Thế nào là người nói Tiếng Anh giỏi.

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Hay, what make a good English speaker?

Bài này thầy viết để các em xác định rõ mục tiêu học nói Tiếng Anh Giao Tiếp của mỗi người. Và cũng để xác định xem, ai mới là người giao tiếp giỏi Tiếng Anh thật sự.

Nói chung, để xác định một người có giỏi sử dụng một ngôn ngữ bất kỳ, ngay cả đối với Tiếng Việt mẹ đẻ, thì người đó phải đáp ứng đủ cả bốn yêu cầu sau:

1. LƯU LOÁT

- Sự lưu loát bao gồm 3 yếu tố : có thể nói ngôn ngữ đó rõ ràng, phát âm và ngữ điệu chuẩn, và có thể nói nhanh.

- Một vài người có thể nói Tiếng Anh nghe giống người bản xứ, nghĩa là, họ chỉ mới bắt chước người bản xứ giỏi thôi ( a good imitator)

- Lưu ý, đáp ứng được tiêu chuẩn lưu loát mới chỉ là yêu cầu thấp nhất, sự lưu loát chỉ mới thể hiện phần “vỏ bọc” của ngôn ngữ thôi nha.

- Những lời quảng cáo, tiếp thị như: “đảm bảo nói lưu loát như người bản xứ sau 3 tháng” chắc họ ám chỉ nói lưu loát như trẻ con bản xứ lên 3 ở Mỹ đó nghen. Cẩn thận.

- Thông thường, để đạt được mức lưu loát thì một người Việt Nam chuyên cần chuyên tâm học Tiếng Anh ở Việt Nam sẽ mất khoảng 2 năm, còn ở Mỹ sẽ khoảng 6 tháng.

2. THỂ HIỆN TỐT NỘI DUNG CẦN NÓI

- Tức là em truyền tải được nội dung cần nói tới người nghe, họ không thể hiểu sai, hiểu lầm, hiểu không rõ ý của em. Yêu cầu nội dung là: RÕ RÀNG, MẠCH LẠC, và CÓ LÝ (ít nhất là đối với em).

- Nhiều người nói Tiếng Anh như con vẹt mà không diễn đạt rõ nội dung tí nào, đơn giản bởi vì họ chỉ lo chau chuốt sự lưu loát của giọng điệu Tiếng Anh mà thôi.

- Để thể hiện tốt nội dung cần nói, em phải học cách tìm ý, sắp ý, diễn đạt nó ra. Việc này có kết hợp với khả năng viết.

- Em thử lên youtube gõ một câu hỏi bất kỳ và nghe mọi người diễn đạt quan điểm của họ, đặt biệt là người Anh hoặc Mỹ, em sẽ thấy là họ có lưu loát đấy nhưng nói cứ lòng vòng chẳng rõ ràng, chẳng thuyết phục chút nào.

3. NÓI CÓ CẢM XÚC

- Tức là thể hiện được NIỀM TIN, SỨC THUYẾT PHỤC, SỨC LAN TỎA, THU HÚT của bài nói của mình.

- Đây là đòi hỏi cao của vấn đề sử dụng một ngôn ngữ. Tùy theo khả năng thể hiện kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nhấn giọng, cách dùng từ, thủ thuật diễn đạt… Có thể chia khả năng thể hiện cảm xúc ra 3 cấp độ từ thấp tới cao:

a. Nói có HỒN: thật sự tin tưởng cao độ những gì mình nói, lời lẻ và giọng điệu dứt khoát, thiết tha, lôi cuốn, tin tưởng.

b. Nói có LỬA: có khả năng truyền lửa nhiệt huyết, cảm hứng, say mê, làm cho đám đông thật sự hứng khởi, kích thích cao.

c. Nói có THẦN THÁI: mức này cao nhất, thường là những nhà tư tưởng, nhà cách mạng, chính trị gia, lãnh đạo tôn giáo mới làm được, người nghe không chỉ tin tưởng, làm theo, thậm chí còn liều mình, đổi mạng để thực hiện những gì speaker yêu cầu, kêu gọi.

4. NỀN TẢNG VĂN HÓA.

- Đây là điểm khát biệt nhất và cơ bản nhất để phân biệt trình độ của các speakers. Cùng một đề tài, cùng người nghe, cùng khả năng lưu loát, cùng bản lĩnh diễn đạt nội dung, cùng khả năng biểu cảm, nhưng nền tảng văn hóa khác nhau quyết định sự thành công khác nhau.

