Người mẹ 35 năm nuôi con bệnh tật

hatthoc30

Đang từng ngày lớn lên
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/12/2010
Bài viết
2.416
Hơn 30 năm nay, người mẹ góa gầy gò vẫn sớm hôm cặm cụi làm thuê, làm mướn lo bữa cơm từng ngày cho người con điên dại gánh chịu hậu quả của chất độc da cam.
Đó là hoàn cảnh của hai mẹ con bà Lê Thị Bình (sinh năm 1945) và anh Nguyễn Trung Hợp (sinh năm 1976) là nạn nhân chất độc da cam nặng thế hệ thứ 2.
Trong căn nhà nhỏ của hai mẹ con bà chẳng có gì đáng giá ngoài những vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống của người con trai bà suốt mấy chục năm qua cũng chỉ diễn ra trong căn nhà chật chội, tối tăm ấy.

nguoi-me-35-nam-nuoi-con-benh-tat-chaobuoisang.net-2352617846_16.JPG.jpg

Suốt 35 năm qua anh Hợp chỉ biết nằm một chỗ
Năm 18 tuổi, bà Bình xin gia nhập đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Bà cùng đơn vị xung phong làm nhiệm vụ mở đường ở khắp mặt trận từ Thanh Hóa đến Quảng Trị. Chiến tranh ác liệt vẫn còn lưu lại trên cơ thể bà hai mảnh đạn ở má trái và chân phải.
Đến năm 22 tuổi, bà kết duyên cùng ông Nguyễn Trung Hòa, một thanh niên cùng quê cũng đang tham gia đi chiến đấu.
Cưới nhau chưa được lâu thì bà được cấp trên giao nhiệm vụ dạy lớp “Bình dân học vụ” tại địa phương, còn ông Hòa lại cùng đơn vị đi chiến đấu tại chiến trường Khe Xanh, Quảng Trị và chiến trường Tây Nguyên. Mùa đông năm 1974 sau mấy tháng sốt rét nằm liệt tại rừng, ông Hòa được đơn vị cho về địa phương điều trị.
Năm 1976, ông bà hạnh phúc khi sinh hạ đứa con trai đầu lòng. Trớ trêu thay, từ khi mới lọt lòng, anh Hợp đã mang một cơ thể kì dị, toàn thân nổi mụn nhọt, cơ thể xanh xao ốm yếu, tay chân cứ teo tóp đi.
Càng lớn lên càng ngớ ngẩn, vô hồn. Biết con đang mang trong mình di họa chất độc da cam, ông bà đã vay mượn khắp nơi để chạy chữa cho con nhưng cũng chẳng có kết quả. Không còn cách nào khác, ông bà đành nuốt nước mắt vào trong, đưa con về nhà chăm nom với nỗi đau xé lòng.
Năm 1978, ông bà sinh người con thứ 2 với hy vọng con khỏe mạnh và là chỗ dựa lúc về già. Chị Nguyễn Thị Tình tuy không có biểu hiện nhiều của chất độc da cam nhưng khi lấy chồng, sinh con thì cháu lại thiếu đi cả hai cánh tay. Đến người con thứ ba của ông bà lại bị mắc bệnh tim bẩm sinh còn người con út lại mang trong mình căn bệnh Viêm gan B quái ác.
Anh Hợp thì quanh năm chỉ điên dại nằm liệt một góc nhà, cho gì ăn nấy, không nhận biết được xung quanh. Gia cảnh khó khăn, ba người con sau của ông bà dù bạo bệnh nhưng cũng sớm xa nhà đi làm thuê để mưu sinh.
Năm 2001, ông Hòa bị sốt rét cao, vì vết thương cũ lại tái phát. Sau mấy tháng nằm viện ông qua đời, để lại một mình bà và người con dị tật ngớ ngẩn.
Bà Bình nghẹn lời kể: “Từ bé, thằng Hợp đã rất khó nuôi. Nó đã điên dại, ngớ ngẩn lại còn ốm đau triền miên. Có lần cháu nó sốt rét phải đưa đi bệnh viện, nhưng các bác sỹ không dám tiêm vì cơ thể cháu quá yếu chẳng may đột tử. Tôi đành nuốt nước mắt đưa cháu về điều trị tại nhà”.

nguoi-me-35-nam-nuoi-con-benh-tat-chaobuoisang.net-931413964_26.JPG.jpg

Mọi sinh hoạt cá nhân của anh Hợp đều do người mẹ già lo liệu
Mọi sinh hoạt của anh Hợp trong suốt 35 năm qua cũng chỉ nằm một góc buồng chật hẹp. Mọi chuyện ăn uống, tắm giặt, vệ sinh đều do một tay bà Bình lo toan, chăm sóc.
Nhiều đêm, anh phát sốt, tiền nong chẳng có một đồng để đưa đi bệnh viện. Thương con, bà cũng chỉ biết khóc nhìn con đau đớn vì bệnh tật hành hạ.
Dù mới ở tuổi 35 nhưng cơ thể anh Hợp gầy còm, co quắp lúc lên cơn sốt trên mình cứ lở loét, sưng phù. Bữa ăn hàng ngày của anh cũng chỉ là nước canh, thức ăn mềm hay cháo loãng.
Kinh tế chính của hai mẹ con bà Bình chỉ trông chờ vào một sào ruộng và 240.000đ tiền phụ cấp tàn tật hàng tháng của anh Hợp. Bà Bình và chồng tham gia kháng chiến chống Mỹ nhưng do giấy tờ thất lạc nên không được hưởng chế độ chính sách.
Chị Nhữ Thị Hinh hàng xóm chia sẻ: “Bà con trong thôn ai cũng thương cảm với hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà Bình. Thỉnh thoảng mọi người vẫn đến thăm động viên cho bà đỡ tủi thân hay biếu bát gạo, củ khoai, bắp ngô để hai mẹ con ăn qua ngày”.
Tuổi đã cao, sức yếu, nhưng hầu như đêm nào bà cũng thức trắng vì trông con. Đến bữa ăn đạm bạc hàng ngày của hai mẹ con mà cũng khi đói, khi no chứ nói gì đến chuyện thuốc thang. “Tôi không trách than số phận, chỉ mong mình được khỏe mạnh để còn có sức làm việc kiếm bát cơm, bát cháo nuôi con”, bà Bình nghẹn lời.
Theo Dantri




 
Câu chuyện cảm động quá.Tình mẫu tử thiêng liêng!
 
Đúng là hết sức cảm động.:KSV@17:
 
×
Quay lại
Top