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục và đưa vào nó là một cái gì đấy quá với giáo dục hiện giờ.

Ngay tại các trường học, các buổi hội thảo về vấn đề này gần như không có vì nó quá rộng, tế nhị và tính xã hội cao. Đề thi mở là tốt nhưng có rất nhiều vấn đề khác thiết thực hơn, phù hợp hơn với sinh viên như việc làm, lối sống chứ đâu phải nhất thiết cho đề thi về vấn đề này.

Em cũng mong muốn trong nhà trường các thầy cô và chúng em có thể thảo luận qua những buổi giao lưu, trao đổi...những đề tài đó. Điều này vừa tạo cảm giác gần gũi để sinh viên dễ tâm sự, trao đổi và nhận được nhiều kiến thức thiết thực hơn là kiến thức khô khan trong sách vở.

Có thể nhà trường sẽ thành lập những câu lạc bộ để mỗi tuần hay mỗi tháng thảo luận những vấn đề của xã hội giữa sinh viên với sinh viên chứ không đưa vào làm một tiết học thực tế hay là môn học trực tiếp.

Trường em cũng có một câu lạc bộ sức khỏe sinh sản, nơi mọi người có thể giao lưu, cùng nhau trao đổi, tìm hiểu những kiến thức sức khỏe liên quan. Và em cũng mong là trường em và các trường khác sẽ có nhiều những câu lạc bộ tương tự như vậy.

Lê Nguyên (Thực hiện)
 
×
Quay lại
Top