Giải mã ngôn ngữ teen

Suzibimon

Evergreen
Thành viên thân thiết
Tham gia
8/4/2011
Bài viết
817

Nhiều bạn cho rằng ngôn ngữ teen là một dạng ”mật mã” giúp teen bảo vệ những bí mật không muốn phụ huynh biết.
Tuần qua, cộng đồng teen sốt lên vì sự xuất hiện một fanpage “1 triệu like đưa Sát thủ đầu mưng mủ trở lại”. Mực Tím đã tổ chức một bàn tròn đối thoại nóng giữa các bạn teen và 2 vị khách mời: Tiến sĩ Trần Hoàng (Giảng viên khoa Ngôn ngữ học, ĐH Sư phạm TP.HCM) và nhà văn trẻ Lưu Quang Minh để cùng nhau “giải mã” làn sóng “ngôn ngữ teen sành điệu” này.

Ngôn ngữ teen = Bí mật + hài hước
Minh Đạo (SV ĐH Ngoại Thương) phát pháo:”Khi dùng ngôn ngữ teen, tớ cảm giác được sở hữu một cái gì đó của riêng mình. Ngay trong giới teen bọn mình, ngoài ngôn ngữ chung của teen, mỗi bạn cũng có một vài nét riêng. Câu tớ hay nói:“Đúng là đời”, cứ lặp đi lặp lại, giờ đã là xì-tai riêng”.
Thoát khỏi sự ràng buộc về chính tả, từ vựng, ngôn ngữ teen ngắn gọn và gần gũi hơn. Quang Tâm (18 tuổi, ĐH KHXH&NV) giải thích: “Mình thường dùng cách viết ngắn gọn iu (yêu), j (gì?), wa (quá) khi chat hoặc nhắn tin, vì tiết kiệm được kí tự và tin dễ truyền đi”.
Quang Quý (18 tuổi, ĐH KHXH&NV) lại thích sự hài hước :“ Ngôn ngữ teen thường có vần điệu và rất ngộ nghĩnh như: đơ như cây cơ, đuối như trái chuối. Lớp tớ còn tạo hẳn một câu rất dài như: “Quế tèo (quê xệ) như con cá kèo ngồi ăn bánh xèo ở kế cây bèo” để chọc quê bạn, rất vui”.
Đặc biệt, nhiều bạn cho rằng ngôn ngữ teen là một dạng ”mật mã” giúp teen bảo vệ những bí mật không muốn phụ huynh biết. “Khi nói chuyện với bạn khác giới, bọn mình thường che giấu ba mẹ bằng các từ: ck (chồng), ox (ông xã), bx (bà xã), vs (với)... ”, bạn Nguyệt Thanh (11A3, trường Phổ thông Năng khiếu) bật mí.
Tiến sĩ Trần Hoàng kết luận: ngôn ngữ teen gồm 2 dạng. Ngôn ngữ chat như thik, bit, lun, rùi, z… và những câu nói có vần, có điệu như sát thủ đầu mưng mủ, buồn như con chuồn chuồn… được sáng tạo từ đời sống teen rồi truyền miệng, gần giống hình thức thành ngữ, tục ngữ.

giai2.jpg

Chụp hình lưu niêm nào!

Trò chơi từ ngữ
Nhưng khi ngôn ngữ teen bước vào thế giới của người lớn thì rắc rối đã xảy ra. Anh Lưu Quang Minh kể: “Có lần em gái anh nhắn “a M d d 3 i”, đọc xong anh không hiểu gì hết nên quên luôn. Hóa ra, em nhắc: “Anh Minh đi đón em đi”.
Bàn tròn “ồ lên” khi Kiều Diễm (20 tuổi, SV ĐH KHXH và NV) kể một kỉ niệm “đau thương”: “Bạn mình học Văn giỏi lắm. Nhưng bạn ấy hay đưa ngôn ngữ teen vào bài viết, bị cô giáo nhắc nhở hoài mà không sửa được. Kết quả là, bạn đã bị loại khỏi đội tuyển Văn quốc gia luôn”.
“Sử dụng ngôn ngữ teen ở đâu, trong hoàn cảnh nào?”, là câu hỏi được bàn tròn thảo luận rất sôi nổi. Quang Tâm nhận định:“Khi nhắn tin cho bạn bè thì tớ dùng ngôn ngữ teen. Khi nhắn cho mẹ hay người lớn thì tớ dùng ngôn ngữ chính thống”.
Bảo Minh (12D2, Lê Hồng Phong) bày tỏ: “Sao người lớn không thử tìm hiểu xem teen đang nghĩ gì, thích gì nhỉ? Thực tế một số bố mẹ, giáo viên trẻ vẫn sử dụng ngôn ngữ teen khi nói chuyện với tụi mình đó thôi, chứng tỏ ngôn ngữ teen đâu chỉ dành cho teen, nó dành cho những-ai-thật-sự-muốn-hiểu-teen”. Bảo Ngọc (12D2, Lê Hồng Phong) đồng tình ngay:“Hơn một năm nay, khi nhắn tin cho mình, ba cũng dùng những từ như: bik ruj, lun, hok, dzui, dzậy… ba mình teen lắm đó”.
Tiến sĩ Trần Hoàng rất thích câu chuyện của Ngọc :“Bố mẹ sử dụng ngôn ngữ teen là một cách thâm nhập có chủ ý, để kịp thời giúp con tránh những xu hướng xấu”. Công dụng của ngôn ngữ là giao tiếp. Nếu các em sử dụng một hệ ngôn ngữ riêng khi trò chuyện với người lớn sẽ gây ra sự khó hiểu, giao tiếp sẽ bị hạn chế, các em sẽ mất đi nhiều cơ hội trong cuộc trò ch.uyện ấy”. Wow, quá xá đúng, bàn tròn vỗ tay rần rần sau lời phân tích của thầy Hoàng.
Tiến sĩ Trần Hoàng cho biết, hiện nay nhà trường, báo chí, xã hội cũng đã bước vào “sân chơi ngôn ngữ teen”. Chị Nguyệt Ánh (nhân viên công ti Ibasic Việt Nam) tiếp lời:“Thầy cô đóng vai trò rất quan trọng, định hướng cho teen cách tôn trọng và yêu tiếng Việt. Hãy xem ngôn ngữ teen đơn thuần chỉ là một trò chơi với từ ngữ thôi”.

