Teen và những "chiêu" câu giờ trong giờ học

Nhím.xù

Lại thế nữa rồi ~.~
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/9/2011
Bài viết
4.128
45 phút 1 tiết có vẻ như quá dài với những cái đầu nghịch ngợm nên câu giờ chính là cách làm giảm bớt đi sự căng thẳng, mệt mỏi của nhiều teen.

Những chiêu câu giờ


Có vô vàn chiêu câu giờ được teen áp dụng. Tuy nhiên, tại mỗi thời điểm, môn học, thầy cô, lại có một cách khác nhau. Theo chia sẻ của các bạn thì vào các dịp ngày lễ là dễ câu giờ thầy cô nhất, chẳng hạn như 8/3, 20/10, 20/11, giáp hoặc ra Tết hay thậm chí là ngày sinh nhật lớp… Chỉ cần một vài cái miệng dẻo kẹo và sự linh hoạt ứng xử của cán bộ lớp cũng như thái độ ngoan ngoãn “lạ kì” của các thành viên trong lớp thì sẽ chẳng thầy cô nào nỡ từ chối.


Phương Trang (THPT Đống Đa) nói: “Câu giờ là chuyện thường ở lớp mình rồi, nhất là những dịp đặc biệt ấy! Chỉ cần cả lớp thống nhất với nhau là được. Đầu tiên là lớp phải thật tươi cười, nhộn nhịp khi thầy cô bước vào, sau đó lân la xem hôm nay thầy cô có gì mới không để khen hoặc hỏi thăm sức khỏe. Sau đó một nhân vào đề, ỉ ôi nói bóng nói gió rồi cả lớp réo lên xin thầy cô một vài phút tổ chức chương trình hay văn nghệ "văn gừng". Đảm bảo không thầy cô nào có thể từ chối nha.”


“Lớp mình cũng hay câu giờ lắm. Với những cô thầy dễ tính thì chúng mình hay đề cử một vài cây văn nghệ hát hò trước giờ hoặc sau giờ ra chơi để xả stress. Nhiều thầy cô đề nghị để sau nhưng cả lớp đồng loạt vỗ tay, hò reo thì sao mà hoãn cái sự sung sướng đó lại được nhỉ!?” – Xuân Tùng vui vẻ nói.


Nếu không phải vào dịp đặc biệt thì teen vẫn không hề bí cách. Với những thầy cô thích chia sẻ kinh nghiệm học tập hay chuyện nghề, teen nhà mình thường bắt đúng điểm đó để tấn công, hỏi đúng điều thầy cô muốn kể. Đánh trúng chỗ thầy cô muốn nói thì đương nhiên học trò đã thắng. Thầy cô vui vẻ chia sẻ, teen cũng tranh thủ được không ít thời gian, có thể ngồi nghe hoặc rúc rích nói chuyện to nhỏ với nhau và đương nhiên cũng không quên cười thắng lợi.


110925HDcaugio01.jpg



Một số thầy cô dạy Văn thường có thói quen kể chuyện liên quan tới bài học cho học sinh nghe. Chẳng hạn, học tới tác phẩm của nhà văn nào đó, thầy cô có thể chia sẻ một số câu chuyện liên quan đến cuộc sống, sự nghiệp,... ngoài đề học. Nhiều teen rất biết tận dụng điều này nên thường tập trung vào để hỏi những câu hỏi vu vơ nhằm kéo dài câu chuyện của thầy cô. “Nghe kể chuyện thú vị hơn học rất nhiều” là chia sẻ của rất nhiều teen câu giờ thầy cô dạng này.


Lợi hay hại của câu giờ!?


Không thể phủ nhận rằng câu giờ học để có thêm những phút giải trí, giảm bớt áp lực đem lại cho cả thầy cô lẫn học trò những giây phút vui vẻ trước khi bắt tay vào bài học.


“Nhiều khi học chán, bọn này lại muốn nghe thầy cô kể chuyện. Nghe chuyện xong tự dưng lại có hứng học hơn chứ. Mình thấy như vậy cũng rất tốt.” – Thu Thủy nói.


Hay như Thùy Linh chia sẻ: “Khi thầy cô giao lưu văn nghệ cùng nhau. Cả lớp cùng vui vẻ. Những lúc như vậy ai cũng cảm thấy như khoảng cách giữa cô trò ngắn đi rất nhiều.”


Bên cạnh tác dụng tích cực thì câu giờ cũng đem lại cho teen nhiều phiền toái. Điều dễ thấy nhất là câu giờ khiến cho giờ học bị rút ngắn lại, thầy cô không đủ giờ để truyền tải hết lượng kiến thức trong sách. Do đó, teen phải về nhà tự học thêm. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có thể tự học. Nghe thầy cô giảng dù sao cũng tốt hơn. Chưa kể, một số teen vô ý dùng những cách câu giờ khiến thầy cô buồn, làm mất tình thầy trò.


Những phút câu giờ chỉ đem lại hiệu quả ở một mức độ nhất định và khi phù hợp với hoàn cảnh. Teen hãy biết tận dụng để giờ học vừa thú vị, thầy cô thêm gắn bó mà vẫn đảm bảo được tiết học nhé.

Lumie
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò mà
 
Chẹp, câu giờ chẳng để làm gì, thời gian câu giờ cũng đủ để học bao nhiêu kiến thức rồi, mấy bạn học sinh này chắc đa số toàn lười học hết
panda83.gif
 
học cho lẹ thì cuối h thế nào chả đc nghỉ lũ này ko chịu nghĩ xa 1 chút :KSV@04:
 
ghê nhỉ tính xa quá
mà câu h cũng phải cẩn thận đó hok khéo hôm nào thầy cô bực là die cả lớp nhé
 
×
Quay lại
Top