Giới thiệu Tiếng Việt tổng quan và nguồn gốc Tiếng Việt

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đầy sức sống. Sức sống đó biểu hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và sáng tạo của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng vì tiền đồ của đất nước, trong sự phấn đấu bền bỉ để xây dựng và phát triển một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam.

KenhSinhVien.Net-six-tones-of-vietnamese-language.png

Sáu thanh trong tiếng Việt (Ảnh: Wikipedia)

Ghi chú: dưới đây chỉ là một bài viết tổng hợp giới thiệu tổng quan qua diễn giải của những tác giả nghiên cứu Tiếng Việt, để tìm hiểu đầy đủ hơn, chi tiết hơn và chính xác hơn xin hãy tìm hiểu bài Tiếng Việt trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, xin không đăng lại tại đây.

1. Tổng quan về Tiếng Việt

Theo các nhà ngữ học Mỹ thì tiếng Anh là thứ tiếng nói đã vay mượn rất nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác trên khắp thế giới, vì thế mà nó rất dồi dào và sống động, trở thành tiếng nói số một của loài người, hiện nay.

Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi , nếu ta đặt nó vào cái hoàn cảnh lịch sử khó khăn của đất nước Việt qua hơn hai ngàn năm nay.
Hiện nay, tiếng Việt đứng hàng thứ 12 trên thế giới về số đông người nói và đang phát triển ra khắp thế giới.

Tiếng Việt có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 4 ngàn năm, nó đã lai với rất nhiều tiếng Mon, tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Chàm , tiếng Malay, và đã vay mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi thì trong trăm năm vừa qua lại đã mượn hàng trăm tiếng Pháp như mũ bêrê, cái kilo, cái gara, vải kaki, bình accu…

Hiện nay thì tiếng Việt đã mượn rất nhiều và rất tự nhiên thoải mái hàng ngàn tiếng Anh Mỹ như computer, battery, charge… kể ra vô số, mượn như thế, sau một thời gian sẽ việt hoá chúng hoàn toàn và chúng nó sẽ trở thành tiếng Việt luôn. Đó là một điều rất hay, tiếng Việt sẽ dồi dào thêm, có thêm nhiều ngữ vững, nhiều cách nói, nhiều cách phô bày tư tưởng.

Nhưng ta nên biết rằng dù có nói bao nhiêu từ ngữ mà nguồn gốc khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một cách viết là thứ chữ abc của ta hiện nay, ta không còn viết chữ nôm nữa và ta không còn biết viết chữ Tàu nữa, và sẽ không bao giờ.
Như trong câu nói sau đây :
Cho xe vô gara rồi check giùm cái battery, nếu hết sạc thì câu điện giùm, rồi vô nhà coi công tơ tháng này tiền nước bao nhiêu !

Có đến 6 thứ tiếng khác nhau của khắp thế giới trong câu nói ngắn gọn đó mà ta đâu ngờ [Việt, Hán Việt, Tàu, Pháp, Anh-Mỹ]

Một chuyện lạ hơn nữa là cách đây hơn hai ngàn năm, khi ông bà ta chưa biết đến người Tàu và tiếng Tàu, chữ Tàu thì họ đã dùng và xài hàng ngàn tiếng một của hàng chục ngôn ngữ ở Đông Nam Á, mà từ lâu ta cứ tưởng như đó là tiếng Việt của chúng ta mà thôi.

Thật ra khi ta nói thiết tha tha thiết thì đó là mượn từ tiếng Thái
Vắng vẻ là mượn từ tiếng Lào
Đủng đỉnh là mượn từ tiếng Thái
Vơ vẩn vẩn vơ là mượn từ tiếng Lào
Khi ta nói chân tay, dơ chân dơ tay lên thì nó là tiếng Miên
Và nói một ngày, một hai ba bốn năm thì đó cũng là tiếng Miên

Cách đây 200 năm, cụ Nguyễn Gia Thiều đã viết
"trẽ tạo hoá đành hanh quá ngán"
thì đành hanh là tiếng Chàm đó bạn ơi [có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]
Cách đây 600 năm, cụ Nguyễn Trãi đã viết :
" Tuy rằng bốn bể cũng anh tam"
thì tam cũng là gốc Mã lai đó bạn ơi [htam có nghĩa là đứa em trai nhỏ tuồi]
Cụ ấy cũng viết rằng : " hai chữ công danh tiếng vả vê"
đó là tiếng Lào, có nghĩa là "trống vắng"

Khi ta nói cái đùi cui [trong nam] còn ngoài bắc thì nói là cái "dùi cui" thì 250 triệu người Indonesia hiện nay cũng nói là "đul kul" gần như y hệt !
Còn như hai tiếng "nôm na" mà ai cũng tưởng rằng nôm là nam , vậy thì na là gì ?

