Những nỗi khổ mang tên...con nhà giàu!!!

Je LuV

Thành viên
Tham gia
26/1/2012
Bài viết
37
pixel_1_1.gif

Liệu có phải cứ con nhà giàu là có tất cả, vô lo vô nghĩ không nhỉ? Thực ra, con nhà giàu cũng có nhiều nỗi khổ tâm riêng đấy bạn ạ.
pixel_1_1.gif

Theo quan niệm thông thường, mọi người đều cho rằng chỉ có nhà nghèo mới khổ, mới có lắm nỗi lo cơm áo gạo tiền. Ai cũng bảo con nhà giàu là sướng, không phải nghĩ gì hết, muốn mua gì cũng được, cần gì là có... Nhưng liệu có phải cứ con nhà giàu là có tất cả, vô lo vô nghĩ không nhỉ? Thực ra, teen nhà giàu cũng có nhiều nỗi khổ tâm riêng đấy bạn ạ.
Bị bạn bè... tẩy chay
Ngay từ những ngày mới bắt đầu nhận lớp, bạn bè đã "rỉ tai" nhau về mức độ giàu có của gia đình Hoàng Linh (17t). Theo những thông tin được truyền đi khắp nơi thì bố Linh làm giám đốc một công ty xây dựng lớn, mẹ lại sở hữu mấy cửa hàng thời trang, gia đình có biệt thự "hàng khủng", xe hơi hạng sang...
Tuy nhiên, đi kèm với những điều đó là: "Nhà giàu thế chắc con nhỏ đó chảnh lắm", rồi: "Lại một nàng tiểu thư con nhà sếp, đỏng đảnh khó chiều, khó chơi ấy mà"... Do mang "tiếng xấu" ngay từ đầu nên Linh bị các bạn đối xử rất e dè, thậm chí mỗi khi cô nàng làm gì cũng bị soi mói, hoặc nói này, nói nọ.
Linh chia sẻ: "Mình đã rất cố gắng, nhưng dường như không thể hòa nhập được. Có những việc rất bình thường, nhưng cũng bị mọi người suy diễn này kia, thực sự mình rất buồn và chẳng biết phải làm thế nào cả".
Với các bạn là “con nhà giàu” thì việc được bố mẹ chăm lo cho những vật dụng đắt tiền, tốt nhất cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng không phải cứ được mặc đồ đẹp, sử dụng đồ tốt là teen thấy thoải mái đâu nhé!
Như Quỳnh (17t) chia sẻ: “Bố mình luôn mua cho con cái những gì tốt nhất và đảm bảo chất lượng nhất, thế nên có những vật dụng của tớ hơi mắc một chút, nhưng cũng không đến nỗi được xem là “hàng khủng” đâu.
Vậy mà mỗi lần đi học kiểu gì tớ cũng bị các bạn nói là “Đúng là con nhà “đại gia” coi tiền không ra gì, suốt ngày chỉ biết ăn diện và mua sắm. Lại thích thể hiện đây.” Cứ như thế, Quỳnh cũng bị mọi người tẩy chay chỉ vì những vật dụng tốt mà bố mẹ sắm cho bạn ấy.

