Những sự thật bất ngờ về tuyết không phải ai cũng biết

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Mùa Đông năm nay, nếu bạn nào có dự định đến Sapa hay đi du lịch để đón tuyết thì chắc chắn nên biết những sự thật rất bất ngờ về tuyết


Các bông tuyết xuất phát từ những... hạt phấn hoa?


Ai cũng biết độ ẩm là yếu tố chính giúp tạo ra những hạt tuyết,nhưng thực ra hơi nước có ở khắp nơi trong bầu khí quyển dù nóng hay lạnh, vậy tại sao lại có tuyết? Đó là vì khi trời lạnh, một phần nhỏ của lượng hơi nước sẽ tích tụ lại quanh một chất xúc tác như một hạt bụi, hạt muối biển, bụi thiên thạch từ vũ trụ, cát và ngay cả phấn hoa.


20141226-053928-tuyet-1-520x325.jpg


Khi rơi, hạt nước nhỏ đó sẽ nằm ở trạng thái lạnh nhưng chưa đông và nó sẽ kết dính với những hạt nước nhỏ khác thành một hình thể có tổ chức. Khi nhiệt độ xuống còn âm 6 độ C, chúng sẽ lập tức đông cứng thành dạng tinh thể và các cạnh của nó sẽ dần nở dài ra thành bông tuyết như chúng ta hay thấy.

Hạt tuyết là khoáng sản

Ai cũng nghĩ các hạt tuyết đều như nhau, nhưng thực chất, tuy đều có cấu tạo theo hình lục giác nhưng chúng lại khác nhau hoàn toàn. Cấu trúc hình học riêng của mỗi hạt tuyết đều phụ thuộc vào lượng nước và nhiệt độ không khí mà chúng tiếp xúc khi đang rơi.


20141226-053950-tuyet-4-520x341.jpg


Một hạt tuyết có tới 180 tỉ phân tử nước bên trong, và do nó thuộc dạng tinh thể rắn vô cơ do tự nhiên tạo ra nên các nhà khoa học đã xếp nó vào hàng khoáng sản. Điều đó có nghĩa là nếu tuyết không bị tan chảy khi nhiệt độ lên cao, thì rất có thể người dân cũng sẽ kiếm bộn tiền nhờ bán tuyết rồi đấy.

Tuyết không phải lúc nào cũng trắng

Tuyết trông như có màu trắng trong mắt ta vì chúng có nhiều mặt phản chiếu và hấp thụ ánh mặt trời qua hiệu ứng quang phổ. Chính vì màu chủ đạo của quang phổ là màu trắng nên ta mới thấy tuyết có màu trắng. Nhưng thực chất, tuyết hoàn toàn trong suốt và không có màu do chúng được cấu tạo bởi nước.


20141226-054000-tuyet-5-520x341.jpg


Cũng chính vì thế, tùy theo lượng ánh sáng mặt trời mà các hạt tuyết hấp thụ, tuyết cũng có thể có những màu sắc khác nhau như đỏ, tím, nâu, xanh lá hay phổ biến nhất là xanh dương nhạt. Nếu nhìn tuyết từ xa, bạn có thể thấy chúng có một nét xanh mờ mờ trên bề mặt.


20141226-054009-tuyet-3-375x282.jpg


Sự tàn phá của tuyết


Từ năm 1936, chỉ tính riêng ở Mỹ thì các trận bão tuyết đã khiến hơn 200 người thiệt mạng hằng năm, 70% trong số đó là do tai nạn giao thông gây ra bởi đường xá trơn trượt, 25% do bị tuyết vùi và 5% do các nguyên nhân khác như chết ngạt trong xe bị vùi dưới tuyết.


20141226-054048-tuyet-6-520x390.jpg


Siêu bão tuyết có sức tàn phá lớn nhất là vào năm 1972. Một trận siêu bão tuyết đã vùi nhiều làng mạc ở Iran dưới 8 mét tuyết, không một ai trong các ngôi làng đó còn sống. Tổng cộng số người chết lên tới 4.000 người chỉ trong một thời gian ngắn.

Tuyết nhân tạo

Vào tháng 3 năm 1949, Wayne Pierce, Art Hunt và Dave Richey đã sáng chế ra máy tạo tuyết đầu tiên từ một ống phun nước và bộ nén khí của bình phun sơn, nhưng nó chỉ ra một màn sương mờ hơn là tuyết. Vào năm 1975, một sinh viên đại học đã hoàn thiện thiết kế để giúp nước có thể kết tụ thành một hạt tuyết thật. Chính nhờ thiết kế này mà giờ đây, con người đã có thể tạo ra tuyết mà không cần sự trợ giúp của thiên nhiên.


20141226-054506-tuyet-7-520x341.jpg


Vào thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi, các nhà tổ chức đã chuẩn bị 500 máy phun tuyết và tích trữ hơn 710,000 mét khối tuyết lấy từ núi Caucasus để phòng trường hợp thời tiết không đủ lạnh để tuyết rơi, và như thế sẽ không đúng tinh thần của Olympic mùa đông.

Những hành tinh khác cũng có tuyết rơi

Tầng nhiệt độ của Sao Hỏa khá độc đáo, nhiệt độ dưới chân bạn có thể là 21 độ C, nhưng nhiệt độ ở phần ngực của bạn trở lên lại lạnh ngắt ở mức 0 độ C. Đó là lí do vào năm 2008, máy quan sát Mars Lander đã quay lại cảnh tượng “tuyết rơi” ngoạn mục trên Sao Hỏa. Những hạt tuyết hoàn toàn bị bốc hơi khi gần chạm đất trông rất lạ mắt. Tuy nhiên thứ màu trắng đó không giống như tuyết trên Trái Đất, mà là carbon dioxide bị đông cứng và thường hiện hữu ở dạng sương.


20141226-054544-tuyet-8-520x341.jpg


Trên Sao Kim cũng có tuyết, nhưng chúng không làm từ nước hay carbon dioxide mà là kim loại. Do khí quyển Sao Kim chứa đầy chất pyrit cộng thêm với áp suất rất cao khiến chúng kết dính với nhau và tạo ra một lớp sương kim loại bằng sulfide và kẽm sulfide trên các ngọn núi.

Theo Yan New
 
Tuyết lạnh nhưng em thấy ấm <3
 
Giá mà ở chỗ mình có tuyết rơi....* mơ màng* :KSV@12:
 
sự thật là tuyết rất bẩn
 
Aluminium mình biết là rất bẩn nhưng vẫn cố tỏ ra ''nai tơ'' mơ mộng chút thôi à :v
Bạn có nhìn những bông tuyết đang rơi vào lòng bàn tay ta rồi nó tan biến như chưa hề tồn tại? Mọi chuyện cũng như vậy đấy, xảy ra rồi chìm vào quên lãng...
 
×
Quay lại
Top