Cụ Rùa- minh chứng cho truyền thuyết

ko có

Người của thế hệ mới
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/10/2010
Bài viết
1.409
Như các bạn đã biết, trong thời gian gần đây, dư luận rất quan tâm chuyện cụ Rùa bị bệnh, cần chữa trị càng sớm càng tốt. Do đó, mình lập topic này mong mọi người ủng hộ và cho biết ý kiến về vấn đề này, :KSV@07:
Lê Thái Tổ (1385- 1433) là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn, chiến thắng quân Minh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê- triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Sau truyền thuyết trả gươm khi thắng trận, Hồ Hoàn Kiếm (hay Hồ Gươm) trở nên nổi tiếng và linh thiêng.
Cũng chính vì thế, cụ Rùa Hồ Gươm là tượng trưng cho truyền thuyết, là minh chứng sống cho lịch sử hào hùng của dân tộc. Hễ ai là người Việt Nam đều hiểu và tự hào về điều đó.
Thời gian qua, cụ Rùa được chẩn đoán là đang mắc bệnh, :KSV@18:
các cơ quan, các cấp, các ngành và mọi người dân đều quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của Cụ,
và đây là công tác chuẩn bị cứu cụ Rùa ngày 4/3/2011:

Chiều 2/3 và 3/3, PV Dân trí đã khảo sát trên bờ quanh hồ Gươm. Công tác chuẩn bị để chữa thương cho cụ rùa đã được các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai. Theo kế hoạch, trong ngày hôm nay, 4/3, cụ rùa sẽ được dẫn về nơi chữa trị.
https://dantri.com.vn/event-1680/Khan-cap-cuu-cu-Rua-Ho-Guom.htm
84fcuucurua1.jpg
Bẫy rùa tai đỏ được đặt men đảo Ngọc.
cuucurua18.jpg
Chiếc bẫy bằng nan tre, phía trong có treo mồi để trong chai nhựa có vẻ hiệu quả nhất.​
cuucurua17.jpg
Bể kính này dùng để chứa rùa tai đỏ bẫy được.​
Được biết, đã có hơn 10 rùa tai đỏ "dính" bẫy.
cuucurua14.jpg
Những thủ phạm góp phần xâm hại môi trường hồ Gươm đầu tiên sa bẫy.​

cuucurua2.jpg
Chiều 2/3, trên đảo Rùa, các đơn vị triển khai tạo đường lên và
quây bể làm "bệnh viện" cho cụ rùa theo chỉ đạo của Sở KH&CN.
cuucurua3.jpg

cuucurua4.jpg
Khe hở trong hình là một trong bốn đường lên của cụ rùa.​

cuucurua5.jpg
Các công nhân đang khẩn trương quây lưới và bạt quanh bể​
nuôi cụ rùa trong những ngày chữa bệnh.​

cuucurua19.jpg

Đến 3/3, mọi công tác chuẩn bị trên đảo Rùa nhìn bên ngoài có vẻ đã hoàn tất.​

cuucurua11.jpg
Khu vực nạo vét ven hồ phía đường Đinh Tiên Hoàng...​

d3bcuucurua16.jpg
...đã được công ty Thoát nước tiếp tục triển khai ra đến chân cầu Thê Húc.​

cuucurua8.jpg
Công ty Nước sạch trong những ngày qua liên tục cấp nước vào hồ.​

cuucurua13.jpg
Công nhân công ty VSMTĐT liên tục vớt rác...​

cuucurua15.jpg
...và quét rác ven hồ.​

Tuy nhiên, có lẽ do ý thức của một số người dân đi dạo ven hồ​
chưa cao nên rác vẫn còn xuất hiện:​
cuucurua6.jpg

cuucurua10.jpg

20dcuucurua9.jpg
Môi trường hồ Gươm có lẽ chưa thể hết ô nhiễm trong ngày một ngày hai.​

cuucurua12.jpg
Trong khi các công tác chuẩn bị chữa thương cho cụ rùa tích cực được​
các cơ quan triển khai thì những ngày gần đây cụ Rùa vẫn liên tục nổi.​
(Ảnh chụp lúc 2h chiều 2/3, cụ rùa chỉ ngoi lên 1 lần rồi lặn ngay).​

Một bảo vệ khu vực hồ Gươm cho biết sáng 3/3, cụ rùa đã bấu chân lên bờ xi măng phía đường Lê Thái Tổ, như muốn leo lên, để lộ nhiều vết thương và sức khỏe có vẻ yếu đi.