nhung-noi-kho-mang-ten-con-nha-giau_0.jpg
Là con nhà giàu cũng có nhiều chuyện bi hài lắm bạn ạ. (Ảnh minh họa)
Bị gắn mác... ki bo
Tuấn (17t) tâm sự: “Mình khá may mắn khi được sinh ra trong một gia đình có thể nói là khá giả. Bố mẹ mình đều làm trong kinh doanh. Ngay từ bé, bố mẹ đã dạy mình phải biết tiết kiệm và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Thế nhưng không phải ai cũng có cái nhìn thiện cảm với mình. Nhất là mỗi lần nhà trường có đợt quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt hay Tết vì người nghèo, nếu mình mà góp bằng các bạn khác thì bị nói là “Nhà giàu mà... ki, ủng hộ được mấy đồng”, còn nếu muốn ủng hộ nhiều hơn thì lại bị đem ra bàn luận là “Nhà nó giàu thiếu gì tiền, chắc lại muốn thể hiện mình đây mà.” Thành ra mình không biết cách làm thế nào để không bị nói luôn”.
Không như trường hợp của Tuấn, Phương (18t) lại khác. Là tiểu thư con nhà giàu nhưng Phương được bố mẹ quản lý khá chặt chẽ và nghiêm ngặt chuyện giờ giấc cũng như vấn đề tiêu pha. Hàng tháng, cô nàng cũng chỉ được cấp khoản tiền tiêu vặt bằng với các bạn khác mà thôi. Thế nên mỗi lần đi tụ tập hay ăn uống với bạn bè, dù muốn nhưng Phương cũng không thể “bao” hết tất cả được. Và thế là Phương đã "được" các bạn gán cho cái mác “tiểu thư ki bo”.
Phải "chủ chi" của mọi buổi tụ tập
Nếu không bị gắn mác "ki bo" thì các teen nhà giàu lại vướng vào một tình huống trớ trêu khác, đó là phải "rút hầu bao" trong các buổi liên hoan, đi chơi... Cũng là một "công tử" con nhà giàu trong mắt bạn bè, nên bất cứ buổi đi ăn nào, Mạnh Hùng (17t) cũng phải ngồi lại và "chịu trận" với cái hóa đơn thanh toán. Sở dĩ như vậy là bởi, theo quan niệm của bạn bè Hùng thì: con nhà giàu tất nhiên có nhiều tiền, mà nhiều tiền thì chuyện khao bạn bè cũng là điều hiển nhiên.
Đau đầu hơn nữa là, nhiều lần Hùng cũng chia sẻ thẳng thắn như vậy với bạn bè mình, nhưng kết quả nhận được không phải là sự thông cảm, mà ngược lại, còn mang tiếng... keo kiệt, hoặc bị nói: "Không muốn trả tiền nên kiếm cớ", rồi từ đó, hễ có buổi đi chơi, tụ tập nào là đám bạn lại... gạt anh chàng ra luôn.
Áp lực vượt qua cái bóng của bố mẹ
Có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn các bạn, nên Bảo Trâm (18t) lúc nào cũng được bố mẹ nhắc nhở: phải học thật giỏi, phải đỗ đại học điểm cao, phải trở thành người thế này, thế kia... Mỗi lần Trâm đạt điểm yếu môn nào đó, kiểu gì cũng bị mẹ mắng tới mấy ngày, vì: "Con nhà người ta còn phải làm việc này, việc nọ, đằng này mình có cơm bưng, nước rót, có người đưa đón tận nơi, chỉ có mỗi việc học không xong thì còn làm được gì".
Năm nay Trâm thi đại học, biết sức mình khó đỗ, nhưng Trâm vẫn phải "cày ngày, cày đêm" bởi bố mẹ đã có "lệnh": "Nhất định phải đỗ Ngoại Thương, chứ không phải là bất cứ trường nào khác".
Còn Huy Hoàng (17t) cũng rất vất vả chỉ vì là con nhà giàu, vì bố làm "sếp bự". Đỗ thủ khoa lớp Toán của trường chuyên bằng chính lực học của mình, nhưng Hoàng lại luôn nhận được những lời bàn tán, những thông tin từ "thông tấn xã con vịt" như: "Giỏi giang gì đâu, nhờ bố chơi thân với thầy hiệu trưởng trường mình nên mới được thế", hay "Nhà giàu nên... thiếu gì cách để trở thành thủ khoa".
