Những món rau rừng đặc sản “sốt xình xịch” thời tiết giao mùa

Tiểu Thư Lạnh Lùng

努力成为一个很塞的女孩
Thành viên thân thiết
Tham gia
8/1/2016
Bài viết
1.446
Giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ là thời điểm cho những loại rau đặc sản của miền núi như rau cải Sú pi ở Cao Bằng, cải ngồng ở Lạng Sơn, mầm đá và ngó xuân ở Sa Pa (Lào Cai) phát triển tốt và ngọt lịm. Mua các loại đặc sản này ở Thủ đô không còn là vấn đề khó nữa vì các cửa hàng thực phẩm sạch đã nhập về.



Ngó xuân

1488165941-148775093017505-ngo-xuan_1.jpg


Rau ngó xuân (hay còn gọi là cây cải thơm) là đặc sản vùng xứ lạnh Lào Cai

Ngó xuân (hay còn gọi là cây cải thơm) là đặc sản vùng xứ lạnh Lào Cai. Thay vì cành lá sum uê như các loại rau miền xuôi, ngó xuân lại có một đoạn gốc dài. Tinh chất cây rau chính là ở đây. Người ta ít khi ăn phần lá của cải thơm mà thường ăn phần củ bên dưới. Tước vỏ cứng bên ngoài, sử dụng phần lõi bên trong. Có thể cắt theo kiểu quân chì để luộc hoặc thái mỏng rồi xào với thịt trâu. Khi ăn, ngó xuân có vị ngọt rõ rệt của rau củ. Giá ngó xuân ở nhiều nơi dao động từ 40.000-80.000 đồng/kg.

Mầm đá

Rau mầm đá hay còn gọi là rau cải mầm đá đặc biệt nổi tiếng ở Sa Pa (Lào Cai). Rau thường mọc trên các đỉnh núi cao, nơi có nhiệt độ lạnh. Rau mọc nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 Dương lịch. Rau mầm đá có hình thù gần giống với cải ngồng nhưng to hơn, xung quanh chia ra làm nhiều nhánh có hình tháp nhọn. Rau không nhiều lá, trông khá cứng nhắc, có lẽ chính bởi vậy mà loại rau này được đặt tên là mầm đá.

1488165941-148775093090411-mam-da_1.jpg


Rau mầm đá còn được gọi là món ăn của đất trời

Rau mầm đá càng mọc ở trên cao với khí hậu lạnh khắc nghiệt sẽ càng ngon ngọt. Ngoài việc là loại rau ngon, rau mầm đá còn có tác dụng hỗ trợ chữa các loại bệnh liên quan đến xương khớp, phục hồi xương khớp, bồi bổ cơ thể sau khi ốm, dùng để giã rượu cũng rất tốt.

Cách đơn giản và thường thấy nhất để chế biến nguyên liệu này chính là luộc. Bởi rau mầm đá rất nhanh nhũn, nên sau khi nồi nước sôi bùng lên thì thả rau vào khoảng 30 giây là chín. Rau mầm đá có thể chấm cùng nước mắm tỏi ớt, nước mắm dầm trứng gà luộc, hay chấm với muối vừng lạc cũng rất ngon. Rau mầm đá thái vát rồi xào với thịt bò, thịt trâu, thịt lợn đều được.

Cải ngồng

1488165898-148775093074786-rau-ngong-cai-_1.jpg


Ngồng cải có vị hơi đắng nhưng càng ăn càng ngọt

Ngồng cải hay còn được gọi cải ngồng có thân to non, mập mạp, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên. Hiện nay, giống ngồng cải đã được trồng ở nhiều nơi nhưng không đâu có cọng to, lá xanh và mỡ màng như ngồng cải ở Lạng Sơn.

Ngồng cải có thể luộc, xào, nấu tùy sở thích mỗi người, cũng có thể chế biến thành nhiều món vừa ngon, lạ vừa dễ ăn. Về cách sơ chế, ngồng cải phải tước lớp vỏ cọng để khỏi xơ.Ngồng cải luộc chỉ cần rửa sạch cho vào nước sôi. Rau có vị hơi đắng nhưng càng ăn càng thấy ngọt. Phổ biến hơn là ngồng cải xào thịt bò, thịt lợn cũng ngon không kém. Phi thơm hành tỏi cho thịt bò hoặc thịt lợn đảo qua cho tái. Sau đó xào lẫn ngồng cải với thịt đã tái cho đến khi ngồng cải chín, nêm gia vị vừa đủ là bắc ra được.



Rau dớn

1488165941-148775093073333-rau-don_1.jpg


Rau dớn vừa là một loại rau vừa là thảo mộc chữa bệnh

Rau dớn là loài dương xỉ mọc hoang dại, ở trong rừng rau dớn thường mọc ở khe suối, bên những tảng đá. Rau dớn vừa là một loại rau rừng đặc sắc được nhiều người ưa thích vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa một số bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng, lợi tiểu, chống táo bón... Khi thu hái để làm rau ta chỉ ngắt những ngọn non cong cong như cái vòi voi, dài chừng một gang tay. Rau dớn có vị hơi nhơn nhớt, vì vậy trước khi chế biến món ăn phải chần sơ qua với nước sôi. Lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm, cũng có thể dùng ăn sống.

Những loại rau rừng đặc sản trên đây phải ăn vừa chín tới sẽ cảm nhận rõ nhất độ giòn và ngọt. Bởi lẽ, rau vừa chín tới, giòn giòn thì phần ngoài đã kịp ngấm gia vị, thịt thà, nhưng phần trong vẫn giữ nguyên vị ngọt nguyên thủy của các loại rau. Do vậy với những loại rau đặc sản này cần chú ý trong khâu chế biến, để rau không bị nhũn, ảnh hưởng tới hương vị.



Theo San Nguyễn (Dân Việt)
 
×
Quay lại
Top