Những mỹ nhân trong lịch sử Việt Nam

Thuận Thiên Công Chúa

Thuận Thiên Công Chúa:

KenhSinhVien.Net-cngchathunthin.jpg

Công chúa Thuận Thiên (tháng 6 âm lịch năm 1216[1] - tháng 6 âm lịch năm 1248[2]) là con gái trưởng của hoàng đế Lý Huệ Tông và bà hoàng hậu Trần Thị Dung, tên húy là Oanh[3] tước phong ban đầu là công chúa Thuận Thiên[1]. Năm 1237, bà trở thành hoàng hậu Thuận Thiên[2] của Trần Thái Tông. Tháng 6 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 17 (1248) bà mất. Sau khi mất được truy tôn là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu[2].

Năm 1226, Trần Cảnh lên ngôi (tức Trần Thái Tông), sắc phong anh mình là Trần Liễu làm Hiển hoàng. Ban đầu bà lấy Trần Liễu và đã sinh được một người con trai là Trần Doãn.

Do vua Trần Thái Tông và bà Chiêu Thánh hoàng hậu lấy nhau đã lâu mà chưa có con nối dõi tông đường, vì hoàng thái tử Trần Trịnh mới sinh đã mất nên Thái sư Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực (Trần Thị Dung) ép vua Trần Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh lấy bà, lúc đó bà đang có mang ba tháng, vì thế Chiêu Thánh bị phế ngôi và bà được phong làm hoàng hậu.

Sử không ghi rõ bà sinh được bao nhiêu người con, nhưng những người sau đây là chính xác:

Với An Sinh vương Trần Liễu

* Vũ Thành vương Trần Doãn[2], tháng 7 năm 1256, sau khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu mất, bị thất thế nên đem cả nhà trốn sang Tống, thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt lại đưa trả cho Đại Việt[2].
* Tĩnh Quốc Đại vương Trần Quốc Khang[2]

Với Thái Tông Trần Cảnh

* Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế Trần Thánh Tông
* Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải[2]
 
Nguyệt Đình công chúa

Nguyệt Đình công chúa:

KenhSinhVien.Net-tamkhanh.jpg

Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh (1824-1892) tự Trọng Khanh, hiệu Nguyệt Đình, là hoàng nữ thứ mười tám của vua Minh Mạng, là người chị cả trong ba cô em gái của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (hai cô em kia là Mai Am và Huệ Phố) và là một trong Tam Khanh của nhà Nguyễn, Việt Nam.

Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh sinh ngày 25 tháng 5 năm Giáp Thân (21 tháng 6 năm 1824). Thuở bé Nguyệt Đình ở trong cung, năm 1849, bà cùng hai em đã kể trên theo mẹ là Thục tân Nguyễn Thị Bửu (1801-1851) ra ở Tiêu Viên trong phủ của anh trai là Miên Thẩm.

Vốn thông minh, ham đọc sách, lại được anh Miên Thẩm chỉ bảo nên Nguyệt Đình sớm làu thông kinh truyện.

Năm 1850, bà kết hôn với Phạm Đăng Thuật, con trai của Phạm Đăng Hưng, em của Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dụ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức).

Hai vợ chồng sống hạnh phúc, xướng họa tương đắc. Sách Đại Nam liệt truyện chép:

Chúa (Nguyệt Đình) thác sinh ở nhà vua, lấy chồng người họ quý thích, mà khiêm tốn giữ gìn, không ưa xa xỉ, duy chỉ thích sách vở mà thôi.[1]

Sáng ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp bắn vào cảng Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm lấn lâu dài tại Việt Nam. Năm 1861, Phò mã Phạm Đăng Thuật vâng mệnh vào Nam Kỳ xem xét rồi chết việc nước. Vua Tự Đức thương tiếc, truy tặng hàm Quang Lộc tự khanh.

Hai vợ chồng chỉ sinh được một gái tên Uyển La, nhưng mất sớm.

Kể từ đó, Nguyệt Đình thủ tiết, nuôi cháu là Phạm Đăng Tiến (con của Phạm Đăng Thiệu) làm thừa tự, nhưng rồi thấy Tiến vô hạnh, bà từ bỏ, dựng từ đường riêng[2] ở trước mộ chồng.

Năm Tự Đức thứ 20 (1876), bà được phong Quy Đức công chúa.

Năm 1875, bà tâu xin được giao cho xã sở tại (Dương Xuân), chọn người coi giữ việc thờ cúng nơi từ đường.

Nguyệt Đình mất ngày 22 tháng 3 năm Nhâm Thìn (18 tháng 4 năm 1892) triều Thành Thái, hưởng thọ 68 tuổi, táng chung một chỗ với chồng, thụy Cung Thục.

Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh có để lại Nguyệt Đình thi thảo, được Tuy Lý Vương Miên Trinh đề tựa khen ngợi (dịch):

Xưa, phần nước Vệ ở Biến phong trong kinh Thi, bài Tái Trì là thơ của phu nhân Hứa Mục công, bài Hà Quảng là thơ của phu nhân Tống Hoàn công, thảy thảy phát ra từ tình cảm mà dừng lại ở lễ nghĩa, cho nên quốc sử khen ngợi và học giả tôn sùng.
Nay việc làm của em, nhất nhất đều ngay chính. Như thế dù không có thơ cũng đã đủ để lưu truyền rồi, huống chi còn có thơ nữa, thì những người thu thập về sau mà ta biết thế nào cũng có, ắt chẳng đáng chép đi in lại vài lần sao![3]

Tập thơ chưa được in ấn và hiện nay đã bị thất lạc.
 
Mai Am công chúa

Mai Am công chúa:

KenhSinhVien.Net-tamkanh3.jpg

Mai Am (11 tháng 8 năm 1826 - 3 tháng 1 năm 1904) là con gái thứ 25 của vua Minh Mạng và là nữ sĩ nổi tiếng vào nửa cuối thể kỉ 19. Tác phẩm chính của bà tập thơ Diệu Liên thi tập, đã từng được nhiều danh sĩ ngơi ca, ngoài ra còn một số bài ca được người dân Huế truyền tụng[1].

