Okinawa - nơi huyền thoại võ thuật bắt đầu

Lisel

No pain, no gain
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/10/2014
Bài viết
139
Thưa mọi người chắc hẳn ai cũng biết đến vùng đất này, đảo Okinawa!

7925760.jpg


1. Vài nét về Okinawa

Okinawa vốn không thuộc Nhật Bản mà là một phần của một nhà nước độc lập, đó là Vương quốc Ryukyu dù rằng người Okinawa và người Nhật khá gần gũi về mặt chủng tộc. Vương quốc này có quan hệ với Trung Quốc mật thiết hơn là với Nhật Bản.

7925882.jpg


Năm 1609, Daimyo của xứ Satsuma (nay là tỉnh Kagoshima) ở phía Nam đảo Kyushu đã tấn công Okinawa, buộc vương quốc Ryukyu phải cống nạp cho Satsuma giống như vẫn cống nạp cho Trung Quốc. Quan hệ giữa Okinawa và Nhật Bản bắt đầu một cách chính thức như thế. Tuy nhiên, vương quốc Ryukyu vẫn giữ được chủ quyền của mình với sự hậu thuẫn của Trung Quốc.

Năm 1872, Nhật Bản biến vương quốc Ryukyu thành một thuộc địa của mình và gọi là
phiên Okinawa bắt chấp sự phản đối của Trung Quốc. Năm 1874, lấy cớ dân Đài Loan sát hại ngư dân của phiên Okinwa, Nhật bản xuất binh đánh Đài Loan. Thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản đã buộc Trung Quốc phải thừa nhận Okinawa là một phần của Nhật Bản đồng thời chịu để Đài Loan thành thuộc địa của Nhật. Năm 1879, Okinawa trở thành một tỉnh của Nhật Bản. Vương quốc Ryukyu hoàn toàn diệt vong.

Sau Chiến tranh thế giới II, Okinawa được đặt dưới sự kiểm soát về hành chính của Mỹ. Người Nhật đến Okinawa vào thời gian này cần phải được chính phủ Mỹ cấp visa. Mỹ đã biến Okinawa thành căn cứ quân sự khổng lồ của mình ở Đông Á. Cho đến nay, tới 75% quân số Mỹ ở Nhật Bản đóng tại Okinawa.

Ngày 15 tháng 5 năm 1972, Okinawa trở về với Nhật Bản.

Tỉnh Okinawa gồm 11 thành phố và 30 làng, thị trấn. Dân số toàn tỉnh là 1.366.854 người (năm 2005). Okinawa là tỉnh đông dân thứ 32 ở Nhật Bản.

2. Okinawa - nơi huyền thoại võ thuật Nhật Bản - KARATEDO

Trước đây, khi mới chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo ...), karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "DO" (viết là 道). Vì thế, có tên Karate - Do.

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite").

Kỹ thuật cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác chân, các thế tấn) của môn võ. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước thực hành đòn đấm.

Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh.

3. Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu

Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.

Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai đỏ, đai nâu, v.v… Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này.


stock-vector-vector-karate-logo-16574800.jpg


4. Tinh hoa thiền học trong Karate


Khi nói đến một danh sư trong võ học, người ta cũng nghĩ đến một thiền giả. Chính sự nhập thiền, tự lắng nghe chính mình, đã giúp cho người luyện võ tìm ra yếu tố "định" trong trong trận đấu. Bằng sự tĩnh tâm, người ta có thể thông suốt bản thân, hiểu rõ sự biến hóa của vạn vật. Tâm lặng như nước hồ thu cho phép người võ sĩ "định" được trong lúc tĩnh và "định"cả được trong lúc động. Yếu tố "định" đó đã góp phần làm cả thế giới biết đến cái gọi là "Tinh thần võ sĩ đạo" của người Nhật.

945476_627951797233617_943401329_n.jpg

Thiền định là bài học căn bản của Karate

Không chỉ "định" trong tinh thần mà người ta còn "định" trong cơ thể. Một trục thẳng đứng tưởng tượng chia cắt cơ thể người võ sĩ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mọi sự di chuyển, mọi đòn đánh đều từ trục "định" này. Cũng từ trục "định", người võ sĩ có thể tính toán từng đòn đánh của bản thân lẫn đối thủ. Trục "định" cho phép người võ sĩ xuất đòn linh hoạt, chớp nhoáng và chính xác trong khi bản thân không di động.