20110303135347_DSC_3053.jpg
Cụ rùa bấu chân lên bờ sáng 3/3 (Ảnh: Vietnamnet).

Vì vậy, mình lập topic này mong các bạn ủng hộ và thể hiện sự quan tâm hơn nữa tới cụ Rùa- biểu tượng của lịch sử hào hùng và lòng tự hào dân tộc :KSV@06:
thanks,
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
ý thức mọi người ......hãy chứng tỏ mình là con người hiện đại đi chứ. mong cụ sớm khỏi bệnh
 
Umh.Cảm ơn ko có...
Đáng lẽ ra,công việc này phải được làm từ rất lâu rồi mới phải...Xử lí nước,bắt rùa tai đỏ,giữ gìn môi trường nước hồ....
Ko biết sẽ làm được tới đâu...nhưng cố gắng giữ cho Hồ Gươm một Cụ Rùa,1nét tâm linh của người Việt:KSV@18:
 
Umh.Cảm ơn ko có...
Đáng lẽ ra,công việc này phải được làm từ rất lâu rồi mới phải...Xử lí nước,bắt rùa tai đỏ,giữ gìn môi trường nước hồ....
Ko biết sẽ làm được tới đâu...nhưng cố gắng giữ cho Hồ Gươm một Cụ Rùa,1nét tâm linh của người Việt:KSV@18:
đúng vậy, Rùa Hoàn Kiếm là tâm linh của người Việt,
mọi chuyện ko bao giờ là muộn,
cụ Rùa sẽ sớm khỏi thui ;)
 
đúng vậy, Rùa Hoàn Kiếm là tâm linh của người Việt,
mọi chuyện ko bao giờ là muộn,
cụ Rùa sẽ sớm khỏi thui ;)

Oanh luôn luôn tôn trọng nền văn hoá Việt..Và luôn mog Cụ Rùa sẽ qua khỏi..:):):)
Nhưng,với những gì oanh đọc đựơc,thì Cụ Rùa đã bị thế khá lâu rùi..mà hình như ko có ai quan tâm lắm..(Bây giờ thì làm ầm lên...)... Và khá khó,vì quá trình chữa bệnh sẽ kéo dài....Việt Nam mình thì lại ko có chuyên gia nghiên cứu sâu về rùa...Khó!!:(:KSV@18:
 
Oanh luôn luôn tôn trọng nền văn hoá Việt..Và luôn mog Cụ Rùa sẽ qua khỏi..:):):)
Nhưng,với những gì oanh đọc đựơc,thì Cụ Rùa đã bị thế khá lâu rùi..mà hình như ko có ai quan tâm lắm..(Bây giờ thì làm ầm lên...)... Và khá khó,vì quá trình chữa bệnh sẽ kéo dài....Việt Nam mình thì lại ko có chuyên gia nghiên cứu sâu về rùa...Khó!!:(:KSV@18:
Ưu tiên phương án cụ Rùa tự bò lên chân tháp Rùa
GS. Hà Đình Đức, Thành viên Ban chỉ đạo khẩn bảo vệ rùa hồ Gươm cho biết, ngày 4/3, chưa dẫn cụ Rùa về nơi chữa trị. Sở dĩ như vậy là do ưu tiên phương án cụ tự bò lên chân tháp.
https://dantri.com.vn/event-1680/Khan-cap-cuu-cu-Rua-Ho-Guom.htm
crua3afffff.jpg

Cụ Rùa nổi sáng ngày 3/3, với nhiều vết thương ở cổ và chân (Ảnh: ĐĐK)