Công chúa Mai Am sinh năm Bính Tuất (1826)[2], tên thật Nguyễn Phúc Trinh Thận, tự Thúc Khanh, Nữ Chi, hiệu Diệu Liên, được phong Lại Đức công chúa. Bà là con gái thứ 25 của vua Minh Mạng, với bà Thục Tần Nguyễn Khắc Thị Bửu (1801–1851), con quan Tư không Nguyễn Khắc Thiệu người làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Bà là em cùng mẹ với Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và công chúa Vĩnh Trinh (Qui Đức, Nguyệt Đình, Trọng Khanh), và là chị của công chúa Tĩnh Hòa (Huệ Phố, Quý Khanh).

Lúc nhỏ bà sống với mẹ và ba chị em gái ở viện Đoan Chính trong Tử Cấm Thành sau dời về Sở Tiêu Viên (vườn mía) thuộc khu dinh thự của Tùng Thiện Vương . Vì đây là khu vực thơ văn của Tùng Thiện Vương và cũng là nơi Tùng Thiện thi xã thường xuyên họp bạn thơ văn nên Mai Am đã được tiếp xúc thi thơ từ rất sớm[3]. Tới tuổi đi học, với thân phận là con cháu hoàng tộc nên bà và chị em không được học ở trường ngoài mà được cho học trong Tôn học đường do anh ruột Tùng Thiện Vương phụ trách[4]. Ba công chúa được sự dạy dỗ của anh nên sớm bộc lộ tài năng về thơ phú. Qui Đức, Mai Am, Huệ Phố được gọi là Tam Khanh (theo ba tên hiệu của ba người lần lượt Trọng Khanh, Thúc Khanh và Quý Khanh) trở nên nổi tiếng lừng lẫy về tài văn chương trong giới nữ lưu ở đất kinh thành. Trong ba người, Mai Am được coi là người tài năng và nổi tiếng nhất[5][6]. Bà đã sáng lập ra Thỉnh Nguyệt Đình, là nơi bà chủ trì các đêm thơ, có sự tham gia của nhiều danh sĩ đất kinh kỳ[7].

Năm 1850, bà kết hôn với hiệu úy Thân Trọng Di (hay Thân Văn Di, tự Như Phủ[6]) (1825-1885) - cháu nội quan đại thần Thân Văn Quyền (1771-1837), gốc ở làng Nguyệt Biều (ngoại thành Huế). Mẹ bà qua đời vào năm sau (12-9-1851). Cuộc sống của bà với Thân Trọng Di, theo nhà thơ Lương An thì "hai người ăn ở với nhau tuy bề ngoài vẫn ấm êm, nhưng bên trong thì không được sắt cầm hòa hợp"[5]. Năm 1863, bà mới sinh con trai đầu lòng đặt tên Thân Trọng Mậu, tuy nhiên người con chưa đầy 5 tuổi thì bị bệnh qua đời. Sau này Mai Am không sinh thêm được người con nào nữa. Đau đớn vì mất con, bà đã làm 15 bài thơ khóc con ("Khốc nhi thi - thập ngũ thủ") về sau có đăng trong Diệu Liên thi tập bản tái bản.

Tháng 7 năm 1885, sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn, chồng bà Thân Trọng Di mặc dù đã 60 tuổi vẫn quyết theo vua đi ra Quảng Trị. Trong một đợt tấn công của Pháp, quân của Thân Trong Di tan rã còn bản thân ông bị mất tích giữa rừng, về sau vẫn không tìm được hài cốt; phải lập mộ giả để thờ[8]. Một lần nữa sau khi mất con, Mai Am lại viết 15 bài thơ khóc chồng, được khắc trên ngôi mộ không của ông ở xóm Đông làng Nguyệt Biều, do những người trong gia tộc họ Thân xây dựng[6].

Mai Am qua đời vào 3 tháng 1 năm 1904[6], thọ 79 tuổi. Bà là người sống lâu nhất trong Tam Khanh; người em gái Tĩnh Hòa mất vào năm 1885; còn người chị Vĩnh Trinh qua đời năm 1892. Anh của bà, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cũng đã qua đời vào tháng 4 năm 1870.

Ngôi mộ của bà đặt tại làng Nguyệt Biều, nay là xã Thuỷ Biều, thành phố Huế[9]. Tên Mai Am đã được đặt tên cho một con đường nằm ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Diệu Liên thi tập

Hầu hết những bài thơ còn lại của Mai Am đều nằm trong tập thơ chữ Hán mang tên Diệu Liên thi tập hay Lại Đức công chúa Diệu Liên tập, gồm 370 bài, chia làm 3 quyển, 1 bổ di, 1 phụ lục, hiện nay vẫn còn được lưu giữ[10]. Tập thơ in 100 bản lần đầu vào năm 1867, gồm 2 quyển, 177 bài, do chính bà tuyển chọn, được Tùng Thiện Vương đọc duyệt, Phạm Thuật và Thân Trọng Di theo dõi việc in ấn, Mặc Vân sào tàng bản[7]. Viết lời bình có Thương Sơn (Tùng Thiện Vương), Vĩ Dã (Tuy Lý Vương), Trương Quảng Khê, Phan Lương Khê, Nguyễn Nhiệm Sơn; Nguyễn Hàm Ninh còn viết riêng lời đề tựa.

Đầu năm 1891, Diệu Liên thi tập lại được Kim Giang Nguyễn Trọng Hợp[1][11] tái bản, bổ sung thêm quyển III và phần bổ di. Tổng cộng trong Diệu Liên thi tập tái bản có tất cả 3 bài tựa, một bài bạt, 5 lời đề, 5 bài thơ ghi cảm tưởng với lời bình về Diệu Liên thi tập của nhiều danh sĩ, trong đó 6 người Trung Quốc[12], ngoài ra còn có cả Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu... Phần nhiều các bài thơ là thơ cảm tác, xướng hoạ, vịnh cảnh vật và vịnh sử. Trong phần phụ lục có bài văn phúng Mộng Tùng của Thiên Sơn, câu đối và bài phú nói về sinh phần Diệu Cao Phong của Tùng Thiện Vương[10].

