Phong tục Tết thời Nguyễn

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
So với nghi lễ thời nhà Lý - Trần, phong tục đón Tết Nguyên Đán triều Nguyễn có phần đơn giản hơn. Về cơ bản, những tập tục cũ như yết kiến nhà vua, dự yến tiệc, lễ chùa, cúng tổ tiên… vẫn được gìn giữ. Tuy nhiên, theo thời gian, một số tập tục sau ngày mồng 1 Tết không còn nhiều nghi thức phức tạp như trước.[/FONT]
[/FONT]
Ngày 20/12 (âm lịch), lễ Phật thức (hay còn gọi là lễ rửa ấn) được tổ chức khá công phu. Các quan trong triều mặc áo thụng xanh ra chầu tại điện Cần Chánh. Nhà vua đã ngự ở đó từ trước. Yết kiến xong, vua và quan quân tiến hành lễ rửa ấn. Ấn được rửa bằng nước Hương Thủy lấy ở ngã ba sông và được đựng trong bình chứa đầy hoa thơm. Rửa xong, các quan cất ấn vào tủ rồi khóa lại, bên ngoài có niêm hai chữ “hoàng phong”. Sau đó, vua và các quan về cung nghỉ ngơi.[/FONT]

Đến ngày 22, vua ngự ở đền Thái Miếu làm lễ mời các vị tiên đế về ăn Tết. Trên mỗi bàn thờ tiên đế, nhà vua đã cho bày trước một cây lụa trắng (gọi là chế bạch).[/FONT]

image_30095_namgiao1.jpg
Nghi lễ tế đàn Nam Giao (Ảnh minh họa)

Ngày 30, vua ngự ở điện Thái Hòa làm lễ thượng tiên (lễ dựng cây nêu). Suốt đêm 30, các phi tần chầu ở điện Quang Minh còn các cung nữ thì múa hát ở cung Duyệt Thị.[/FONT]

Mồng 1, lễ đón Tết được cử hành trọng thể. Vua ngự tại điện Thái Hòa, các quan làm lễ triều bái 5 lạy và dâng hạ biểu.[/FONT]

Theo phong tục cũ, ngày mồng 7 là lễ khai hạ (tức lễ hạ nêu). Nghi lễ này cũng được tiến hành như thời nhà Lý - Trần. Ngày mồng 8, nhà vua cử một vị quan lên đàn Nam Giao làm lễ tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn yên ổn, đời sống quân dân phồn thịnh.[/FONT]
(Theo Việt Báo)[/FONT]​
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top