Về việc tiệp cận và chữa trị cho cụ rùa, theo ông Đức, hiện nay Ban chỉ đạo khẩn bảo vệ rùa hồ Gươm tính đến cả 2 phương án là để cụ tự bò lên chân tháp và dùng lưới dắt cụ về “nhà mới”. “Tôi tin rằng khi mọi việc dưới chân tháp rùa xong xuôi và không gây ra biến động lớn thì cụ Rùa sẽ bò lên chân tháp. Làm được phương án đó là tốt nhất, còn việc dùng lưới là trường hợp bất khả kháng”, ông Đức cho hay.
Để dắt được Rùa về chân tháp ông Đức cho rằng, nhóm làm việc căn cứ quy luật cụ hay nổi lên ở góc nào, giờ nào thì đón đầu ở đó và khi nào cụ nổi lên sẽ dắt cụ về chân tháp.
Nói về vấn đề chữa trị những vết loét trên thân cụ Rùa sau khi đưa được về tháp, ông Đức cho biết công việc này sẽ do các bác sĩ thú y trong nước tiến hành. “Thực tế, ở Việt Nam có nhiều bác sĩ giỏi và thuốc tốt nên không phải thuê chuyên gia ngoài nước”, ông Đức nói và cho biết trong quá trình chữa trị bệnh cho cụ cũng phải lấy mẫu bệnh phẩm để nghiên cứu kỹ lưỡng. Và sau khi cụ khỏi bệnh có thể gắn chíp định vị theo dõi quá trình sinh hoạt của cụ Rùa.
Đề cập đến những vết thương của cụ Rùa hiện nay, ông Đức cho hay, vết thương trên thân cụ là do va vấp cơ học với chướng ngại trong lòng hồ. “Rõ ràng những vết thương đó là do va vấp cơ học, lợi dụng việc này rùa tai đỏ cũng tấn công cụ và từ đó mới nhiễm trùng lở loét”, ông Đức nói.
“Bảo vệ rùa hồ Gươm phải đặt ra hai vấn đề về tâm linh và về khoa học. Tuy nhiên, nếu cực đoan về tâm linh, cựu đoan về khoa học đều không giải quyết được vấn đề. Đặt quá nặng về vấn đề tâm linh thì không ai dám đụng đến, còn quá nặng về vấn đề khoa học cụ rùa hồ Gươm cũng là một sinh vật cho nên cũng nằm trong quy luật sinh - lão - bệnh - tử đơn thuần”, ông Đức chia sẻ.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
moz-screenshot.png
moz-screenshot-1.png
moz-screenshot-2.png

04032.tau.jpg

ko chỉ là sinh vật quý hiếm top đầu sách đỏ, mà còn là tâm linh người Việt hàng trăm năm qua,
mong cụ Rùa mau khỏi bệnh,
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
:KSV@06:Ngay đến sự linh thiêng của dân tộc cũng lại là do "môi trường" đó các bạn ạ! Hãy bảo vệ môi trường khi chúng ta có thể nha!
 
Lộ trình cứu chữa cụ Rùa
Toàn bộ công việc can thiệp cứu chữa cụ Rùa Hồ Gươm gồm ba giai đoạn chính:
-Giai đoạn 1, gồm cải thiện môi trường Hồ Gươm, chế tạo dụng cụ bẫy rùa và bể nổi giữ rùa. Việc cải thiện môi trường Hồ Gươm gồm hai đầu việc chính là thu dọn vật cứng và bổ cập nước. Thu dọn vật cứng dự kiến kéo dài ba ngày (theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 26-2). Bổ cập nước kéo dài 20 ngày (theo kế hoạch, bắt đầu từ 23-2 và kết thúc vào giữa tháng ba).
Có hai lựa chọn chế tạo bể nổi giữ rùa. Nếu dùng bể bơi sẵn có kiểu như bể thông minh, toàn bộ công việc giai đoạn một (không kể hoạt động cải thiện môi trường Hồ Gươm) dự kiến kéo dài 10 ngày. Còn nếu dùng bể nhân tạo tại hồ, diện tích 250 m2, tổng thời gian giai đoạn một có thể lên đến 30 ngày, do phát sinh các việc mới như chế tạo, vận chuyển, hạ thủy xuống hồ, v.v...
-Giai đoạn 2, tổ chức bắt và đưa lên chữa trị. Thời gian bắt liên quan đến loại lưới và cách bắt. Nếu dùng lưới vét, giai đoạn này dự kiến kéo dài 5 ngày. Nếu dùng bẫy thụ động, tức chờ rùa bò vào, giai đoạn này có thể kéo dài 15 ngày.
-Giai đoạn 3, chữa trị và đánh giá kết quả. Quá trình chữa trị gồm có chữa sơ bộ, lấy mẫu, phân tích bệnh, hội chẩn, phác đồ điều trị triệt để. Toàn bộ giai đoạn ba dự kiến kéo dài khoảng 90 ngày.

