Người càng nhiều dục vọng thì tâm càng loạn, tai họa càng nhiều

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Con người vốn khi xuất sinh đến thế gian này đều không mang theo của cải vật chất gì. Phật gia cũng giảng hết thảy những của cải vật chất trên đời đều là vật ngoại thân, khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi. Nhưng trên đường đời có rất nhiều cám dỗ hấp dẫn, trong xã hội hiện đại, rất nhiều người có dục vọng mạnh mẽ lại coi dục vọng là bản năng của con người. Cũng có những người coi dục vọng là động lực sống đến nỗi miệt mài theo đuổi.


(Hình minh họa: Qua kknews)​

Con người có thất tình lục dục. Dục vọng (h.am m.uốn) của con người bao gồm rất nhiều phương diện khác nhau, có thể chia thành dục vọng ăn uống, hưởng thụ vật chất, dục vọng về danh, lợi, sắc dục, quyền thế, tình cảm… Một người nếu không biết cách tiết chế dục vọng của bản thân mình, không có chừng có mực thì cả đời người ấy cũng chỉ là quá trình tìm kiếm sự thỏa mãn những tư dục không ngừng sinh ra mà thôi. Chỉ những người trí tuệ hiểu được rằng phải “thanh tâm quả dục” mới hiểu được đạo lý “đơn giản là phúc”, “bình thản mới là trạng thái đúng đắn một người cần có”, “thấy đủ thường vui”…

Thời cổ đại, con người đều có đạo đức tương đối cao. Đối với việc tiết chế dục vọng, người xưa có rất nhiều lời giảng hàm chứa đạo lý. Lưu An thời nhà Hán từng nói: “Nhất niệm chi dục bất năng chế, nhi họa lưu vu thao thiên” (Chỉ một niệm h.am m.uốn không được kiềm chế thì hậu quả sẽ ngập trời) hay “Hoạn sinh vu đa dục”(Nhiều dục vọng sinh ra tai họa).

Hàn Phi Tử thời Chiến Quốc giảng: “Nhân hữu dục, tắc kế hội loạn, kế hội loạn nhi hữu dục thậm, hữu dục thậm tắc tà tâm thắng, tà tâm thắng tắc sự kinh tuyệt, sự kinh tuyệt tắc họa loạn sinh” ý nói, người nào mang theo dục vọng nhiều, tâm ắt sẽ loạn, tâm loạn thì dục vọng càng mạnh mẽ, dục vọng càng mạnh mẽ khiến tà tâm chi phối, tà tâm chi phối làm cho cách hành xử bị rối loạn, hành xử rối loạn chắc chắn sẽ sinh ra tai họa.

Sử học gia thời nhà Tống, Tư Mã Quang cũng viết: “Quân tử đa dục tắc tham mộ phú quý, uổng đạo tốc họa; tiểu nhân đa dục tắc đa cầu uổng dụng; bại gia tang thân”, ý nói bậc quân tử mà h.am m.uốn nhiều thì sẽ trọng vật chất và lạc sang đường tà; kẻ tiểu nhân mà có nhiều h.am m.uốn thì sẽ truy cầu phú quý và hậu quả là tán gia bại sản và mất mạng.

Ngụy Trưng thời nhà Đường viết: “Kiến khả dục, tắc tri túc dĩ tự giới”, tức là tự biết được h.am m.uốn của mình thì ắt sẽ biết cách tự tiết chế bản thân. Mạnh Tử cũng nói: “Dưỡng tâm mạc thiện vu quả dục” tức tu tâm chẳng qua chính là kiềm chế dục vọng bản thân. Nhà thơ thời Nam Tống viết: “Nhân nhược bất tri túc, tham dục hạo vô cùng” (Kẻ tham lam thì không biết thế nào là đủ.)