370 bài thơ được sắp xếp theo thứ tự thời gian, có thể coi là một "nhật ký" bằng thơ. Bài đầu tiên sáng tác 1847, khi bà 21 tuổi, cho đến những bài cuối cùng năm 1890. Phần lớn những bài này đều có lời dẫn, nhờ thế nó không chỉ là tác phẩm thơ mà còn có giá trị giúp xác định nhiều tư liệu về tiểu sử của Mai Am lẫn nhiều chi tiết liên quan đến những người cùng thời như Tùng Thiện Vương, Huệ Phố, Bà Huyện Thanh Quan, Bùi Dị, Nguyễn Hàm Ninh...[1]

Một số bài thơ

Khác với nhiều nhà thơ sống cùng thời với mình, Mai Am không làm thơ chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ mà chỉ làm thơ chữ Hán. Thơ của bà làm theo thể cách thơ Đường, giống như thơ của Bạch Cư Dị và Nguyên Vi Chi. Nội dung phần lớn viết về chuyện gia đình, bạn bè và chuyện riêng tư. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, "sức hấp dẫn của thơ bà là ở sự tinh tế, nhạy cảm của một tâm hồn nhân hậu, giàu nữ tính"[13].

Khi mất đứa con trai yêu, bà đã viết những dòng đầy đau xót:

Phiên âm:
Hoạch sa vãng vãng hiệu nhân thư
Thốc quản tùy thân nhật bất hư
Khổ ức lâm chung vân hiếu học
Chư thiên hà xứ mịch đồng sơ.



Lương An dịch
Vạch cát học theo người lớn viết
Bút cùn tay chẳng buổi nào lơi
Lâm chung còn nói con thèm học
Con trẻ, tìm đâu giữa các trời?[5]

Hay như bài Ngẫu ti (Tơ ngó sen), được viết năm 1855 khi bà 30 tuổi, mà đã phần nào nói lên được "tâm trạng khát khao tình cảm của nữ sĩ trong tình cảnh không mấy hạnh phúc của bà"[5]:

Ai ơi chớ bẻ ngó sen hương
Vô số tơ mành cứ vấn vương
Mềm mại khác chi the mới dệt
Mảnh mai như thể kén vừa giương
Dăng dăng mối kết trong tâm khảm
Cuộn cuộn tình lan cách dặm trường
Ví thử xe tơ thành sợi chỉ
Xin người thêu lấy cặp uyên ương.

Bên cạnh những bài tự sự, bà cũng thể hiện tình cảm sâu sắc với người dân quê, tiêu biểu là bài Nông phu từ (Lời nhà nông)[13][5]:

Lúa cứa sầy da, lưng nóng bỏng
Mồ hôi như mưa giọt nhỏ ròng...

Thơ của bà còn thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước bị quân Pháp xâm lược. Bài thơ Độc điếu nghĩa dân tử trận văn, được viết khi đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu[7]:

Xích tử Cần Vương năng địch khái,
Thư sinh dụng võ tích phi tài.

Dân chúng Cần Vương vì ghét địch,
Nhà Nho lâm trận tiếc không tài.

(Lê Thước dịch)

Bài thơ được biết đến nhiều nhất của Mai Am là bài Ức mai (Nhớ mai). Nhà thơ Lương An và một số người khác đã từng đặt nghi vấn rằng bài thơ này có thể không phải do bà viết, mà do Nguyễn Hàm Ninh và được Mai Am đưa vào tập thơ của mình để đáp lại tấm lòng người bạn tri kỷ. Tuy nhiên theo Đỗ Thị Hảo thì điều này không thuyết phục bởi Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương và Trương Đăng Quế đã từng viết lời khen ngợi về bài thơ này trong Diệu Liên thi tập[1].

Ức mai
Lâm đường tạc dạ sóc phong xuy,
Tiểu các thanh hàn độc toạ trì.
Địch lí quan san sầu cựu khúc,
Thuỷ biên li lạc nhận tiền kì.
Hương nam tuyết bắc vô hương cấn,
Nguyệt địa vân giai hữu mộng tư.
Dục hả tân từ viễn tương tặng,
Mỹ nhân uyển tại thuỷ chi mi.



Nhớ mai (Dịch: Thanh Vân)
Đêm nao gió bấc lướt qua hồ
Gác phấn canh khuya quạnh bóng mờ
Tiếng địch ngàn trùng, buồn khúc cũ
Cành mai ngày trươc tựa rào thưa.
Hương nam tuyết bắc đôi phương biệt
Trăng giải mây thang một nỗi chờ
Thơ mới trời xa mong gửi tặng
Mỹ nhân cạnh nước hẳn như xưa.

Trích dẫn nhận xét
“ ...cứ xem nước Nam ta hàng trăm ngàn năm trở lại đây, thơ văn của những bậc khuê các trước có Phạm Lam Anh, sau đến Hồ Xuân Hương, ngoài hai người ra tuyệt nhiên chẳng nghe nói có ai nữa. Nay Thương Sơn đã là một nhà thơ lão luyện trong nước, quý chúa Mai Am tài thơ cũng chẳng thua kém... Thực là khí thiêng sông núi chung đúc tinh anh, chẳng hiềm phái quần thoa, sao chỉ tập trung vào nơi con vua cửa chúa... Xin đem nguyên tập thơ bình duyệt, thấy rằng văn phong tự nhiên, tứ dường thác chảy vượt hơn hẳn Lam Anh, Xuân Hương, liền cầm bút viết lời tựa này để ghi lại việc hiếm thấy trên đời, ngàn năm có một trong chốn hương khuê. ”
“ Tôi học thơ ngài Thương Sơn gần 20 năm, nay đọc thơ của bà chúa em thì tự biết phận mình không chỉ là học trò nơi nhà Tùng Vân[14] mà còn là học trò nơi đình Thỉnh Nguyệt (...) Đọc thơ của Mai Am, thấy dáng điệu tươi như mùa xuân, phép tắc thì hoa lệ, nghiễm nhiên lên đứng ngang hàng với các ông lớn tác gia nổi danh đời Đường, Tống... ”
“ Thơ Mai Am đi theo bước của Ban Chiêu, Tả Phàn, nối cái đẹp của Lam Anh, Xuân Hương. Cho nên miệng lưỡi kỳ diệu nhả ra hoa sen, tấm lòng thảo thơm phả ra hơi tuyết. ”

Cũng như vậy, Tuy Lý Vương đã từng so sánh thơ bà với thơ Ban Tiệp Dư hay Tạ Đạo Uẩn đời Tấn, Trung Quốc[13].

Nhà thơ Lương An viết về sự nghiệp thơ của bà:
“ ...thơ Mai Am trước hết là thơ một phụ nữ khuê các, hơn thế, một bà chúa sống giữa một giai đoạn lịch sử mà xã hội đang trải qua những biến động rất lớn, đất nước đang từ tự chủ trở thành lệ thuộc, là thơ của một con người giàu tình cảm, dễ xúc động, lại gặp nhiều bất nghi trong cuộc sống riêng tư. Với thơ của một người như thế, vấn đề lớn nhất không phải là chuyện đề tài, mà là bao nhiêu điều bắt ta phải suy nghĩ, tìm hiểu, thông cảm, thậm chí cả trằn trọc và tin yêu nữa.
 
Huệ Phố công chúa

Huệ Phố công chúa:

KenhSinhVien.Net-tamkhanh2.jpg

Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa (1830 - 22 tháng 4 năm 1882), tự Quý Khanh, Dưỡng Chi, hiệu Huệ Phố, biệt hiệu Thường Sơn, là con gái thứ ba mươi bốn của vua Minh Mạng và là cô em út trong Tam Khanh (hai người kia là Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh và Nguyễn Phúc Trinh Thận), tức một trong ba nữ danh sĩ đất Thần kinh (Huế) ở nửa sau thế kỷ 19 tại Việt Nam.

Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa sinh năm Canh Dần (1830), lúc bé sống với mẹ là Thục tân Nguyễn Thị Bửu (1801-1851) trong cung cấm. Tính nết bà dịu dàng, lại thông minh nên sớm làu thông kinh sử, thi từ, nhạc phủ...

Năm Kỷ Dậu (1849), bà và hai chị theo mẹ ra ở Tiêu Viên trong phủ của anh cả là Miên Thẩm (Tùng Thiện Vương) bên bờ sông Lợi Nông (An Cựu, Huế). Năm Canh Tuất (1850), chị Vĩnh Trinh và Trinh Thận đều kết hôn và theo chồng.

Năm Tự Đức thứ 4 (1853), Tĩnh Hòa kết hôn với Đặng Huy Cát. Nhờ cùng yêu chuộng và biết sáng tác thơ văn, nên vợ chồng bà sống rất hòa hợp[1].

Đêm 16 tháng 9 năm 1866, cháu rể của bà là Đoàn Hữu Trưng (con rể của Tùng Thiện Vương) cầm đầu binh lính và dân phu ở công trường Vạn Niên nổi dậy và thất bại, anh bà (Tùng Thiện Vương) bị nghi có liên quan nên phủ đệ bị đóng cửa, bị canh gác nghiêm ngặt.

Năm Tự Đức thú 22 (1869), bà được phong Thuận Lễ công chúa.

Bà mất ngày 5 tháng 3 năm Nhâm Ngọ (22 tháng 4 năm 1882), thụy Mỹ Thục. Vợ chồng bà có cả thảy bốn con trai, nhưng ba người đã mất sớm, còn một người tên Đặng Hữu Phổ bị án tử hình năm 1885 (còn chồng thì bị tù) sau khi bà lìa đời mới ba năm.

Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa mất, để lại một tác phẩm duy nhất là Huệ Phố thi tập. Sáng tác này gồm bốn quyển với 216[2] bài thơ chữ Hán do bà viết từ năm 1845 cho đến ngày từ trần. Tập thơ có một bài tựa do Miên Thẩm (Tùng Thiện Vương) viết và được năm người nữa, gồm: Miên Thẩm, Phan Lương Khê (Phan Thanh Giản), Nguyễn Phương Đình (Nguyễn Văn Siêu), cùng hai em là Quân Bác và Quân Công bình điểm.

Huệ Phố thi tập chưa được khắc in, hiện chỉ là bản chép tay. Nhưng không như Nguyệt Đình thi thảo của chị bà là Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh đã bị thất lạc, Huệ Phố thi tập, nhờ con cháu gìn giữ trân trọng nên tập thơ vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Thời còn ở trong cung và Tiêu Viên, có đầy đủ mẹ con, anh chị em, thơ của bà thường giản dị, hồn nhiên. Phần lớn mảng thơ này, theo Từ điển Văn học (bộ mới) thì “được sáng tác trong các cuộc du ngoạn bằng thuyền, bằng ngựa ra ngoài hoàng thành hoặc dạo vườn, ngắm trăng, uống rượu, thưởng hoa cùng các anh chị em. Nhiều bài tả cảnh như Mạt ly từ (Bài thơ hoa nhài), Thái liên khúc (Thơ hái sen), Chu trung nhàn vọng (Ngồi thuyền ngắm cảnh)...đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảnh, họa và tình...[3]

Xuân nhật tạp vịnh.
Vũ quá vân âm phú đậu bành (bằng)
Hiểu song trang bãi ngọc cầm hoành
Hoàng li tự giải lân xuân sắc
Cố bạng hoa gian bất tích thanh.



Tạm dịch:
Giàn đậu sau mưa mây khói lan
Song mai trang điểm dạo cung đàn.
Oanh vàng cũng biết yêu xuân sắc,
Bên khóm hoa tươi cứ hót tràn.

Nhưng không lâu sau, cả hai chị đều theo chồng và kế đến là mẹ mất (1951), con mất. Nỗi quạnh quẽ khi còn lại một mình bà, được bộc lộ thầm kín trong thơ. Từ điển Văn học (bộ mới) viết: “Tĩnh Hòa cũng đặc biệt thành công trong những bài thơ tả nỗi lòng thương nhớ các chị em, bạn thơ như bài Tuế mộ ký Uyển Sồ (Cuối năm gửi Uyển Sồ) , Thu dạ hoài Mai Am (Đêm thu nhớ Mai Am), Khốc Nhược Hương nhị thủ (Hai bài khóc Nhược Hương)... Ở những bài thơ này, tình cảm của tác giả thiết tha, nồng hậu".

