Thoái hóa khớp háng ở phụ nữ

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Bệnh xương khớp nói chung và nhất là thoái hóa khớp háng nói riêng phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới nhất là phụ nữ từ ngoài 30 tuổi Bệnh thường được phát hiện khá trễ do đó việc chữa bệnh xương khớpđiều trị thoái hóa khớp háng gặp không ít khó khăn
Theo giới chuyên môn, từ tuổi ngoài 30 lượng xương của phụ nữ đã dần dần thoái hóa và nếu không được chăm sóc kịp thời thì sẽ dẫn tới nhiều bệnh về xương, trong đó có thoái hoá khớp.
Thoái hoá khớp thường tấn công người già và phụ nữ, khiến cho bệnh nhân bị hạn chế cử động khớp, gây nên các cơn đau dữ dội và có thể dẫn đến tàn phế. Tuy nguy cơ tử vong không như cao huyết áp và tiểu đường nhưng thoái hoá khớp ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Thoái hoá khớp không phải của riêng người lớn tuổi, khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi có nguy cơ bị mắc bệnh. Trong đó, khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ.
Theo TS. BS. Nguyễn Thị Mai Hồng, Phó trưởng Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, nữ giới hay mắc bệnh thoái hoá khớp nhiều hơn nam giới, điều này có thể do phụ nữ thường làm công việc nội trợ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt là nữ giới hay bị thoái hoá khớp gối và thường hay gặp sau lứa tuổi mãn kinh. Ngoài ra bệnh có thể gặp ở các khớp ngón tay, nhất là ngón tay cái.
Thoái hoá khớp ở nữ giới thường xảy ra đau và làm hạn chế vận động, khớp thường có tiếng kêu lục khục khi cử động do lượng acid uric trong ổ khớp giảm và các đầu xương cọ sát vào nhau. Dấu hiệu thường thấy nữa của bệnh là người bệnh thường thấy cứng khớp vào buổi sáng dưới 30 phút. Ngoài ra, còn có teo cơ nếu bệnh nhân hạn chế vận động kéo dài và thường bệnh nhân rất khó khăn trong việc lên xuống cầu thang hoặc làm các vận động hàng ngày.
Thoái hoá khớp ở phụ nữ không có nguyên nhân rõ rệt. Các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa bao gồm tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương nhẹ và mãn tính ở khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong quá trình lão hóa chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễ hư hỏng khi khớp cử động. Thoái hoá khớp thường tiến triển chậm, khi bị thoái hoá khớp mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động và đôi khi làm cứng khớp.
Với nữ giới bị béo phì thường xảy ra thoái hoá khớp, vì vậy cần có chế độ giảm cân. Ngoài ra, chế độ ăn uống cần tránh các thức ăn chứa nhiều mỡ, tăng cường chế độ ăn uống có nhiều canxi và chất chống ôxy hóa. Nếu bệnh nhân có đau có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng theo chỉ định của bác sỹ. Bên cạnh đó, cần có chế độ thể thao hợp lý như đi bộ, tuy nhiên, đối với bệnh nhân đang ở giai đoạn đau khớp thì không nên đi bộ nhiều.
Để phòng tránh thoái hoá khớp thì ngay từ lúc tuổi ngoài 40 nên có chế độ sinh hoạt và luyện tập nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày như: chơi thể thao, đi bộ, hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Đối với người cao tuổi cũng cần tập luyện nhẹ nhàng tuỳ theo sức mình và hoàn cảnh riêng. Khi có dấu hiệu nghi ngờ về khớp cần đi khám bác sỹ ngay để được tư vấn đầy đủ. Nên đi khám bệnh định kỳ để biết tình trạng sức khoẻ và biết cách phòng tránh bệnh.
Nguồn : đánh giá thuốc
 
×
Quay lại
Top