Những hiện tượng kì lạ nhất về Trái Đất

Suzibimon

Evergreen
Thành viên thân thiết
Tham gia
8/4/2011
Bài viết
817
Những cơn mưa cá trắng xóa một vùng xảy ra đều đặn hàng năm, những hòn đá có thể tự mình chuyển động, những dải mây khổng lồ đẹp mắt song song bay lượn trên bầu trời… là những hiện tượng kỳ lạ nhất trên Trái đất.

Nhật thực toàn phần


Nhật thực thường xảy ra một vài lần trong năm, song nhật thực toàn phần – hiện tượng Mặt Trăng hoàn toàn che khít vành đĩa Mặt Trời, lại hiếm gặp hơn vì chỉ quan sát được tại ít nơi trên Trái Đất.



Lần nhật thực toàn phần tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra ngày 13 – 14/11/2012. Được biết, nơi quan sát lý tưởng nhất là Cairns, Cực Bắc bang Queensland, nước Úc.


Mưa cá, Honduras


Hàng năm, cứ vào tháng 6 – 7, thị trấn nhỏ Yoro của đất nước Honduras xinh đẹp lại đón những trận mưa lớn dữ dội. Điều kỳ lạ là những trận mưa này thường trút xuống hàng ngàn những con cá vẩy bạc còn sống. Chúng rơi xuống những con lòng đường, mái nhà của thị trấn, khắp nơi tràn ngập một màu bạc.


Những dải mây song song, Úc


Phía Bắc vịnh Carpentaria, nước Úc là nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng những đám mây song song xuất hiện trên bầu trời lúc sáng sớm.



Những đám mây này có thể dài tới hơn 1.000 km và được hình thành vào lúc bình minh, kèm theo đó là những luồng gió cực mạnh.


Thuỷ triều Pororoca, sông Amazon, Brazil


Cùng sự tác động của sức hút Mặt Trăng và địa thế đặc biệt, cửa sông Amazon hùng vĩ là nơi “sở hữu” những con sóng thủy triều dài nhất thế giới.


Những hòn đá chuyển động, California – Mỹ

Liệu chúng ta có thể trông mong gì vào vùng thung lũng Chết thuộc tiểu bang California, Mỹ? Trong số những chuyện đồn đại về địa điểm này, có lẽ, việc “những hòn đá di chuyển” ở phía Bắc thung lung là đáng kể hơn cả.



Điều kỳ lạ ở chỗ, một số hòn đá kéo theo những rãnh dài sau đuôi, như thể chúng đã từng chuyển động trên nền cát vậy. Tham gia và “cuộc đua” này cũng đủ loại đá: Đá dẹt, đá to, đá lớn… có tảng đá lên đến 180kg.
Đến nay, chưa ai tận mắt chứng kiến sự di chuyển của những hòn đá này. Về phía các nhà khoa học, họ chỉ có thể đưa ra giả thiết những hòn đá này đã “trượt” trên nền sa mạc ẩm lúc có mưa hoặc tuyết.

Theo Nguời đưa tin​



dải mây sog sog kìa nhìn cứ như là khói ở đâu xì ra ý:KSV@02:
lại còn cả đá chuyện độg nữa chứ:KSV@08:
cái j thế nàiiiiiiii?:KSV@19:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top