- Nền tảng văn hóa là những năng lực tri thức về văn học, triết học, tâm lý và ngôn ngữ của mỗi người đã tu tập trong suốt thời gian sống từ bé đến giờ.

–. Khả năng văn học: là những phương pháp làm văn, viết văn để diễn đạt ý tưởng theo yêu cầu cụ thể như miêu tả, kể chuyện, tường thuật, giải thích , phân tích, chứng minh, nghị luận….

–. Khả năng triết học: dùng để tìm ý, nhận định ý, chọn, ý, sắp ý,…

–. Khả năng tâm lý: để quyết định nói bao nhiêu, nói cách nào, giọng điệu ra sao, tốc độ thế nào, chọn ngôn từ nào cho thích hợp với từng đối tượng người nghe trong từng hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục đích giao tiếp cụ thể…

–. Khả năng ngôn ngữ: lượng từ vựng , mẫu câu, tu từ, cú pháp, thuật ngữ…

Như đã phân tích ở trên, nói giỏi ngôn ngữ Tiếng Việt thôi cũng đã là công phu cả đời rồi, nên khi học Tiếng Anh chúng ta cũng không cần tham lam làm gì mà cố đạt tất cả các yêu cầu. Các em phải biết rằng, không có bao nhiêu người mỹ trên mỗi một trăm người đạt được cả 4 mục tiêu của a good English speaker đâu. Các em sinh viên chỉ nên đặt mục tiêu vừa tầm với điều kiện thời gian và năng lượng hiện tại cho mục đích cụ thể thôi.

Ví dụ: Nếu chỉ học Tiếng Anh để đi làm việc, chúng ta chỉ cần LƯU LOÁT đến mức phát âm và ngữ điệu chuẩn, DIỄN ĐẠT NỘI DUNG phải đạt toàn bộ cả 3 tiêu chí: rỏ, mạch lạc, có lý. Yêu cầu CẢM XÚC chỉ cần ở mức có hồn. còn YẾU TỐ VĂN HÓA thì tạm thời bỏ qua.

Tất nhiên với niềm yêu thích và điều kiện thích hợp, sau này, các em hoàn toàn có thể học thêm để hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của chính mình.

Kết luận: nói Tiếng Việt không hay thì không nói Tiếng Anh hay được. Nên lúc nào các em cũng phải nhận thức thật minh bạch rằng:

- Không có vụ học Tiếng Anh Giao Tiếp một cách dể dàng.

- Một người nói lưu loát ngoại ngữ không phải là người giỏi ngoại ngữ.

- Để đi làm được thì phải đạt được yêu cầu diễn đạt tốt nội dung, không phải yêu cầu lưu loát.

- Trung tâm ngoại ngữ chỉ dạy em công thức diễn đạt ý theo yêu cầu cụ thể thôi. Muốn có ý phải tự học thêm, đọc sách. Muốn làm văn Tiếng Anh thì phải tập viết văn Tiếng Anh thật nhiều. Mua sách writing của đại học ngành Anh Văn mà học.

- Tìm lớp học lập luận Tiếng Anh từ a good English speaker

Thân mến!

Thủ Đức Friday April 26, 2019
 
- Trung tâm ngoại ngữ chỉ dạy em công thức diễn đạt ý theo yêu cầu cụ thể thôi. Muốn có ý phải tự học thêm, đọc sách. Muốn làm văn Tiếng Anh thì phải tập viết văn Tiếng Anh thật nhiều. Mua sách writing của đại học ngành Anh Văn mà học.
 
@Phạm Mai Vân Tất nhiên , em cần kiến thức gì đọc về điều đó thôi. Tuy nhiên em nên lưu ý một số vấn đề sao:
1. làm sao để chọn được một quyển sách hay
2. thế nào là sách giáo khoa- sách tham khảo
3. sách viết để bán, sách viết để đọc
4. kỷ năng đọc sách
5. quỹ thời gian và năng lượng dành cho đọc sách và các việc ưu tiên khác của em
 
Tại sao tác giả lại xưng thầy khi chưa biết người đọc là ai và người đọc cũng chưa biết tác giả là ai? Phải chăng từ Thầy ngày nay quá dễ dàng để trở thành một danh xưng?
 
×
Quay lại
Top