Ngày 6/3/2011:
CuRua6Mar_3.jpg

CuRua6Mar_6.jpg

CuRua6Mar_7.jpg
Chuẩn bị cho việc chữa trị cụ Rùa

CuRua6Mar_4.jpg
Hay tin các cơ quan chức năng chuẩn bị đưa cụ Rùa về tháp Rùa,
hàng nghìn người đã tụ tập quanh khu vực phía đường Lê Thái Tổ.
CuRua6Mar_2.jpg

CuRua6Mar_5.jpg
Dõi ra tháp Rùa chờ động thái của các cơ quan chức năng.


CuRua6Mar_8.jpg

Cầu Thê Húc nè,
CuRua6Mar_9.jpg

CuRua6Mar_10.jpg
Vết thương trên mai cụ ngày càng hằn sâu.
CuRua6Mar_11.jpg

CuRua6Mar_12.jpg

CuRua6Mar_13.jpg
Bơi nghiêng người với những vết thương trên lưng cụ Rùa :KSV@17:



CuRua5Mar_15.jpg

Tâm linh là đây, tự hào là đây, :KSV@07:
CuRua5Mar_2.jpg
Đền Ngọc Sơn theo dõi cụ, :KSV@07:

CuRua5Mar_9.jpg
Cụ Rùa nổi rõ mồn một.
CuRua5Mar_6.jpg
Với những vết thương.​

CuRua5Mar_8.jpg

CuRua5Mar_14.jpg


CuRua5Mar_7.jpg
Và Cụ Rùa cần được chữa trị,

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Cụ Rùa có thể được điều trị đến 2 năm

Cụ Rùa ở hồ Gươm, Hà Nội, sẽ được đưa lên cạn bằng lưới vào cuối tuần này, và thời gian dưỡng thương có thể kéo dài tới hai năm, giới chức thành phố cho biết chiều nay.

Tại cuộc họp của chính quyền thành phố, Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Lê Xuân Rao thông báo kế hoạch chi tiết về việc bắt và chữa cho Rùa, trong đó nói sẽ đưa Rùa lên cạn bằng lưới.
"Lưới được thiết kế đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả rùa và người trong quá trình đánh bắt, đảm bảo khi đưa lên cụ không bị mắc đầu, móng chân vào lưới, không để lật ngửa hay gây thêm tổn thương", ông Rao nhấn mạnh.
rua-bi-thuong.jpg

Cận cảnh những vết thương trên mình Rùa ở hồ Gươm. Ảnh: AP.


Theo các chuyên gia, sau điều trị, thời gian điều dưỡng theo dõi Rùa kéo dài từ hai tháng đến hai năm, báo cáo của Sở tiết lộ.

Ông Rao cũng giải thích vì sao kế hoạch đưa Rùa lên bị trì hoãn nhiều lần. "Lực lượng chức năng cần thời gian để chuẩn bị cho những tình huống trong quá trình đánh bắt như Rùa phản ứng, quẫy mạnh. Cũng cần tìm cách đưa Rùa lên chân tháp sao cho an toàn", ông nói và cho biết thêm hai thợ lặn đã được mời tới để giúp đỡ việc đưa Rùa lên bờ.
Được hỏi Rùa hồ Gươm là "cụ ông" hay "cụ bà", ông Rao cho biết các thông tin hiện nay mới chỉ là phỏng đoán. Kết luận chính xác sẽ được đưa ra sau khi có xét nghiệm.
Ông Rao cho biết thêm nếu có hai con rùa trong hồ - điều mà một số người có kinh nghiệm nuôi loài vật này nêu - sẽ "đưa cả hai cụ lên điều trị".