Bởi thế, Hoàng tự nhủ lúc nào cũng phải cố gắng, cố gắng hơn nữa để gạt đi những lời xầm xì. Không cho phép mình có điểm kém hơn bất kì ai trong các bài kiểm tra, miệt mài phấn đấu với các kì thi học sinh giỏi, “chạy đua” với rất nhiều danh hiệu và thành tích khác nhau khiến Hoàng lúc nào cũng mệt mỏi và nhiều lúc chỉ ước, giá nhà mình… đừng giàu, bố đừng làm to.
Những teen là con nhà giàu hầu hết đều có bố hoặc mẹ là những người thành đạt và giỏi giang, vì thế áp lực đặt lên vai teen làm sao để vượt qua được cái bóng quá lớn của cha mẹ là một điều không hề dễ dàng. Nhiều khi chính năng lực thực sự của teen không được công nhận mà luôn bị che phủ bởi những suy nghĩ và lời nói “Chắc là bố mẹ nó dùng tiền để mua ấy mà, chứ nó có giỏi đâu”.
Quân (19t) nói: “Suốt 12 năm đi học là học sinh giỏi cho đến khi mình đậu đại học, tất cả đều nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Thế nhưng, ngày xưa học cấp 3 thì mình luôn bị các bạn cho là “Bố làm to thế thì việc nó là học sinh giỏi là đương nhiên rồi.”
Khi vào đại học thì mình lại phải nghe những lời nhận xét như “Nó đậu đại học cũng thường thôi mà, có gì ngạc nhiên đâu, nhà giàu lại còn có quyền chức nữa.” Dường như tất cả những gì teen nhà giàu đạt được đều bị quy chụp là “nhờ” có bố mẹ nên mới có được. Quả là làm con nhà giàu cũng khó thật.
Con nhà giàu và vấn đề tình bạn
Một điều dễ nhận thấy là những teen nhà giàu có rất nhiều bạn bè, nhưng để có một người bạn thực sự thì quả là rất khó. Bởi nhiều khi với lối sống thực dụng, bạn bè kết bạn với teen nhà giàu chỉ vì những mục đích riêng cho bản thân, chứ không phải vì tình cảm và sự cảm thông, chia sẻ cùng nhau.
Đôi khi, có người kết bạn với bạn ấy chỉ vì bạn ấy là con nhà giàu, bạn ấy có tiền và có thể chi trả cho những khoản “lệ phí” mà hai đứa đi chơi, hoặc bạn ấy có những đồ vật “xịn” mà mình có thể mượn tạm vài ngày và biến nó thành vật thuộc quyền sở hữu của mình.
Có rất nhiều câu chuyện cho thấy khi teen còn là con nhà giàu, có tiền thì có rất nhiều bạn bè, nhưng khi gia đình chẳng may gặp chuyện thì chẳng thấy bóng dáng "bạn" hay "bè" nào nữa.
Thế mới biết, không phải cứ là con nhà giàu thì lúc nào cũng sung sướng như chúng mình vẫn thường tưởng tượng đâu, bạn nhỉ?

pixel_1_1.gif
 
có lẽ là đúng đấy
 
Cái này diễn ra hoài mà...!!!
Nói chung, cứ sống bình thường, mặc kệ người ta nói gì thì nói, miễn mình k làm gì sai trái hay mắc lòng ai cả..!!:)
 
chưa chứ không phải là không đung không. rồi sẽ giàu đúng không
 
Ừh tất nhiên là sẽ giàu rồi
Chỉ cần có niềm tin là được
Mà chỉ có những người bạn lúc mình là chính mình; không giàu, đẹp hay nổi bật mới là bạn thật sự đúng không ta???
 
uhm. nhiều ng chỉ vì mình nhà giàu mới làm bạn cho nên những ng đó không phải là bạn thật sự
 
Dù sao, theo tui nghĩ, "nỗi khổ" con nhà giàu sao bằng nỗi khổ con nhà nghèo. Mà người ta thường hay đứng núi này trông núi nọ, ko thể vừa lòng hết được, ai cũng có cái khổ/than khổ riêng....
 
×
Quay lại
Top