Bệnh trung cảm tác (Cảm xúc làm ra khi ốm)
Hoa chiếu trì đường nguyệt chiếu môn
Xuân lai dục khứ dị tiêu hồn.
Tương phùng tha nhật vô tu thuyết
Khan thủ la sam cựu lệ ngân.
Tạm dịch:
Cửa ngõ trăng soi, ao ánh hoa.
Xuân về sắp hết chạnh lòng ta.
Gặp nhau ngày nọ xin đừng nhắc,
Nhìn vết châu hoen vạt áo là.



Thuật hoài
Thực trúc di hoa cưỡng tự khoan
Giác vô ngôn xứ thế nan nan
Thương tâm tối thị đình tiền nguyệt
Bất tự đoàn viên cựu nhật khan.
Tạm dịch:
Trồng trúc dời hoa vui gượng sao
Biết nơi chẳng nói lệ tuôn trào.
Xót thương chi xiết trăng ngoài ngõ,
Chẳng thấy tròn như tự thuở nào.



Khốc thứ nam Kính Chỉ
Thừa hoan trấp tải độc vô vi
Thái tức quang âm sự chuyển phi.
Tự hữu từ thân thủ trung tuyến
Tri tùng hà xứ thụ nhi y.
Tạm dịch:
Hai chục năm qua hiếu một lòng
Hỡi ôi! Thoáng chốc đã thành không.
Nay còn sợ chỉ trên tay mẹ,
Đâu chốn trao con chiếc áo bông.

Ngoài nỗi đau riêng, bà cũng có những bài thơ chia sẻ nỗi vất vả của dân vì thiên tai (hạn hán) và nạn nước (thực dân Pháp xâm chiếm nước Việt):

Điền gia từ (Lời nhà nông)
Lục nguyệt khổ hạn miêu bất phì
Điền gia phạn khứu thần vô xuy
Vị minh cát cao nhập điền quán
Chung nhật bất tích cân lực bì
Truyền văn biên phòng kim vị tức
Chuyển thâu nhân nhân diện bì hắc
Lão phu hà dĩ tá quan gia
Nỗ lực vân canh túc quân thực.



Tạm dịch:
Tháng sáu hạn dài lúa xác xơ,
Nhà nông buổi sớm nuốt chút cơm nguội.
Chưa sáng, mang gàu ra tưới ruộng,
Suốt ngày chẳng tiếc gân sức mệt mỏi.
Ngoài biên nghe còn binh lửa chưa tắt,
Những người đi tiếp tế mặt mày đen sạm.
Nhà nông già làm gì để giúp vua?
Lo cố cày bừa để quân lính có đử lương ăn.

Hay rất vui khi nghe tin quân Pháp bị đánh đuổi khỏi Quảng Nam:

Cung họa ngự đề Tức sự nguyên vận - Chỉ Quảng Nam lỗ thoái sự.

Nam quận thanh phong đoạn tái trần
Uất thông giai khí mãn thành xuân
Man lao tướng sĩ lâm quan ngoại
Chung kiến thiền vu độn hải tân
Vạn lý củng châu hoàn Vũ cống
Tứ dân canh tạc tự Nghiêu nhân.
Tức kim tầng kiến thăng bình hội
Tiêu cán tần phiền thánh niệm ân.



Tạm dịch:
Thành Nam gió quét bụi quang trời
Rực rỡ kinh kì xuân thắm tươi.
Quân tướng nhọc nhằn ra trước trận,
Giặc thù lủi trốn tận ngoài khơi.
Ngọc châu muôn dặm về bờ cõi,
Cày cấy toàn dân sống thảnh thơi.
Nay thấy thăng bình ngày hội lớn,
Sớm hôm lo lắng cậy ơn Người.

Đối với mảng thơ vừa trích giới thiệu trên, Từ điển Văn học (bộ mới) có lời bàn: "Tĩnh Hòa có một chùm thơ nói về người lao động: Ngư phủ tử (Ông chài), Tiều phu tử (Người kiếm củi), Điền gia tử (Người làm ruộng), Mục đồng tử (Trẻ chăn trâu)... Song ở đây, bút pháp của tác giả vẫn là trữ tình và họa cảnh chứ không phải tả thực. Bài thơ họa đề ra của vua Tự Đức về việc nghe tin quân Pháp rút khỏi Quảng Nam cũng không được sâu sắc như thơ Mai Am...[4]

Đề tựa cho Huệ phố thi tập, Tùng Thiện Vương viết:
“ Tập thơ Huệ Phố là tác phẩm của em gái cùng mẹ với tôi, Thái trưởng công chúa Tĩnh Hòa. Em ở trong cung khuê, thường đem học thức của mình dạy lại cho người khác. Lễ nhạc mùa thu, thơ văn mùa xuân, cây bút không rời tay, sách luôn đem theo bên mình. Chẳng bao lâu, nổi tiếng về Nho học, được tôn gọi là nữ sư... Công lao bỏ ra nhiều, thành đạt cũng lắm, văn chương cũng càng hay, hoàn toàn xứng đáng bậc thầy (như Đổng Trọng Thư)... Thử xem bài thơ Kí hoài mới viết gần đây…lời gọn gàng, ý lưu loát, văn trôi chảy, điệu mạnh mẽ, biết gia phong của Hữu thừa chưa dứt, giá trị cũ của Tam nương hãy còn...[5] ”

Từ điển Văn học (bộ mới) đánh giá:
“ Thơ trong Huệ Phố thi tập ít sự mà thiên về tình và cảnh... Tuy thơ Tĩnh Hòa còn thua kém chị (Mai Am). Thậm chí có bài bị phê là học thơ xưa mà "không tiêu hóa" (Xuân thủy - Nước mùa xuân) hay "ý được mà lập ngôn chưa ổn" (Điệt tế Trương Duy Phương tiến ngư nhị thủ- Cháu rể Trương Duy Phương biếu hai con cá) nhưng bên cạnh đó lại có những bài rất được khen ngợi. Và dù trong Huệ Phố thi tập chưa phải là tất cả, song tập thơ đã đánh dấu tinh thần học tập và sáng tác không mệt mỏi, không tự ái của Tĩnh Hòa để nâng cao nghệ thuật thơ, để mở rộing diện tiếp xúc với cuộc sống phong phú nhiều vẻ ở ngoài hoàng thành. Điều này là quý đối với một công chúa hay đau yếu và gặp nhiều bất hạnh trong đời riêng.[6] ”

Sách Vua Minh Mạng... có đoạn:
“ So với thơ Mai Am, thơ Huệ Phố không sâu sắc bằng, nhưng được cái giản dị, chân thật...