Tất cả những danh ngôn này đều khuyên mọi người không nên nảy sinh quá nhiều dục vọng, không dung túng dục vọng, cũng như không được đam mê dục vọng. Mỗi người phải bảo trì các tiêu chuẩn đạo đức và từng bước giảm h.am m.uốn, dần đạt đến cảnh giới tinh thần “vô dục tắc cương” (không mang dục vọng thì có thể giữ mình cương trực).


(Hình minh họa: Qua kknews.cc)​

Lâm Tắc Từ một vị quan và vị tướng nhà Thanh viết: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại, bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương”, ý nói rằng biển vì có thể dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực.

Một người khi mang trong mình đức tính khiêm tốn thì có thể tiếp thu nhiều ý kiến khác nhau mà trở nên vĩ đại, trí tuệ. Một người khi không mưu cầu điều gì và không tranh đấu với người khác thì người ấy cũng sẽ giống như những vách núi sừng sững cao tận trời xanh.

Trong cuộc đời, ít đi một chút dục vọng h.am m.uốn thì tâm tư càng ung dung thoải mái, ít đi một chút truy cầu thì càng trở nên kiên cường mạnh mẽ. Dục vọng làm suy nhược ý chí con người. Phần lớn người ta không “cương” là bởi vì đằng sau có “dục” cản trở, gây khó dễ.

Cổ nhân có câu: “Tâm vi hình sở luy”, ý nói tâm của một người sẽ có hình dạng giống như cái mà nó dung chứa. Một người có h.am m.uốn càng lớn thì áp lực càng nhiều, dục vọng càng mạnh thì càng dễ bị ràng buộc chặt hơn. Khi đã rơi vào vực thẳm dục vọng thì người ta sẽ không thể thoát ra được. Khi ấy, dục vọng sẽ ăn mòn ý chí, làm sa đọa lương tri và hậu quả là biến người ấy thành nô lệ của dục vọng.

Trong cuộc sống hiện thực, có rất nhiều người đã vì dục vọng mà thương thân, bại danh, đánh mất uy tín và nhân cách của bản thân. Khi tâm của một người chứa đầy lợi ích và dục vọng cá nhân thì người ấy không thể có một nhân cách tốt đẹp hay ý chí mạnh mẽ được.


(Hình minh họa: Qua kknews.cc)​

Trong thế gian tràn ngập cám dỗ này, để đạt được cảnh giới vô dục (không có h.am m.uốn) thì thật là khó. Nhưng người ta có thể giảm bớt được dục vọng của bản thân mình. Nếu một người muốn chân chính đạt được cảnh giới “vô dục” thì đầu tiên cần phải bảo trì được tâm thái “tĩnh lặng như nước”. Tất nhiên, đây không phải là cảnh giới mà một người bình thường có thể đạt được.

Tâm chỉ có thể tĩnh lặng như nước khi người ta đã vứt bỏ hết mọi bụi trần và sống với lòng biết ơn vì đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Chỉ có người hiểu rõ được các chân lý của vũ trụ và đạo lý của cuộc sống thì người đó mới có thể chiến thắng mọi cám dỗ và giữ được tâm linh thuần khiết.

Một người khi không mang theo dục vọng thì phẩm chất sẽ tự trở nên cao đẹp. Khi không có dục vọng, con người sẽ có ý chí mạnh mẽ và trí tuệ được khai thông, Khi không bị dục vọng chi phối, con người sẽ có thể tìm được phương hướng trong cõi mê này, nó cũng khiến con người luôn lý trí, ở trong mọi cám dỗ mà bảo trì được tâm thái thanh tỉnh, không đánh mất mình.

“Vô dục tắc cương” là một cảnh giới tâm linh cao thượng, một người nếu “vô dục” thì tâm sẽ an, nhân phẩm sẽ giống như cây tùng, cây bách, mặc cho mây đen xoay vần, vũ bão quay cuồng cũng vẫn vĩnh viễn đứng thẳng trong thế gian mà không bị gục ngã.

An Hòa (dịch và t/h)
Nguồn trithucvn.net
 
×
Quay lại
Top