Ma dịch cân kinh

khacthua

***HÒA-CỎ DẠI***
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/1/2011
Bài viết
275
Ma Dịch Cân Kinh - 5
clip_image002.jpg
Trích cuốn Phương pháp công phu Culver city 1982
Phần thực hành
Môn thể dục này giúp bạn tăng cường sức khỏe, chữa bệnh, khai thông Đốc mạch và dồn điển lên bộ đầu. Bạn có thể thực hành môn Thể Dục Trợ Luận bất cứ lúc nào trong ngày, khi bụng trống hay trước buổi công phu trong đêm khuya.

Pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp có Pháp Trợ Luân thường gọi là “Thể Dục Trợ Luân” lấy từ cuốn Đạt Ma Dịch Cân Kinh để hỗ trợ cho việc ngồi thiền.
Phần thực hành
Môn thể dục này giúp bạn tăng cường sức khỏe, chữa bệnh, khai thông Đốc mạch và dồn điển lên bộ đầu. Bạn có thể thực hành môn Thể Dục Trợ Luận bất cứ lúc nào trong ngày, khi bụng trống hay trước buổi công phu trong đêm khuya.
Đứng thẳng ưỡn ngực ra, hai chân dang ra song song ngang với tầm vai của mình. Co các đầu ngón chân lại, bám vào mặt đất. Cọ lưỡi răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm lại nhìn thẳng về phía trước từ giữa hay chân mày (nếu mở mắt thì nhìn một điểm nào đó trước mắt). Hơi thở bình thường. Tư tưởng tập trung trên đỉnh đầu, có thể niệm Lục Tự Di Đà.
Cử động: Hai cánh tay đưa song song ra phía trước với một giác độ khoảng 30. Động tác thật chậm rãi, dịu dàng và nhẹ nhàng. Cánh tay duỗi thẳng, rồi cong ngoắc cổ tay lên trên, ngón tay hướng về trước (xem hình vẽ). Rồi từ từ đưa hai bàn tay song song ra phía sau cho hết mức, rồi cụp bàn tay lên, lòng bàn tay hướng lên trên. Tập như vậy khoảng 15 phút đến 30 phút, có thể làm nhiều lần trong ngày.
Phương pháp này tựa Dịch Cân Kinh, giúp chữa nhiều thứ bệnh, khai thông Đốc mạch, dồn điển lên bộ đầu và giúp cho phần luyện đạo được nhẹ nhàng hơn.
Sau đâu là phần giải thích và giải đáp thắc mắc của Thiền sư Lương Sĩ Hằng thường gọi là ông Tám.
Ông Tám giải thích như sau:
“Bàn tay thì phải bật lên, đưa tay lên ra phía sau để kích động huyệt cổ tay, nó lên hệ tới óc. Chú ý rút hậu môn (con trê) lên mỗi khi đưa tay ra phía sau”.
Nên nhớ môn thể dục này cần phải được thực hành một cách khoan thai chậm rãi và nhẹ nhàng.
“Tại sao cái gì Vô Vi cũng kêu từ từ? Là để con người học lại cái nhẫn mà thôi. Chúng ta giáng trần nhiều kiếp, chỉ học có chữ nhẫn mà tới nay chưa xong. Tu cũng muốn mau, cái gì cũng muốn mau hết, mất cái chữ nhẫn. Có mau đi nữa mà thiếu sáng suốt thì làm được việc gì. Chúng ta vạn sự phải tự tu, khai triển trong thanh tịnh”.
Thể dục trợ luên hỗ trợ cho việc điều trị áp huyết ao, dư máu và bệnh trĩ.

Ông Tám giải đáp trợ luân:

Hỏi: Cái pháp Trợ Luân có ích lợi như thế nào?
Đáp: Cái ích lợi của nó là khi mà mình làm nhẹ tay đó, mình co lưỡi răng kề răng mà mình đẩy một cái thì tự nhiên phía đằng sau lưng nó mổ, cái hơi nó đẩy đi lên, chớ không phải nó đem xuống, nó đẩy lên; rồi sau khi mà mình làm nhiều lần đó, cái phần thanh điền nó cũng được lên một phần, nhưng mà nó không lên mạnh bằng chúng ta ngồi hít Pháp luân, nhưng mà nó giúp cho cơ thể điều hòa máu huyết.
Chúng tay nhón mấy ngón chân đằng trước và cái gót chân đằng sau để cho nó qui hòa cái máu, à, rồi nó làm việc điều hòa trở lộn lại cho cái bản thể không có bệnh hoạn và nó trợ cho cái phần điển bộ đầu.
Những người mà có điển chạy bộ đầu đó, đứng mà làm Trợ pháp luân rồi đó thì thấy bộ đầu nó chuyện và nó nhẹ mà có người đứng, nhắm con mắt thấy ó nhẹ thì thấy nó cũng xuất ra, cũng sáng suốt vậy, chứ không phải ngồi thiền định nó sáng. Vừa làm như vậy vừa Thiền định cũng được vậy.
Nhưng mà đối với những bậc tu lâu hơn, cái người mới đó hữu ích lắm, giúp cho người được sức khỏe và giúp cho người được cái tính kiên nhẫn, làm cái đó một ngày: hai, ba ngàn cái đó, tối công phu bền bỉ lắm.
clip_image004.jpg
Các động tác sau đây được giữ nguyên từ đầu cho đến chấm dứt buổi Thể dục trợ luân.
- Co lưỡi: Chót lưỡi co lên chạm nướu và chân răng hàm trên.
- Răng kề răng: Rang cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới cắn nhẹ với nhau.
- Miệng ngậm: bình thường.
- Mắt nhắm: ý nhìn thẳng vể phía trước từ điểm giữa hai chân mày còn gọi là ấn đường.

clip_image006.jpg
 
×
Quay lại
Top