Lộ trình điều trị cụ Rùa gồm 9 bước, được công bố hôm nay. Dự kiến sau khi kết thúc đợt dùng thuốc, Rùa sẽ được nuôi dưỡng trong bể một thời gian để tiếp tục theo dõi.
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết (đã tiến hành từ trước đến giờ)
Bước 2: “Đánh bắt” rùa lên cạn
Bước 3: Đưa rùa vào bể xử lý bệnh, đủ lượng nước sạch, phù hợp để tránh gây sốc do thay đổi điều kiện sống của rùa
Bước 4: Lấy mẫu bệnh phẩm để tìm tác nhân gây bệnh. Quá trình này cũng cần kết hợp phân loại hình thái, xác định giới tính, thu mẫu AND để có các hoạt động nghiên cứu sau này.
Bước 5: Xử lý các vết thương cho rùa và dùng bài thuốc an toàn đã được kiểm chứng sơ bộ.
Bước 6: Phân tích tác nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị.
Bước 7: Quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng và lên phác đồ chữa trị.
Bước 8: Sau khi kết thúc dùng thuốc, đưa rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào các điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi. Theo ý kiến của các chuyên gia, thời gian này sẽ có thể kéo dài từ 2 tháng đến 2 năm.
Bước 9: Trả rùa về hồ sau khi đã làm sạch môi trường theo phương án 1.
 
Thanks Oanh nè, :KSV@03:
hôm nay mùng 9/3, chuẩn bị vây bắt lần 2, hy vọng cụ Rùa ko phá lưới thoát như hôm qua, ;))
 
Rùa ở hồ Gươm: “Cụ” hay “con”!
Vấn đề rùa ở hồ Gươm đang thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân mà nguyên nhân chính là sự trái chiều về cách nghĩ xuất phát từ chữ “con” hay “cụ”. Giới truyền thông 2 miền Nam - Bắc cũng có những nhìn nhận khác biệt.
Gọi là cụ Rùa, có lẽ ý thức đầu tiên là do cụ sống lâu, cao tuổi. Chưa cơ quan chức năng nào công bố tuổi thọ của cụ rùa hồ Gươm chính xác là bao nhiêu chỉ ước tính từ trên 100 tuổi cho tới 300 tuổi. Ngoài ra cụ còn là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, một niềm tự hào truyền tải nhiều thông điệp về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt.

Cụ thể, có ít nhất 2 truyền thuyết lịch sử gắn với hình ảnh rùa được người Việt ghi nhận đó là sự tích “Thần Kim Quy” dâng móng làm lẫy nỏ thần cho Thục Phán An Dương Vương và rùa thần dâng kiếm cho vua Lê - gắn chặt với cụ rùa hồ Gươm hiện nay.

Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có truyền thuyết lịch sử. Đặc thù lịch sử Việt Nam nghìn năm gắn liền với dựng nước và giữ nước, 2 truyền thuyết về cụ rùa đã được đưa vào chương trình giáo dục chính thống để dạy học sinh từ khi mới cắp sách tới trường. Thực tế người dân thờ Thánh Gióng luôn đi liền với con ngựa sắt ngài cưỡi đánh giặc Ân và vì thế với nhiều người, không có lý do gì tách cụ rùa ra khỏi việc thờ vua Lê.

Ngày 8/3 vừa qua, trong suốt 7 tiếng đồng hồ vây bắt, hàng nghìn người dân “bỏ công bỏ việc” đến Hồ Gươm đã vui mừng bao nhiêu khi nhìn thấy cụ Rùa nổi lên trong lưới vây thì lại thất vọng bấy nhiêu khi thấy cụ Rùa thoát lưới ra ngoài.

Không gọi là cụ sao được khi mà chân dung cụ, tình hình bệnh tật, tuổi già của cụ xuất hiện trang trọng trên nhiều báo, tạp chí hàng đầu trong nước cũng như các hãng thông tấn quốc tế như BBC, AFP, AP, Washington Post...

***

Chẳng có gì là cụ cả vì rùa hồ Gươm là một con vật thuộc lớp bò sát như bao loài động vật khác.

