Những yếu tố cần thiết cho buổi thuyết trình

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Bạn đang là một sinh viên hay đã đi làm? Bạn cảm thấy lúng túng khi nói trước đám đông hay thuyết trình một đề tài? Bạn đã chuẩn bị rất tốt bài thuyết trình nhưng khi thuyết trình lại quên là mình sẽ nói gì tiếp theo. Bạn đã lâm vào tình huống này chưa? Vấn đề ở đây không phải nói cái gì mà người nghe cảm nhận như thế nào? Bạn có từng nghĩ đến việc tham gia lớp học thuyết trình.

Bạn có biết rằng để đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống, chúng ta không chỉ cần có những ý tưởng hay mà còn phải biết cách trình bày cho người khác hiểu, không những nói lên những gì mình mong muốn mà còn phải thuyết phục người khác theo mình.

thuyet-trinh7.jpg


Bạn rất mong muốn có được sự tự tin trước đám đông, và khi đứng trước mọi người trong buổi thuyết trình bạn mong mình có thể gây được ấn tượng sâu sắc. Hơn thế nữa bạn phải chinh phục hay thuyết phục được họ nhìn nhận quan điểm của bạn, do đó bạn nên có các bước chuẩn bị cần thiết sau cho một buổi thuyết trình:

1. Chuẩn bị bài thuyết trình

Nội dung và thông tin: Khi chuẩn bị nội dung, bạn phải phân tích, rồi liệt kê các ý chính, ý phụ và sắp xếp theo trình tự ưu tiên nếu còn thời gian thì sẽ cho thêm các ý phụ minh họa cho bài diễn thuyết. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, mọi thứ được luôn được cập nhật và đổi mới liên tục. Vì vậy, những thông tin của bài thuyết trình phải là thông tin được cập nhật mới nhất, chính xác nhất, và thông tin bạn có thể thu thập từ nhiều nguồn. Tuy nhiên những thông tin, ý tưởng đó phải được sắp xếp một cách logic hoặc thêm, bớt nếu cần thiết.

Tìm hiểu và phân tích thính giả và diễn giả: Trong thuyết trình cũng vậy, khi bạn càng hiểu về khán giả thì bạn càng tự tin và đáp ứng đúng nhu cầu của khán giả khi thuyết trình, và cố gắng tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm để có thể lồng ghép vào bài thuyết trình. Một trong những bí quyết thành công của người thuyết trình đó là họ luôn luôn ở thế chủ động và làm chủ khán phòng trong mọi tình huống.

Đặt mục tiêu thuyết trình: Thông thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên bạn phải biết mục đích mình nói là để làm gì, mục tiêu mình nói để được cái gì? Tuy nhiên, đôi khi những điều quá hiển nhiên đó lại bị xem nhẹ, vậy sau bài thuyết trình khán giả có hiểu rõ điều chúng ta muốn truyền đạt là gì? Họ được yêu cầu làm gì? Và tại sao lại như thế? v.v.v… Với những điều càng cơ bản này, bạn lại càng phải xác định rõ ràng, và không được phép chủ quan.

Luyện tập: viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh. Tiếng nói chuẩn là cần thiết, cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả.

2. Sắp xếp nội dung, xây dựng cấu trúc bài thuyết trình

Một công trình tồn tại vững chắc với thời gian đều nhờ vào kết cấu của nó. Bạn có biết than bùn và kim cương đều làm từ cácbon nhưng giá trị của chúng lại khác nhau, và người ta lại nói cứng như kim cương, bởi vì chúng có cấu trúc khác nhau. Do đó, một bài thuyết trình có hay, có chặt chẽ và có thuyết phục được người nghe hay không là tùy thuộc rất nhiều vào cấu trúc của bài thuyết trình đó.

3. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ và kỹ năng thuyết phục

Phi ngôn từ là giọng nói như ngữ điệu, chất giọng, tốc độ nói…cùng hình ảnh như nét mặt, dáng điệu, ánh mắt…Để người nghe tiếp nhận nội dung thông tin tốt nhất thì không chỉ qua lời nói mà còn phần lớn qua các yếu tố khác như giọng nói, âm lượng, dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt…của người nói. Đây chính là yếu tố cơ bản để bạn truyền tải thông tin hiệu quả đến người nghe. Khi bạn thành công trong việc sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ, lúc này việc bạn thuyết phục người khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

4. Kỹ năng khích lệ thính giả tham gia

Bạn nên cố gắng tạo ra bầu không khí gần gũi, ấm cúng, làm cầu nối diễn giả và khán giả, thu hút được sự tập trung chú ý của khán giả nghe thuyết trình.

Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm hay thực sự đang bối rối, bạn có thể tham khảo thông tin từ nhưng người bạn của bạn những người đã từng rất thành công trong việc thuyết trình và nói trước đám đông, hoặc bạn cũng có thể đăng ký tham gia học lớp học thuyết trình. Qua đó sẽ giúp bạn nâng cao khả năng thuyết trình hiệu quả trước công chúng, thuyết phục đối tác, khích lệ nhân viên và chinh phục lòng người.

Chúc bạn luôn thành công.
Nguồn: Những yếu tố cần thiết cho buổi thuyết trình
 
×
Quay lại
Top