Nói gọn, thơ Huệ Phố cùng với hai chị là Nguyệt Đình (Vĩnh Trinh) và Mai Am (Trinh Thận), đã góp thêm cho thơ ca xứ Huế giữa thế kỷ 19 một nét thanh lệ đáng yêu. Đó là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng hoặc sâu sắc từ hoàn cảnh sống riêng tư, những suy nghĩ mang tính thời đại về xã hội hiện thực, những day dứt, đam mê của lứa tuổi con gái trước cuộc đời cá nhân cũng như trước non sông đất nước...[7]
 
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu

Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu:

KenhSinhVien.Net-thuathiencaohoanghau.jpg

Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, húy Tống Thị Lan[166], con ông Thái Bảo Khuông Quận Công, húy Tống Phước Khuông và bà Quốc Phu Nhân Lê Thị. Bà được Nguyễn Ánh cưới về năm ông được 18 tuổi, tính tình bà cẩn trọng, đoan trang rất được ông quý mến. Ghi chép về hành trạng của bà không có nhiều chỉ có một số chi tiết như vào năm 1783, khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đem hết gia quyến chạy ra đảo Phú Quốc, bà đã giao con mình là hoàng tử Cảnh khi ấy mới 4 tuổi cho giám mục Pigneau de Béhaine sang Pháp cầu viện, nhà vua giao cho bà nửa thoi vàng làm tin rồi sang Xiêm. Sau đó, bà là người đã đứng ra chăm sóc cả gia đình Nguyễn Ánh khi ông còn phiêu bạt, thậm chí có lần đánh trống đốc binh cứu được Nguyễn Ánh khi ông bị Tây Sơn vây ngặt[167]. Sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Phú Xuân và lên ngôi hoàng đế, ông hỏi bà về nửa thoi vàng năm xưa, bà đưa ra và vua Gia Long mừng rỡ nói: "Vàng này còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp trong lúc nguy nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải để giành về sau cho con cháu biết." rồi lấy nữa thoi còn lại ráp thành hoàn chỉnh rồi giao hết cho bà[168][169]. Bà qua đời năm 1814, hiệp táng tại lăng Thiên Thọ, làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
 
Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu

Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu:

KenhSinhVien.Net-thuanthiencaohoanghau.jpg

Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, huý Trần Thị Đang[168], con ông Lễ Bộ Tham Tri Trần Hưng Đạt. Bà Trần Thị Đang sinh tại làng Văn Xá, Hương Trà, Thừa Thiên; là người giỏi thơ văn, cần kiệm liêm chính. Bà theo vua Gia Long những ngày ông còn long đong phiêu bạt nên rất được ông quý mến. Bà chính là mẹ của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, người mà sau này là vua Minh Mạng[168]. Bà qua đời năm 1846. Lăng của bà là Thiên Thọ Hữu, trong khu vực Thiên Thọ Lăng. Hai bà Hoàng Hậu trên đều tôn thờ tại Án Chánh Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.
 
Tam cung Lê Ngọc Bình

Tam cung Lê Ngọc Bình:

KenhSinhVien.Net-lngcbnh2.jpg

Lê Ngọc Bình (? - 1810[1]) là công chúa nhà Hậu Lê, hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam vợ của Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản và sau đó là vợ vua Gia Long Nguyễn Ánh.

Lê Ngọc Bình là con gái út (thứ 23) của vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều. Ngọc Bình là em gái công chúa Lê Ngọc Hân còn bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều là người cùng làng với bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ của Lê Ngọc Hân[2].

Về năm sinh của bà, các nguồn tài liệu nêu khác nhau. Giai phẩm Tây Sơn cho rằng Lê Ngọc Bình sinh năm 1783, khi vua cha Hiển Tông đã 67 tuổi, kém chị Ngọc Hân 12 tuổi và bằng tuổi vua Cảnh Thịnh[3]. Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung trong sách "Mười tám vị công chúa Việt Nam" cho rằng Ngọc Bình sinh năm 1775, chỉ kém Ngọc Hân 4 tuổi và hơn Cảnh Thịnh 8 tuổi[4].

Năm 1795, sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn.

Sử sách không ghi về người con nào của bà và vua Cảnh Thịnh.

Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân say mê trước sắc đẹp của bà, mặc cho quyền thần can ngăn, đã phong cho bà làm đệ tam cung. Bà trở thành Đức phi nhà Nguyễn.

Sau này bà sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (sinh năm 1809), Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (sinh năm 1810) và 2 công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn[5].

Bà mất năm 1810, khi tuổi đời còn khá trẻ.

Chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, cả hai bà đều là Hoàng hậu tại Phú Xuân. Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình. Từng có người cho rằng người lấy Nguyễn Ánh là Ngọc Hân nhưng trên thực tế Ngọc Hân đã mất từ năm 1799.

Lê Ngọc Bình cùng Dương Vân Nga là hai người phụ nữ làm vợ của hai vị vua thuộc hai triều đại khác nhau trong lịch sử Việt Nam.
 
Sương Nguyệt Anh

Sương Nguyệt Anh:

KenhSinhVien.Net-sngnguytanh.jpg

Sương Nguyệt Anh (8 tháng 3 năm 1864 - 9 tháng 1 năm 1922), tên thật Nguyễn Ngọc Khuê[1], là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo bà phụ trách là Nữ giới chung, tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn[2].

Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Ngọc Khuê[1]. Ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, bà còn ký nhiều bút hiệu khác như Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh. Bà sinh ngày 8 tháng 3 năm 1864 tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, mẹ là bà Lê Thị Điền, người Cần Giuộc (Long An) trong gia tộc thường gọi bà là Năm Hạnh[3].

Thuở nhỏ, bà cùng người chị thứ tư tên Nguyễn Thị Kim Xuyến , được cha là Đồ Chiểu truyền dạy chữ Hán. Cả hai chị em đều rất thông minh, giỏi cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Lớn lên, nổi tiếng tài sắc, được người quanh vùng ca tụng gọi là Nhị Kiều.

Năm 1888, Sương nguyệt Anh được 24 tuổi thì cha mất. Một ông tri phủ đến hỏi bà làm vợ không được, nên mang lòng oán hận, tìm cách h.ãm hại. Bà phải cùng gia đình người anh chuyển sang Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Ở đây, bà kết duyên với một phó tổng sở tại góa vợ tên Nguyễn Công Tính [4], sinh được một gái tên là Nguyễn Thị Vinh. Năm con gái được 2 tuổi, thì chồng mất. Từ đó bà thủ tiết nuôi con, thờ chồng và mở trường dạy chữ Nho cho học trò trong vùng để sinh sống.[5].

Những năm 1906-1908, hưởng ứng phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh xuất dương sang Nhật du học.

Năm 1917, Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ ái quốc mời làm chủ bút tờ Nữ Giới Chung nghĩa là tiếng chuông của nữ giới. Tờ báo ra số đầu tiên ngày 1 tháng 2 năm 1918, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội.[6] Nhưng dù ngòi bút của Sương nguyệt Anh có khéo léo đến đâu, tầm ảnh hưởng của tờ báo này khiến mật thám Pháp e ngại, tháng 07 năm 1918, tờ Nữ Giới Chung bị đình bản.[7] Cũng ngay lúc này, người con gái độc nhất của bà tên Nguyễn Thị Vinh [8], vừa sinh nở xong, ngã bệnh qua đời.

Hết khóc mẹ, khóc cha, khóc chồng, lại phải khóc con cộng với việc viết lách rất lao tâm, khiến đôi mắt của bà thường xuyên đau nhức và sức khỏe cũng dần suy kiệt. Nghe lời thầy thuốc, Sương Nguyệt Anh dẫn cháu ngoại trở về Mỹ Chánh Hòa (Ba Tri), nương náu nơi nhà người em út tên là Nguyễn Đình Chiêm (tác giả truyện Phấn Trang Lầu) để chạy chữa, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, đôi mắt bà bị mù lòa hẳn.

Từ đấy, sớm chiều bà lại tiếp tục dò dẫm bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn. Sáng sớm ngày 12 tháng chạp năm Tân Dậu (tức 9 tháng 1 năm 1922), Sương Nguyệt Anh trút hơi thở cuối cùng, lúc 58 tuổi (ghi theo bia mộ).

Lúc đầu, mộ Sương Nguyệt Anh ở Mỹ Nhơn, về sau (năm 1959) được đồng bào cải táng dời về nằm cạnh mộ phần của song thân bà, tức nằm trong khu đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu ngày nay.

Sương Nguyệt Anh sáng tác nhiều, nhưng không gom thành tập. Nay chỉ còn tản mác một số bài thơ, như: Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự , Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô, vua Thành Thái vào Nam, cảm tác khi lính Việt đi Âu chiến...

Và vài bài vè, như: Vè tiểu yêu, Vè Thầy Hỷ, Vè đánh đề ...

Ngoài bản dịch bộ Yên Sơn ngoại sử của Trung Quốc ra thơ lục bát, một số ít bài thơ chữ Hán, thể vè lục bát; thơ của Sương Nguyệt Anh phần lớn là thơ nôm, theo thể Đường luật...

Để bộc lộ cuộc nợ duyên dang dở của mình, bà viết:

Năm canh thức nhấp...năm canh những
Nửa gối so le, nửa gối chờ
Vườn én rủ ren trên lối cũ,
Canh gà xao xác giục tình xưa...

Nhưng phần nhiều, thơ của bà là để đối đáp lại những người đã trêu ghẹo, đã tỏ tình với mình, nhằm nêu lên đức kiên trinh của người phụ nữ Nam Bộ, như:Tiễn ông Kinh Hối nhậm chức kinh lịch ở Sa Đéc, Họa thơ Bảy Nguyên', Họa thơ Phủ Ngọc', Họa thơ Bái Liêu', Thưởng Bạch Mai, Vịnh ni cô...

Trích:

Thơ của thầy bảy Nguyện
Ai về nhắn với Nguyệt anh cô:
Chẳng biết lòng cô tính thế mô?
Không phải chùa toan đóng cửa,
Đây hòng gắm ghé bắc cầu Ô

Sương Nguyệt Anh họa:

Chẳng phải tiên cô, cũng đạo cô
Cuộc đời dâu bể biết chi mô
Lọng sườn dầu rách còn kêu lọng,
Ô bịt vàng ròng tiếng cũng ô.[9]

Trong số bài thơ khác, Sương Nguyệt Anh đã kín đáo gửi gắm tấm lòng yêu nước, thương dân, quan tâm đến thời cuộc.

Vui lòng thánh đế nơi xe ngựa,
Xót dạ thần dân chốn lửa than
Nước mắt có cùng trời đất biết,
Biển dâu một cuộc thấy mà thương

(Vua Thành Thái vào Nam)

và:

Phong cảnh mặc dầu chia đất khác
Nắng mưa đâu cũng đội trời chung
Quê người tạm gửi nhành dương liễu,
Đường hoạn xin tròn phận kiếm cung..