Hơn thế trong các tôn giáo tại Việt Nam, rùa không phải là một Tô Tem (thờ vật tổ) của một tôn giáo nào, có chăng xuất hiện trong tứ linh “Long, Lân, Qui, Phụng” nhưng rùa chỉ là vật đội hạc, đội bia mà thôi: “Thương thay thân phận con rùa, Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia”…

***

Ai đúng ai sai? Xem ra không thể có câu trả lời thỏa đáng vì có thể coi đây như hai thái cực duy vật và duy tâm trong triết học. “Cụ rùa” hay “con rùa” chỉ là cách gọi của từng người với tình cảm và niềm tin của riêng mình dành cho cá thể rùa ở Hồ Gươm.

Tương tự, cây mai già hay lão mai cũng là một mà thôi, hay như người Thanh Hóa và du khách từ nhiều đời nay không bao giờ bắt cá ở “suối cá thần” là vì vậy.

Thế nên điều đáng lưu ý duy nhất ở đây là cần rạch ròi giữa khoa học với tín ngưỡng, tâm linh.

***

Tuy vậy một cá thể rùa quí hiếm (rùa hồ Gươm là 1 trong 4 cá thể loài này còn sót lại trên thế giới được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất) tồn tại nhiều thế kỷ ngay giữa Thủ đô Hà Nội văn hiến là một điều rất đáng trân trọng, cần đề cao chăm sóc giữ gìn.

Vì thế chuyện rùa hồ Gươm “tuổi cao, sức yếu”, bệnh tật phải được quan tâm ngay thì nhiều sở, ngành có trách nhiệm liên quan tại Hà Nội lại cứ hồn nhiên hội thảo tiêu tiền ngân sách mà không (chưa) đưa ra được giải pháp cụ thể đã khiến dư luận bức xúc!

Đến đây vấn đề tiền bạc cứu cá thể rùa hồ Gươm nên chăng cần có 1 quỹ tự nguyện, ai thích và yêu cụ rùa thì xin mời đóng góp vào rồi dùng chứ cứ lấy tiền từ ngân sách ra tiêu thì những người không “tin” con rùa ở hồ Gươm phản ứng là điều dễ hiểu.

Đấy là chưa kể đến việc nhiều người còn lo lắng kinh phí cứu chữa cho con rùa thì ít mà trục lợi cá nhân qua đó thì nhiều. Vấn đề nữa là chỉ cứu cụ rùa mà không nghĩ đến chuyện cứu môi trường hồ Gươm thì có khác gì đưa người mới ra viện về sinh sống ở… nghĩa trang.

Trong gần 20 năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, GS. Hà Đình Đức khẳng định: “Mỗi lần cụ rùa nổi đều ứng với một sự kiện văn hóa, lịch sử nào đó của đất nước”. Trả lời báo chí, ông Hoàng Văn Hà, cán bộ Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á cho rằng, chưa có bằng chứng khoa học nào về việc rùa Hồ Gươm nổi liên quan đến yếu tố tâm linh. Việc rùa Hồ Gươm nổi vào những ngày lễ lớn chỉ là sự tình cờ, ngẫu nhiên.

Bạn đọc hãy chú ý, ông Hà nói là “chưa có” thay vì “không”, bởi chúng ta hãy nhớ lại thời điểm năm 2007, khi dư luận xôn xao về thông tin “Thánh vật sông Tô Lịch” với hàng loạt ý kiến trái chiều, khi đó nhà sử học Dương Trung Quốc, cũng thừa nhận: “Vào thời điểm này chúng ta không còn ở thời kỳ chủ nghĩa vô thần thô mộc nữa. Chúng ta tin rằng có đời sống tâm linh”.

Xin chia sẻ thêm với bạn đọc một lời dạy của GS. TSKH Tô Ngọc Thanh từ thời người viết còn là sinh viên của thầy rằng: Niềm tin tâm linh về một sự vật, hiện tượng ở mỗi người có các giới hạn và cảm nhận khác nhau nhưng nghìn lần xin đừng “báng bổ” nếu khoa học hiện tại chưa thể lý giải được những thực tế hiển nhiên đó.

***

Năm 2011 được Tổ chức Bảo tồn Động vật lưỡng cư và bò sát quốc tế chọn là năm bảo vệ rùa, “Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật tự nhiên của muôn loài nhưng hãy nhìn sâu hơn 1 chút, với con người ai sống cũng cần có niềm tin.

Khi mất niềm tin vào cuộc sống hiện tại, nhiều người sẽ đặt niềm tin vào thế giới tâm linh…
Theo Dân trí​
 
40 chuyên gia ngoại khuyến cáo về bắt lại Rùa Hoàn Kiếm

b4x6b91l_004553.jpg

  • Ngày 13-3-2011, Rùa Hoàn Kiếm lại nổi - Ảnh: Xuân Phú.



Đợt vây bắt Rùa Hoàn Kiếm lần hai được dự báo sẽ khó hơn sau lần bắt hụt ngày 8-3 và, vì vậy, cần có một số chỉnh sửa căn bản ở lần bắt thứ hai dự kiến vào cuối tuần này, các chuyên gia lưu ý.

Cụ vẫn khỏe
Đợt bắt hụt Rùa Hoàn Kiếm ngày 8-3 đem đến một thông tin tích cực cho nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm chữa trị. Đấy là cụ vẫn còn rất khỏe.
“Sau khi quan sát phần đầu rùa nổi lên mà lần đầu tiên tôi trực tiếp thấy cạnh vị trí lưới rách, cảm nhận là sức khỏe rùa khả quan hơn nhiều”, một nhà khoa học trong nhóm điều trị nói. Nay phác đồ điều trị khẩn cấp bao gồm cả các loại thuốc đặc trị có thay đổi chút ít. Phác đồ đang được thử nghiệm trực tiếp trên ba ba tại Viện Nghiên cứuΝôi trồng Thủy sản 1.
Trong cuộc họp nội bộ các tổ chuyên môn, các mặt chưa được của cuộc vây bắt vừa qua được mổ xẻ toàn diện. Đáng chú ý là sự vội vàng ở nhiều khâu, trong đó có khâu vây bắt. Từng có khuyến cáo, khi vây bắt cưỡng bức, không được bắt lên ngay; thay vào đó, phải thực hiện từ từ, phải kéo dài thời gian vây vài chục tiếng, thậm chí, vài ngày hoặc một tuần.
Với khuyến cáo như thế, huy động cùng một lúc hơn 30 người xuống hồ hôm ấy là không cần thiết. Thay vào đó, lẽ ra cần chia thành các nhóm nhỏ, đổi ca cho nhau, để trường kỳ vây trước khi chính thức bắt.
Bất cứ một kế hoạch bắt cưỡng bức nào tới đây mà có sự tham gia của nhiều người, nhiều lực lượng, sẽ không tỷ lệ thuận với khả năng thành công. “Đấy là chưa kể vây, dồn hùng hậu quá mức cần thiết có thể gây sốc cho rùa”, nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Bảo tàng Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, lưu ý.
Nhà khoa học nhiều năm kinh nghiệm về lưỡng cư bò sát còn ít kỳ vọng vào hiệu quả của việc chuẩn bị bắt tự nhiên đang triển khai trên gò Tháp Rùa: “Chỉ riêng các vật thể lạ dựng trên một không gian hẹp ở Tháp Rùa cũng đủ khiến động vật hoang dã ngại tiếp cận. Đấy là chưa kể cho sơn các hàng rào, cọc sắt, rồi mùi lạ tỏa từ các thiết bị mới, thiết kế các lối lên xuống cho rùa gọn gàng, vuông thành sắc cạnh như với khu nghỉ mát, khó có thể là cái bẫy dẫn dụ tự nhiên”.
Bắt bằng lưới, rất khó
Một nhóm 40 chuyên gia nước ngoài đã soạn thảo một khuyến cáo từSingapore và gửi đến các cơ quan chuyên môn Việt Nam từ ngày 24-2-2011. Khuyến cáo đề cập một cách toàn diện từ vây, bắt, đến chữa trị cho Rùa Hoàn Kiếm.
Đáng chú ý, chuyên gia nước ngoài đề xuất vị trí vây bắt Rùa Hoàn Kiếm khác hẳn vị trí thực hiện hôm mùng 8-3. Đặc biệt, họ cảnh báo, dùng lưới bắt rùa có kích thước lớn “sẽ rất khó khăn”, nhất là với hồ Hoàn Kiếm có diện tích rộng.
Hồ Hoàn Kiếm rộng 12,4 ha, với độ sâu trung bình 0-5-1,5 m và sở hữu một lớp bùn dày. “Bắt một rùa trên 100 kg trong một không gian như thế sẽ rất khó”, khuyến cáo dài hơn 2.000 từ tiếng Anh viết.
