Phía sau nhà trẻ tư

thi55cnsh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/4/2011
Bài viết
835
(Dân trí) - Hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào đều bắt đầu từ hệ thống nhà trẻ mẫu giáo, phổ thông, đại học và sau đại học theo mô hình có gốc mới có ngọn.
rwesz1292863938.jpg
Tuy nhiên, bằng cảm tính có vẻ như cái gốc đó là hệ thống nhà trẻ mẫu giáo trên thực tế hình như chưa được quan tâm một cách thỏa đáng trên nhiều phương diện cả về vật chất lẫn thái độ nhìn nhận của xã hội về vai trò của nó.
Có một người không nghĩ vậy đó là Giáo sư Hồ Ngọc Đại, một nhà khoa học và sư phạm có tiếng ở Việt Nam sau khi đi tu nghiệp ở nước ngoài về ông đã nằng nặc xin đi dạy tiểu học và ông đã xây dựng nên trường thực nghiệm có tiêng tăm ở Hà Nội mà bao bậc phụ huynh xếp hàng cả đêm nộp đơn xin gửi gắm con em mình vào đó để được dạy dỗ. Mô hình trường thực nghiệm chất lượng như thế nào vẫn còn phải kiểm nghiệm. Nhưng nó thể hiện một cách tư duy hoàn toàn chính xác đó là muốn cái cây cho quả ngọt thì phải chăm sóc từ lúc nó còn làm mầm non. Càng ở bậc học thấp, càng cẫn có sự quan tâm hơn. Giáo sư đi dạy tiểu học không phải là chuyện hiếm ở nhiều quốc gia.

Cùng với sự xã hội hóa hoạt động giáo dục, hệ thống trường tư thục ra đời đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Các nhà trẻ tư nhân nằm trong xu hướng đó. Đã có quy chế về việc mở nhà trẻ tư với các tiêu chuẩn nếu tuân thủ các tiêu chuẩn đó thì không có điều gì phải lo ngại. Tuy nhiên, trong thực tế đã có tình trạng trẻ em bị bạo hành trong các nhà trẻ tư mà thủ phạm chính là các cô giáo. Trẻ em bị cô giáo nhốt vào thang máy, dọa cho vào máy giặt và phương pháp giáo dục “quái đản” khác đã bị phanh phui.

Thời gian qua, dư luận bàng hoàng và phẫn nộ khi một video clip quay cảnh một chủ nhà trẻ tư hành hạ trẻ em (xin phép không dùng từ cô giáo ở đây bởi e rằng người đó không đủ tư cách để gọi bằng từ cao quý đó). Rất may là cơ quan chức năng đã vào cuộc tuy nhiên xã hội không thể không đặt câu hỏi còn có bao nhiêu trẻ em bị bạo hành trong các nhà trẻ tư như vậy nữa.

Có quy chế, nhưng ai giám sát đằng sau cánh cổng nhà trẻ tư có thực sự là môi trường sư phạm trong lành hay ngột ngạt bạo lực mới là vấn đề. Bạo lực học đường trong thời gian qua của học sinh phỏ thông phải chăng bắt nguồn từ bạo lực gia đình và bạo lực khi còn ngay đi nhà trẻ?

Nhà trẻ cho con em công nhân tại khu công nghiệp đã được đưa ra bàn nhiều. Nhưng có một thực tế là tình trạng thiếu nhà trẻ cho các khu công nghiệp vẫn đang diễn ra. Các gia đình công nhân trẻ với đồng lương eo hẹp vẫn phải nơm nớp gửi con em mình vào những nhà trẻ tư nhân mà không biết có an toàn hay không? Đầu tư cho các dự án giáo dục lắm tiền nhiều của ở bậc đại học và sau đại học với việc xây dựng các nhà trẻ công cộng cho con em công nhân ở các khu công nghiệp phải được quan tâm giống nhau.

Bên cạnh đó, cần kêu gọi một môi trường sản xuất kinh doanh nhân bản, vì con người từ phía các doanh nghiệp. Đó mới là sự phát triển bền vững và nhân đạo. Không thể để tình trạng nhà máy, công xưởng mọc lên ngày càng nhiều nhưng nhà trẻ lại giảm đi. Người công nhân và con cái họ phải được coi là con người với đầy đủ quyền lao động, nghỉ ngơi và học hành.


Một cái tát dành cho trẻ em hôm nay sẽ để lại sự tổn thương tinh thần ghê gớm mà sau đó chúng ta mất nhiều thời gian chắc gì xóa đi được. Không quan tâm đến giáo dực nhà trẻ và mầm non cũng giống như chúng ta xây nhà từ nóc mà hậu quả là sau đó chúng ta sẽ phải mất nhiều tiền của và công sức chăm sóc cho những cái cây đã bị còi cọc về nhân cách.

Đinh Thế Hưng
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top