Trẻ có thể bị viêm cầu thận sau sốt phát ban

minhhuyen1011

Banned
Tham gia
22/3/2017
Bài viết
0
Sau một lần bị sốt phát ban, con chị P.T.H (Hà Nội) có hiện tượng phù ở mặt. Đến khi phù xuất hiện ở toàn thân, chị mới đưa con đi khám, làm các xét nghiệm phát hiện cháu bé bị viêm cầu thận cấp.

BS Kim Loan (Bệnh viện E) cho biết, viêm cầu thận cấp còn gọi là viêm thận cấp là một bệnh không có viêm mủ ở thận. Nguồn lây bệnh viêm cầu thận có liên quan tới nhiễm cầu khuẩn hoặc bị nhiễm virus do các bệnh viêm amiđan, sốt phát ban, thủy đậu mưng mủ, chốc, mụn nhọt… Sau khi bị nhiễm bệnh, cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch, gây nên sự thay đổi bệnh lý ở thận. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi, hiếm thấy ở trẻ dưới 2 tuổi.

tre-sot-phan-ban.jpg

Bệnh viêm cầu thận cấp thường phát sinh sau 1 đến 4 tuần bị nhiễm các loại cầu khuẩn hay virus, trung bình từ 10 đến 14 ngày thì phát bệnh. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tùy thuộc vào khả năng chống đỡ của trẻ. Ngoài một số triệu chứng thông thường như sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn, nôn, chán ăn…, trẻ bị bệnh còn có một số biểu hiện đặc thù sau:

  • –Phù ở mắt, mặt, sau đó phù dần ở chân; nếu bị nặng thì có thể phù toàn thân. Đồng thời, lượng nước tiểu rất ít, có khi không có.
  • –Tiểu ra máu là dấu hiệu đáng chú ý nhất trong thời kỳ đầu của bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì phải soi kính hiển vi mới thấy máu trong nước tiểu (gọi là tiểu máu vi thể), còn nếu bị nặng thì nhìn mắt thường cũng thấy nước tiểu thải ra màu đỏ tươi (gọi là tiểu máu đại thể).
  • –Cao huyết áp xảy ra ở khoảng 70% trẻ bị bệnh.
Nếu được phòng và chữa trị tích cực, kịp thời, bệnh viêm cầu thận cấp sẽ khỏi nhanh, các triệu chứng có thể hết sau 2 đến 4 tuần, nhưng phải sau 6-12 tháng thì kết quả các xét nghiệm mới hoàn toàn bình thường. Có khoảng 2% trường hợp chuyển sang thể viêm cầu thận mạn tính, đây là thể rất khó điều trị và sớm muộn sẽ dẫn đến suy thận.

tre-viem-cau-than.gif

Khoảng 3% trẻ bị chết do suy tim vì biến chứng não, cao huyết áp, nhiễm độc nước tiểu… Vì vậy, nếu trẻ có các dấu hiệu bị bệnh thì cần được khám tại chuyên khoa Nhi sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, trẻ cần được ăn nhạt, nếu phù to thì có thể phải ăn nhạt tuyệt đối.
 
×
Quay lại
Top