TS Nimal Fernando, người trực tiếp chữa cho hai cá thể rùa lớn (được cho là cùng loài với Rùa Hoàn Kiếm) ở Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, cho hay, thủy vực ở đó chỉ bằng 1/10 so với hồ Hoàn Kiếm, thế mà việc vây bắt diễn ra vài ngày trời.
Có ý kiến còn đề cập sự nhanh nhẹn bất ngờ, sự khỏe mạnh kỳ lạ của loài vật tưởng như lúc nào cũng “chậm như rùa” này. Bất lợi nữa của vây bắt rùa kích thước lớn bằng lưới là có nguy cơ gây ra các vết thương phụ cho các vết thương có sẵn trên cơ thể.
Để tránh nguy cơ này, một mặt không phản đối dùng lưới bắt, mặt khác, các chuyên gia vẫn đề xuất một hệ thống vây bắt khác, từng được áp dụng thành công trên thế giới để bắt các loài động vật hoang dã dưới nước có kích thước lớn. Hệ thống vây bắt này hoạt động theo nguyên lý đón lõng rùa rồi đưa vào một lồng giữ đảm bảo các chỉ tiêu an toàn như không gây cọ sát lên da, không gây ngộp thở cho rùa khi vùng vẫy.
Vây ở đâu?
Vị trí vây bắt hụt Rùa Hoàn Kiếm hôm mùng 8-3 bị cho là không tối ưu và cần tính toán thay đổi trong lần bắt tới. Vị trí ấy là khoảng không gian hồ Hoàn Kiếm ở mạn Tháp Rùa hướng về phố Lê Thái Tổ. Thời điểm vây bắt Rùa Hoàn Kiếm ở đó, người ta còn nhặt được không ít vật cứng, vật sắc nhọn dưới bùn.
Trong bối cảnh hồ Hoàn Kiếm quá rộng cho việc bắt rùa kích thước lớn, từ kinh nghiệm bắt ở Trung Quốc, 40 chuyên gia nước ngoài đề nghị phải thu hẹp diện tích vây bắt rùa. Vị trí ấy phải đảm bảo mấy nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, bề mặt đáy hồ phải được vét bớt bùn, phải làm sạch các vật cứng sắc nhọn để tránh nguy cơ gây trầy xước lên cơ thể rùa. Thứ hai, vị trí ấy càng phù hợp với tập tính di chuyển của rùa càng tốt.
Căn cứ vào các thông tin thu nhận được, Rùa Hoàn Kiếm thường thấy nổi nhiều nhất ở mạn đông bắc hồ Hoàn Kiếm, khu vực gần bùng binh đài phun nước cũ, phía khu phố cổ. Nhóm chuyên gia cho rằng, đấy chính là nơi tối ưu tổ chức vây bắt Rùa Hoàn Kiếm. Vị trí này khác hoàn toàn với vị trí mà nhóm vây bắt do ông Nguyễn Thế Khôi, Chủ tịch Tập đoàn KAT, thực hiện hôm 8-3.
Tuy không bình luận trực tiếp phương án chữa trị trên gò Tháp Rùa, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, nên chuyển Rùa Hoàn Kiếm đến vị trí khác. Khi coi Cụ rùa là bệnh nhân đặc biệt, đảm bảo điều kiện không gian, thiết bị chữa trị và dưỡng thương lại càng cần thiết. Một diện tích chưa đầy 400 m2 giữa hồ, lại không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, vô trùng trong quá trình chữa trị, bị cho là có nhiều rủi ro hơn.
“Tôi biết nhiều người trong cuộc cho rằng khuyến cáo của nước ngoài chỉ đúng về lý thuyết, ai nói cũng được”, ông Vũ Ngọc Thành tâm sự. “Chính chúng ta không sở hữu được thông tin gì hơn họ về Rùa Hoàn Kiếm. Đấy là chưa kể, chúng ta hầu như chưa có chuyên gia thú y nào chuyên về động vật hoang dã. Chuyên môn hơn về lưỡng cư, bò sát, về các loài rùa mai mềm lớn lại càng không có”.





 
×
Quay lại
Top