- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Nước chanh có tính acid và phản ứng yếu với giấy viết. Khi cung cấp nhiệt cho giấy, acid sẽ làm giấy chuyển sang màu nâu trước khi làm giấy mất màu.
Mức độ: dễ
Thời gian: vài phút
Thành phần:
1 quả chanh hoặc nước chanh
Nguồn cung cấp nhiệt hoặc có thể dùng ánh sáng mặt trời
Giấy
Cọ vẽ hay que tăm
Cách làm:
1. Chuẩn bị nước cốt chanh hoặc dùng nước chanh pha sẵn.
2. Dùng cọ vẽ hay que tăm viết lên giấy bằng nước chanh.
3. Đợi cho giấy khô ráo.
4. Để đọc chữ viết trên giấy, hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác.
5. Nguồn nhiệt sẽ làm chữ viết chuyển sang màu nâu nhạt, chữ viết đậm màu hơn nên bạn có thể đọc chữ được.
6. Một cách khác để đọc chữ là cho muối ăn lên vết mực khô trên giấy. Sau 1 phút, lau sạch muối và tô màu tờ giấy bằng bút chì sáp để đọc chữ.
Hướng dẫn:
1. Có thể thực hiện thí nghiệm với các loại nước quả khác. Rượu trắng, nước cam, giấm, và nước táo đều có thể dùng cho thí nghiệm.
2. Dùng mảnh vải cotton tốt hơn dùng cọ vẽ.
3. Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị acid phản ứng gia nhiệt trước toàn bộ phần giấy còn lại. Cẩn thận không gia nhiệt nhiều làm cháy tờ giấy.
Mức độ: dễ
Thời gian: vài phút
Thành phần:
1 quả chanh hoặc nước chanh
Nguồn cung cấp nhiệt hoặc có thể dùng ánh sáng mặt trời
Giấy
Cọ vẽ hay que tăm
Cách làm:
1. Chuẩn bị nước cốt chanh hoặc dùng nước chanh pha sẵn.
2. Dùng cọ vẽ hay que tăm viết lên giấy bằng nước chanh.
3. Đợi cho giấy khô ráo.
4. Để đọc chữ viết trên giấy, hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác.
5. Nguồn nhiệt sẽ làm chữ viết chuyển sang màu nâu nhạt, chữ viết đậm màu hơn nên bạn có thể đọc chữ được.
6. Một cách khác để đọc chữ là cho muối ăn lên vết mực khô trên giấy. Sau 1 phút, lau sạch muối và tô màu tờ giấy bằng bút chì sáp để đọc chữ.
Hướng dẫn:
1. Có thể thực hiện thí nghiệm với các loại nước quả khác. Rượu trắng, nước cam, giấm, và nước táo đều có thể dùng cho thí nghiệm.
2. Dùng mảnh vải cotton tốt hơn dùng cọ vẽ.
3. Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị acid phản ứng gia nhiệt trước toàn bộ phần giấy còn lại. Cẩn thận không gia nhiệt nhiều làm cháy tờ giấy.
hoahocdoisong.com
Hiệu chỉnh: