DDoS là gì? DDoS ảnh hưởng đến website nghiêm trọng như thế nào?

trucmt

Thành viên
Tham gia
17/4/2019
Bài viết
1
Ngày nay, nền công nghệ 4.0 đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu trong mọi lĩnh vực. Kinh doanh thời trang, thực phẩm, giải trí…tất cả đều buộc các cá nhân nhỏ lẻ hoặc doanh nghiệp sở hữu một hệ thống kết nối với Internet để quản lý, chăm sóc khách hàng: website, e – mail server…Mặt trái của sự phát triển đó luôn là những chiêu trò từ những đối thủ cạnh tranh. Họ luôn dựa vào những lỗ hổng bảo mật mà tìm cách gây bất ổn cho hoạt động của một hệ thống bất kỳ. Những hành động đó được gọi là tấn công DDos. Vậy DDos là gì? Dịch vụ Anti DDos nào hỗ trợ doanh nghiệp những rắc rối đó? Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho bạn.

anti.jpg

DDos là gì?
Tấn công từ chối dịch vụ hay còn gọi là DDos (Denial of Service) được hiểu đơn giản là hành động ngăn cản những người dùng hợp pháp truy cập và sử dụng một dịch vụ nào đó. DDos khiến cho các máy tính đã bị Hacker nhắm trước đó bị tê liệt, không kịp xử lý các tác vụ/yêu cầu tăng đột biến từ đó dẫn đến quá tải. Hậu quả mà DDos đem lại có thể làm ngưng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ, thậm chí cả một hệ thống mạng rất lớn.

Chẳng hạn: đối với Website, khi bị DDos, khách hàng sẽ không thể nào kết nối được với trang web của bạn hoặc mất thời gian rất lâu để truy cập vào được. Đối với các server game, hệ thống máy chủ sẽ sập, các game thủ không thể vào game trong một khoảng thời gian…Và tất nhiên, việc bị tấn công DDos sẽ khiến cho các doanh nghiệp chịu phải tốn thất về danh tiếng và tài chính khá nhiều.

antiddos.jpg

Các dấu hiệu khi bị DDos là gì?
  • Mạng chậm một cách bất thường khi bạn đang muốn truy cập vào website hoặc một hệ thống bất kỳ
  • Kết nối thất bại và bạn hoàn toàn không truy cập vào được các dịch vụ trên Internet
  • Lượng thư rác trong hệ thống E – mail server tăng đột biến
Mục đích các Hacker tấn công DDos là gì?
Có thể nói, để đạt được mục đích cạnh tranh, các Hacker ngày càng có những hình thức DDos mạnh mẽ và tinh vi hơn, những mục đích sẽ đạt được có thể kể đến như:
  • Gây crash hệ thống
  • Quá tải khả năng tiếp nhận, xử lý dẫn đến hệ thống không thể thực thi bất kỳ các yêu cầu nào khác
  • Gây tắc nghẽn thông tin liên lạc ra bên ngoài
  • Phá vỡ các thành phần vật lý của máy chủ, mạng máy tính
  • Tiêu tốn tài nguyên của hệ thống: hết băng thông, đầy dung lượng lưu trữ, làm chậm tốc độ xử lý
  • Ngăn cản các khách hàng truy cập vào dịch vụ, phá hủy danh tiếng và gây tổn thất về tài chính cho doanh nghiệp...
Những hình thức tấn công DDos thông dụng?
1. SYN Flood
SYN Flood là phương pháp tấn công DDos lớp 4 khai thác khả năng kết nối TCP của máy chủ. Trong một cuộc tấn công SYN, kẻ tấn công sẽ gửi nhiều tin nhắn SYN tới máy chủ đích. Máy chủ sẽ tạo một kết nối để nhận từng SYN và trả lời. Tuy nhiên, kẻ tấn công tiếp tục gửi tin nhắn SYN hoặc nhiều lần giả mạo địa chỉ IP của máy khách để máy chủ đích không bao giờ nhận được và làm đầy kết nối đến mức không thể trả lời bất kỳ yêu cầu kết nào nữa. Thông thường, máy khách và máy chủ thiết lập kết nối TCP bằng cách bắt tay ‘ba chiều:
  • Máy khách yêu cầu kết nối với máy chủ và gửi một tin nhắn SYN (đồng bộ hóa)
  • Máy chủ nhận thông báo SYN và gửi lại một tin nhắn SYN-ACK (đồng bộ hóa xác nhận)
  • Khách hàng phản hồi lại với một ACK (thông báo xác nhận), thiết lập kết nối
2. UDP Flood
UDP Flood là một cuộc tấn công DDos gây ngập lụt bằng cách gửi một số lượng lớn các gói tin UDP tới cổng ngẫu nhiên trên một máy chủ từ xa và kết quả các máy chủ từ xa sẽ:
  • Kiểm tra các ứng dụng với cổng;
  • Thấy rằng không có ứng dụng nghe ở cổng;
  • Trả lời với một ICMP Destination Unreachable gói
Như vậy, hệ thống bị tấn công sẽ buộc phải nhận nhiều gói tin ICMP, dẫn đến khả năng xử lý các yêu cầu của khách hàng yếu đi.
3. HTTP Flood
HTTP Flood là hình thức tấn công DDos sử dụng hoặc tạo ra các botnet để tối đa hóa tác động của cuộc tấn công của họ. Các Hacker sẽ sử dụng nhiều thiết bị nhiễm phần mềm độc hại buộc máy chủ phải vận dụng nguồn lực tối đa để bảo vệ các website hoặc hệ thống máy chủ của mình.
4. Ping of Death
Đây là cuộc tấn công DDos khá dễ hiểu. Kiểu tấn công này rất dễ gặp trong các hệ điều hành Windows NT trở xuống. Khi một máy tính nhận một gói ICMP có kích thước dữ liệu quá lớn, hệ thống đó sẽ bị crash. Ping of Death điều khiển các giao thức Ip bằng cách gửi những đoạn mã độc đến hệ thống. Tuy nhiên, hình thức này đã không còn hiệu quả như lúc đầu nữa.
Nên làm gì nếu dịch vụ/hệ thống bị tấn công DDos?
Khi chúng ta nhận ra các dấu hiệu bất thường từ website/blog/server game, thông thường chúng ta thường tìm cách để biết được các địa chỉ IP có lượt truy cập tăng đột biến và đưa vào danh sách đen (Blacklist) để ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, cách này có thể tốt đối với những cuộc tấn công mạng quy mô nhỏ, dành cho những Hacker đang “thực tập”. Vậy với những cuộc tấn công DDos quy mô lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, điều mà các doanh nghiệp cần lựa chọn chính là đặt niềm tin vào một nhà cung cấp dịch vụ Anti DDos.

Công ty TNHH Công nghệ NPS tự hào là đơn vị duy nhất tích hợp hệ thống Firewall - Anti DDos trong từng gói dịch vụ tại NPS. Với kinh nghiệm 16 năm cùng dày dặn kiến thức chuyên môn, NPS tự tin là nhà cung cấp dịch vụ Anti DDos mạnh nhất trên thị trường hiện nay. Cam kết giải quyết các vấn đề trong vòng 5 – 10 phút, đưa tình trạng hoạt động của hệ thống trở về mức ổn định ban đầu. Đồng thời, với đội ngũ kỹ thuật luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7. NPS sẽ là nhà cung cấp dịch vụ Anti DDos đáng tin cậy cho các doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết tham khảo tại trang web: nps.vn
npsanti.png

Tạm kết
Trên đây là những thông tin cần thiết về DDos và giải pháp ngăn chặn các cuộc tấn công đó. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn!
 
×
Quay lại
Top