(Tiễn ông Kinh Hối nhậm chức)

Nhìn chung Thơ Sương Nguyệt Anh không có gì thật đặc sắc, nhưng lời lẽ thanh thoát, có ý vị. Thể vè do bà sáng tác có cái chất mộc mạc của thể vè truyền thống miền Nam, vừa giữ được ngòi bút cứng cáp, có truyền thống trong gia đình…[10]

Năm 1915, ông Việt sĩ sau khi đã khen ngợi Sương Nguyệt Anh rằng: Cuộc đời bà đã trải qua biết bao đau khổ, nhưng biết bao nỗi khổ đó hình như để thử thách người thiếu phụ kiên trinh , ông còn nhận định:

Nhắc đến Sương nguyệt Anh, người ta còn thấy lại nơi bà một tấm gương hoạt động cho phái nữ lưu; người ta không quên một cây bút rắn rỏi đã từng nêu trên tờ Nữ giới chung nhiều vấn đề lý thú về phận sự đàn bà đối với gia đình và xã hội. Trong buổi giao thời, phụ nữ nước nhà vừa ra khỏi khuê môn để tiêp xúc với văn hóa Âu Tây, bà Sương Nguyệt Anh rất xứng đáng là nữ sĩ tiền phong trên đất Viêt.
 
Ủa , Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn mà , đọc truyện hồi nhỏ có ghi vậy
Còn công chúa An Tư khổ quớ bị dâng cho giặc, vậy mà lúc chiến thắng không ai còn nhớ tới bà
Ở Hưng Yên có đền thờ Huyền Trân công chúa , gọi là đền Mẫu , ai đến đây Heo dẫn đi tham quan
Khâm phục Nguyên Phi Ỷ Lan nhất , lại Hưng Yên luôn nè , nhưng hok gần chỗ Heo ở :D
Thần Phi Bích Châu thật dũng cảm :)
Học bài chuyện người phụ nữ Nam Xương cô giáo cho viết đoạn kết của câu chuyện (giả tưởng : cho họ hóa giải hiểu lầm và hạnh phúc bên nhau :X)
Òy ôi đọc đau hết cả mắt mới biết là còn nhiều mỹ nhân nổi tiếng như vầy
Hok biết chủ topic đã đọc hết chưa nhỉ ;))
 
trời, sao ko gộp chung 1 bài luôn đi anh Newsun, để lẻ tẻ làm bấm nút mỏi tay wá :KSV@08:
mà Nam Phương hoàng hậu đâu có đẹp
 
Đọc như vầy cho dễ em ơi , ghép chung vào rối mắt lắm , thế đã đọc hết chưa ;))
ss đọc từ chiều giờ mới hết đó:KSV@10:
 
èo, em đọc lướt ah, chủ yếu là xem cái tên vs sơ yếu lí lịch thôi :KSV@08:
 
oy ôi , phải đọc hết chứ em , hay lắm đó , còn nhiều người chưa nghe tên nữa cơ ;))
 
t thì thấy bà nào cũng như bà nào :KSV@19::KSV@19::KSV@19::KSV@19: có chăng chỉ là mái tóc với góc vẽ , còn lại cái mặt thì y xì kệt, có phải là mấy bà ấy được đầu thai không nhỉ :KSV@13::KSV@13::KSV@13::KSV@13:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Ủa , Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn mà , đọc truyện hồi nhỏ có ghi vậy
Còn công chúa An Tư khổ quớ bị dâng cho giặc, vậy mà lúc chiến thắng không ai còn nhớ tới bà
Ở Hưng Yên có đền thờ Huyền Trân công chúa , gọi là đền Mẫu , ai đến đây Heo dẫn đi tham quan
Khâm phục Nguyên Phi Ỷ Lan nhất , lại Hưng Yên luôn nè , nhưng hok gần chỗ Heo ở :D
Thần Phi Bích Châu thật dũng cảm :)
Học bài chuyện người phụ nữ Nam Xương cô giáo cho viết đoạn kết của câu chuyện (giả tưởng : cho họ hóa giải hiểu lầm và hạnh phúc bên nhau :X)
Òy ôi đọc đau hết cả mắt mới biết là còn nhiều mỹ nhân nổi tiếng như vầy
Hok biết chủ topic đã đọc hết chưa nhỉ ;))
bạn nên đọc hết để hiểu thêm về lịch sử nước ta , hình hài đó chỉ là phác họa thôi, bản chất con người là điều chúng ta cần quan tâm , những công lao , tiểu sử về những mỹ nhân này :)
 
k thấy hình ngọc hân newsun ui
 
Ngọc Hân công chúa:

KenhSinhVien.Net-lengochancongchua.jpg

Lê Ngọc Hân (黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân Công Chúa là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

Lê Ngọc Hân là con gái thứ 9 vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh, là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.

Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 34 tuổi.

Vài ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Chiêu Thống.

Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.

Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.

Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.

Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4-12-1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Lễ bộ Thượng thư Ðoan Nham hầu nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đă phụng chỉ soạn bài văn tế cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh tế Ngọc Hân. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn trên còn chép trong sách Dụ Am văn tập.

Triều đình Cảnh Thịnh lục đục và suy yếu, ngày càng bị Nguyễn Ánh đe dọa. Hai con bà phải đổi sang họ Trần. Nhưng với sự sụp đổ của triều Tây Sơn, theo tộc phả họ Nguyễn Đình, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23-12-1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18-5-1802) công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

Theo "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình: Bà Nguyễn Thị Huyền thương con gái và các cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, năm 1804 đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân, ngày 24 tháng 3 năm Giáp Tý (3-5-1804) xuống thuyền vượt biển, ngày 20 tháng 5 (28-6) về đến bến Ái Mộ, ngày mồng 4 tháng sau (11-7-1804) đưa về bản dinh, ngày mồng 9 (16-7-1804) đưa về làng, giờ Ngọ an táng hài cốt bà Ngọc hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là Bãi Cây Đại hay Bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành (Bắc Ninh).

Chu Quang Trứ dẫn theo Đại Nam thực lục cũng nói về việc này năm 1842:

"Khoảng năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".

Sự việc bị phát giác, vua Nguyễn là Thiệu Trị sai hủy đền thờ, đào bỏ hài cốt bà và các con.

Thích bà này nhất =))
Nhưng mà phận mỏng quá :((
 
×
Quay lại
Top