Lằn ranh đúng/sai
Nguyệt Thanh chia sẻ: “Teen luôn nhạy bén với trào lưu mới, nhưng chưa có kinh nghiệm và kĩ năng để phân biệt tốt xấu trong quá trình tiếp thu nó. Mình nghĩ, người lớn phải nghiên cứu kĩ tâm lí teen trước khi áp đặt tụi mình làm theo điều gì đó”. Nhà văn trẻ Lưu Quang Minh cũng gật gù: “Đúng rồi, vài năm nữa, khi vào đại học, va chạm với thực tế, có nhiều kinh nghiệm sống, hệ ngôn từ của các em sẽ tự động thay đổi, sẽ biết cân nhắc khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp”.
Quang Quý đề nghị:“Cứ để ngôn ngữ teen phát triển theo tự nhiên, nếu gây hậu quả ngôn ngữ thì teen sẽ tự rút kinh nghiệm, như khi lỡ vấp ổ gà thì lần sau mình sẽ nhớ mà tránh”. Thầy Trần Hoàng không đồng tình: “Nếu giữa việc thành công sau khi thất bại và thành công mà chưa hề thất bại nhờ cẩn thận, ta nên chọn cách thứ hai chứ”.
Bàn tròn khép lại nhưng những ý tưởng và những nhận thức mới về ngôn ngữ teen và lằn ranh đúng sai vẫn còn “mở”. Mực Tím muốn mượn lời của Tiến sĩ Trần Hoàng kết lại bàn tròn này:“Bạn có thể nhấn like 100 vấn đề, nhưng phải xác định rõ có bao nhiêu % trong các vấn đề bạn thật sự thích”.

Nguồn: Mực Tím Online
hơ hơ. mình cũng toàn dùng ngôn ngữ kiểu như thế này:KSV@08:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
đặc biệt nhất là ngôn ngữ của người post bài, cô này mà viết tắt gửi thư cho bạn là hơi bị bó chiếu! :KSV@09:
 
“a M d d 3 i” ai mà dịch được đoạn này thì giỏi quá :KSV@08:
 
ngày trước cũng hay sử dụng ngôn ngữ này, nhưng sợ thành thói quen không tốt, nên bỏ để tập đánh máy chữ có dấu hết như bây giờ :D
kết quả là trình độ đánh máy có dấu ok hẳn:KSV@07:
nhưng ghét ai dùng ngôn ngữ teen quá lắm, đọc mệt :KSV@09:
 
370hssv 0773h
 

trình độ non kém mong bác dalo giải thích dùm :-ss
hssv chắc là học sinh sinh viên hả?
 
trình độ non kém mong bác dalo giải thích dùm :-ss
hssv chắc là học sinh sinh viên hả?
lật ngược câu đó lên mà đọc! vì trong này không có chế độ viết hoa liên tiếp nên đáng ra phải là mấy chữ 370HSSV 0773H viết hoa ấy mà!
 
chả hiểu a "đa lo" viết cái gì:KSV@08:
đấy nhé. chính a mới là người viết làm mọi người khó hiểu chứ k phải e đâu nhé:KSV@04:
 
bó tay luôn. tHUI BÁC DALO GIẢI LUÔN ĐI:KSV@07:
 
×
Quay lại
Top