Thần khí đến từ sự tĩnh lặng trong tâm hồn và cả thể xác của người võ sư làm kẻ địch e dè chứ không phải những đòn thế múa may, nhún nhảy bởi cái "thần" đó là sự kết hợp hài hòa giữa ý chí, thể xác và tâm hồn. Người ta ví sự tĩnh lặng này như một vòng tròn. Vòng tròn đó sẽ thật sự tròn nếu người vẽ ra nó có một tâm hồn không bị xôn xao, lung lạc.


247150_627949790567151_345867948_n.jpg

Vòng tròn chỉ thật sự tròn khi tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng

Sự kết hợp hài hòa giữa công và thủ phù hợp với yếu tố Thái Cực trong triết học phương Đông. Trong mỗi bài quyền, mỗi đòn thế của Karate đều tuân theo quy tắc Thái Cực (Taikyoku). Trong sự phòng thủ là tiềm ẩn khả năng tấn công và trong mỗi đòn tấn công là một thế thủ không có kẻ hở. Trong mỗi bước tiến là sự chuẩn bị để thoái lui và mỗi lần thoái lui sẽ khởi động cho một bước tiến khác. Có lên có xuống, có tiến có lùi, có công có thủ là chìa khóa để hoàn thiện Karate.

Và điều quan trọng nhất là Karate đến từ cuộc sống bởi nó là một nhu cầu. Karate hiện hữu ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống của con người Nhật Bản. Karate hiện ra trong cách họ hít thở, trong cách họ làm việc, quét dọn, lau chùi,… họ tập luyện mọi lúc, mọi nơi, với tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ.


5. CÁC ĐIỀU LUẬT TRONG MÔN VÕ NÀY

1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.
一、空手は礼に初まり礼に終ることを忘るな.
Karate wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na.

2. Karate không nên ra đòn trước.
二, 空手に先手無し.
Karate ni sen te nashi.

3. Karate phải giữ nghĩa.
三、空手は義の補け.
Karate wa gi no tasuke.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.
四、先づ自己を知れ而して他を知れ.
Mazu jiko o shire shikoshite hoka o shire.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.
五、技術より心術.
Gijutsu yori shinjutsu.

6. Cần để tâm thoải mái.
六、心は放たん事を要す.
Kokoro wa hanatan koto o yosu.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.
七、禍は懈怠に生ず.
Wazawai wa ketai ni shozu.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.
八、道場のみの空手と思うな.
Dojo no mi no karate to omou na.

9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.

九、空手の修行は一生である.
Karate no shugyo wa issho dearu.

10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.
十、凡ゆるものを空手化せ其処に妙味あり.
Arayuru mono o karate kasase soko ni myomi ari.

11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.
十一、空手は湯の如く絶えず熱を与えざれば元の水に返る.
Karate wa yu no gotoku taezu netsu o ataezareba moto no mizu ni kaeru.

12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.
十二、勝つ考えは持つな、負けぬ考えは必要.
Katsu kangae wa motsu na, makenu kangae wa hitsuyo.

13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.
十三、敵に因って転化せよ.
Teki ni yotte tenka seyo.

14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.
十四、戦は虚実の操縦如何にあり.
Ikusa wa kyojitsu no soju ikan ni ari.

15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.
十五、人の手足を劔と思え.
Hito no teashi o ken to omoe.

16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
十六、男子門を出づれば百万の敵あり.
Danshimon o izureba hyakuman no teki ari.

17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
十七、構えは初心者に、あとは自然体.
Kamae wa s oshinsha ni, ato wa shizentai.

18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.
十八、型は正しく、実戦は別もの.
Kata wa tadashiku, jissen wa betsu mono.

19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.
十九、力の強弱、体の伸縮、技の緩急を忘るな.
Chikara no kyojaku, karada no shinshuku, waza no kankyu o wasuru na.

20. Luôn chín chắn khi dụng võ.
二十、常に思念工夫せよ.
Tsune ni shinen kofu seyo.





 
×
Quay lại
Top