Thật ra "nôm na" có nghĩa gốc là xưa cũ lâu đời, đã có từ lâu
Các từ điển Lào, Thái, Khmer đều có ghi, viết, đọc, và giải thích hai chữ ấy và đều có giải thích rõ ràng như vậy.

Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, trước khi ông bà ta gặp người Tàu.

Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27,400 tiếng một như vậy, ta đã cùng nói, cùng xài chung, dùng chung, mà nguồn gốc là từ nhiều ngôn ngữ anh em đồng nguyên chung quanh nước Việt của ta.

Các tiếng nói ở Đông nam Á [Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong, Bahnar, Rhade, v.v..], đều bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh em ngôn ngữ chung giòng, chung họ hàng bà con, mà mấy lâu ta không biết đến đó mà thôi.

Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì thật dễ mà khó thì cũng thật khó, vì mấy lâu nay, ta cứ tưởng là ta nói và viết được tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt ?
Thật ra ta ta không hiểu được tiếng mẹ đẻ của ta nó ra làm sao cả !
Ta nói và viết đau đớn mà ta không hề biết đớn là gì
[đớn là tiếng Mon bên Miến điện có nghĩa là đau cái đau của lòng mình]
Ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì
[rịp là tiếng Lào Thái đó bạn, có nghĩa là bận việc]
Ta nói săn sóc, chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì
[săn là theo dõi, sóc là sức khỏe đó bạn ơi !/ gốc Pali, Sanskrit]
Có cả thảy chừng 10,000 tiếng đồng nguyên, gốc gác như thế.

Thành thử, dù ta có biết chữ Nôm, chữ Tàu thật nhiều đi nữa, ta vẫn không thể nào biết được ý nghĩa tiếng Việt của ta đâu !
Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu, chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả bất đắc dĩ, đừng tưởng rằng như vậy là đã thông suốt tiếng Việt

Cái điều kiện chót này đòi hỏi phải có một khả năng hiều biết ý nghĩa, nguồn gốc của mỗi một tiếng Việt, từ A cho đến Xược, mà con số lên đến # 10 ngàn tiếng một.

2. Quá trình hình thành chữ viết Tiếng Việt

---->>> Chữ Hán:
Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi.

Đến thế kỷ VII - XI, chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

KenhSinhVien.Net-tu-thuan-viet-tu-han-viet.png

Các từ màu cam là Từ thuần Việt, các từ màu xanh là Từ Hán-Việt. (Ảnh: Wikipedia)​

---->>> Chữ Nôm:
Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau, ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh.

Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.

---->>> Chữ Quốc Ngữ hiện nay:
Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes.

Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt - Bồ - La (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày.

Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

KenhSinhVien.Net-193px-derhodes.jpg

Chân dung Alexandre de Rhodes (Ảnh: Wikipedia)​

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt - Bồ - La (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.

Xin mượn câu nói đầy khen ngơi của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Leonard Bloomfield làm lời kết:
"Vietnamese, a great cultural language!"

Chúng ta hãy cùng chung tay gìn giữ và phát triển Tiếng Việt để tiếng mẹ đẻ của chúng ta không mai một!

(Tổng hợp từ Internet)
 
Hiệu chỉnh:
Nói sai rùi bạn ơi ! tiếng Miên có gốc Hán đấy người hán sang Miên ở mà bạn ko hiểu lịch sử à ?

----------

Và bạn phải hiểu các dân tộc khác ở ĐNÁ cũng mượn tiếng Hán !

----------

Mà bạn còn quên rằng dưới ách thống trị của giặc phương Bắc ta đọc chữ Hán hiểu theo nghĩa của nước ta! VD : Một chữ tiếng quảng đông đọc là soos1 nhưng ta lại nói là số ko
 
Nói sai rùi bạn ơi ! tiếng Miên có gốc Hán đấy người hán sang Miên ở mà bạn ko hiểu lịch sử à ?

----------

Và bạn phải hiểu các dân tộc khác ở ĐNÁ cũng mượn tiếng Hán !

----------

Mà bạn còn quên rằng dưới ách thống trị của giặc phương Bắc ta đọc chữ Hán hiểu theo nghĩa của nước ta! VD : Một chữ tiếng quảng đông đọc là soos1 nhưng ta lại nói là số ko
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m
 
×
Quay lại
Top