Giải pháp xem truyền hình số khi tắt sóng Analog

Thomom90

học tiếng trung tại hà nội
Tham gia
10/9/2013
Bài viết
28
Đề án số hoá truyền hình đã được Thủ tướng phê duyệt: Đến năm 2020 đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình.

Theo đó, các nhóm địa phương thực hiện kế hoạch số hóa được chia thành 04 nhóm để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện truyền sóng vô tuyến điện và khả năng phân bổ tần số tại địa phương:

a) Nhóm I: Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;

b) Nhóm II: Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang;

c) Nhóm III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang;

d) Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.

20150727_Nam-15.jpg

Đối với tỉnh Quảng Nam nằm trong nhóm III, triển khai vào năm 2018. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng bởi kế hoạch số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, khi Đà Nẵng hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất vào tháng 6/2015 thì các huyện phía Bắc Quảng Nam như là Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn sẽ bị ảnh hưởng. Có nghĩa là khi TP Đà Nẵng tắt sóng Analog vào tháng 6/2015 thì người dân Quảng Nam ở các khu vực này sẽ không thu được truyền hình nếu tivi KHÔNG có tích hợp DVB T2 mà không có các thiết bị đầu thu. Đối với những hộ dân dùng các hình thức truyền hình trả tiền thì không bị ảnh hưởng.

3 giải pháp để xem truyền hình số
1. Mua đầu thu từ các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền bao gồm các loại hình như truyền hình cáp (kéo dây từ cột), truyền hình vệ tinh (bắt qua chảo), truyền hình internet (IPTV, truyền hình qua đường internet). Các loại này không nằm trong diện phải thực hiện số hoá truyền hình. Vì vậy, các hộ dân vẫn có thể đăng ký mua đầu thu của các nhà cung cấp này để sử dụng

so-hoa-truyen-hinh-cap.jpg

Hiện nay, có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam:

  • Truyền hình cáp có VTVcab, SCTV, Hanoicab, HTVC …
  • Truyền hình vệ tinh có K+, VTC, AVG …
  • Truyền hình internet có VNPT, FPT, Viettel …
Vì là có trả phí nên ưu điểm của loại truyền hình này là có một số kênh nước ngoài. Tuy nhiên nhược điểm là phí thuê bao tháng khá cao (từ 110.000đ đến 150.000đ tháng). Thậm chí một số đơn vị để xem được truyền hình HD, khách hàng phải trả đến hơn 200.000đ/tháng. Phí mua đầu thu cũng là một vấn đề khi người dùng mua bộ giải mã set-top-box của các đơn vị này thường phải trả đến hơn 1 triệu đồng và có hợp đồng ràng buộc.

2. Mua TV thế hệ mới có tích hợp bộ giải mã DVB-T2
Theo lộ trình số hóa truyền hình của Bộ TT&TT, từ ngày 1/4/2014, các TV nhập khẩu hoặc sản xuất để sử dụng tại Việt Nam thuộc công nghệ màn hình LCD, PDP, LED, OLED và công nghệ màn hình tiếp theo từ 32 inch trở lên đều phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB T2. Các doanh nghiệp sản xuất TV và đầu thu kỹ thuật số DVB T2 phải thực hiện đồng thời việc dán nhãn hàng hóa, gắn dấu hợp quy lên sản phẩm và dán logo biểu trưng số hóa truyền hình Việt Nam lên phía trước thiết bị để người dân dễ nhận biết. Sau đó, từ ngày 1/4/2015, những TV có kích cỡ từ 32 inch trở xuống cũng phải hoàn tất việc tích hợp chức năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB T2.

vi-sao-can-lap-dat-dau-thu-dvb-t2-1.jpeg

TV từ 32 inch trở lên bắt buộc phải tích hợp bộ giải mã DVB-T2
Ưu điểm của phương án này là người dân có thể xem truyền hình số trực tiếp trên TV của mình mà không cần bất kỳ một thiết bị hỗ trợ nào. Thế nhưng nhược điểm lớn nhất là giá thành để mua TV loại này vẫn còn khá cao (8-10 triệu đồng), thậm chí có những loại TV có giá lên tới trên 20 triệu đồng. Đây là phương án dành cho những gia đình có điều kiện bởi ai cũng sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn như vậy để mua TV, trong khi những TV cũ vẫn còn đang dùng rất tốt.

3. Mua đầu thu kỹ thuật số chuẩn DVB-T2
Đối với giải pháp này, khách hàng chỉ cần mua đầu thu 1 lần duy nhất với chi phí rất rẻ (khoảng 500-600 nghìn), và không phải thanh toán phí thuê bao hàng tháng. Đây là giải pháp tối ưu nhất, khi khắc phục được nhược điểm của 2 phương án trên khi không phải mua thêm TV mới với chi phí đắt đỏ, không phải kéo thêm dây vào trong nhà cũng như ràng buộc hợp đồng với các nhà cung cấp.

dau-thu-dvb-t2-1.jpg

Đầu thu DVB-T2 do công ty LTP Việt Nam cung cấp
Người dân lựa chọn phương án này cũng nên hết sức lưu ý không mua đầu thu lậu, hàng trôi nổi, không chính hãng. Hiện nay có rất nhiều loại đầu thu trên thị trường không có dán: nhãn hàng hóa, dấu hợp quy và logo số hóa truyền hình để đảm bảo chất lượng thu sóng truyền hình số đúng quy chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Hàng ngoài tuy có thể rẻ hơn hàng công ty một chút nhưng quyền lợi người mua không được đảm bảo, tín hiệu chập chờn và có thể bị mất kênh, mất sóng bất cứ lúc nào.

Đầu thu DVB-T2 do công ty LTP Việt Nam cung cấp có đầy đủ tiêu chuẩn hợp quy, chất liệu và linh kiện bền, đẹp, nhỏ gọn và giá cả cực kỳ hợp lý. Ngoài ra, vì là hàng chính hãng công ty nên chế độ bảo hành cực kỳ tốt lỗi 1 đổi 1 trong 12 tháng đầu tiên nên khách hàng mua đầu thu luôn yên tâm sử dụng.

⇒ Xem chi tiết thông tin về đầu thu DVB-T2 tại đây!

Đăng ký đặt hàng đầu thu DVB-T2 như thế nào?
Quý khách hãy tìm hiểu thật kỹ về giá và thông tin về đầu thu. Khi quý khách đã quyết định đặt mua, hay cần tư vấn thêm, quý khách có thể gọi tới Hotline để nhân viên của chúng tôi hỗ trợ: 0941 469 122 (Mr.Thọ) 093 610 5505 | (Mr.Tuấn)
 
×
Quay lại
Top