Căn bệnh "giờ cao su" mãn tính và câu chuyện về chữ Tín

kebian4444

thay đổi mình để thay đổi người
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/2/2016
Bài viết
91
Xây thì khó mà phá thì dễ. Dường như ai cũng biết điều này nhưng chẳng ai muốn giữ chữ tín cho mình. Đi muộn, về sớm, giờ cao su...bao giờ chúng ta mới khẳng định được vị trí của mình.

Chuyện hai anh bạn

Cuối tuần nghỉ ngơi, sáng đến quán cà phê thư giãn, tận hưởng cái an nhàn rảnh rỗi sau một tuần công việc tất bật. Ngắm từng giọt đen lóng lánh tí tách như thấy thời gian cũng trôi chậm lại, tận hưởng hương cà phê thơm phức với vị đắng ngậy, cảm thấy đầu óc tỉnh táo sảng khoái. Và thế là, tôi nhớ đến người bạn lâu ngày chưa có dịp đàm đạo, liền alo: “Cafe đi!”.

Anh bạn dường như cũng đang không biết tiêu khiển gì buổi sáng, nhận lời một cách hứng khởi, nói đến ngay, sẽ có mặt trong 15 phút. Anh bạn cũng ở gần đó, chỉ mất hơn 10 phút xe máy. Vậy mà 30 phút chưa thấy đâu, lại alo. “À, vừa rồi có chút việc, đang đến đây, chờ tý nhé”, anh bạn trả lời rồi cúp máy. Uống hết ly cà phê rồi, chuẩn bị tính tiền ra về thì anh mới bước vào tươi cười: “Hello, lâu rồi không gặp”. Hừ, “chờ tý” của anh cũng gần nửa giờ đồng hồ!

baonv01-1118.png


Còn có anh bạn khác thì lại hoàn toàn trái lại, bao giờ cũng đến trước hẹn 5–10 phút. Có hôm cà phê sáng alo, anh bạn này hẹn 30 phút có mặt. Đến phút thứ 25 bỗng có điện thoại, anh nói bị tắc đường, có lẽ sẽ đến chậm 4, 5 phút. “Trời, đi uống cà phê tán gẫu chứ công chuyện gì đâu mà nghiêm trọng vậy” – tôi thầm nghĩ, và nhớ lại chuyện về anh bạn này hơn 10 năm trước.

Hồi đó anh bạn ngoài 20, có để ý đến cô bé xóm bên. Hai người “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Trung thu năm đó, hai người lần đầu hò hẹn. Nàng nghĩ, mình con gái, phải làm cao một chút, đến trễ 10 phút. Chàng bực mình cau có, chẳng nói gì, chỉ nói một câu, lần đầu cho qua, lần sau không chấp nhận nhé. Nàng bực mình lắm, có công lên việc xuống gì mà làm mẽ. Phải mấy tháng sau, hai người mới làm lành.

Lần hẹn thứ hai, nàng cũng sợ không dám đến muộn, nhưng cũng không muốn đến sớm. Sợ người ta nghĩ “cọc đi tìm trâu”, nên cứ nấn ná. Cuối cùng đến chỗ hẹn, không thấy chàng đâu, xem đồng hồ thì muộn 7 phút. Thì ra chàng đã bỏ về sau khi ráng đợi đến phút thứ 5. Sau lần đó, hai người dù vẫn quý mến nhau, nhưng không ai chịu nhận lỗi, cuối cùng “đường tình đôi ngả”. Hồi đó, cũng cảm thấy tiếc cho hai người, và thầm trách anh bạn quá cứng nhắc, nguyên tắc thái quá. Nhưng mãi về sau này, lại thấy cái nguyên tắc đó có ẩn chứa nhiều nội hàm sâu xa.

Lý do có thể khiến bạn phải tự nhìn lại bản thân


"Có nhiều biện pháp trừng phạt dành cho những kẻ đi muộn, và điều nghịch lý ở đây là họ vẫn cứ muộn dù những thứ hình phạt đó có tồn tại." – theo lời của Justin Kruger, một nhà tâm lý học xã hội tại ĐH Kinh doanh New York.


Một trong những lý do rõ ràng và phổ biến nhất về việc vì sao người ta đi trễ thường xuyên chính là họ không đánh giá được thời gian mà nhiệm vụ sẽ diễn ra, hay nói nôm na là thất bại trong việc lên kế hoạch. Nghiên cứu đã cho thấy rằng trung bình con người "đánh giá thấp" thời gian hoàn thành một công việc tới 40%.


tieu-diet-nhung-ke-cap-thoi-gian-cua-nhan-vien-1118.jpg

Phải làm sao để tình trạng này bớt "kinh dị" đây?

Việc đi trễ đã và đang khiến cho nước Mỹ tiêu tốn khoảng 90 tỉ USD mỗi năm! Đương nhiên, việc hiểu ra câu chuyện chưa đủ để làm giảm nhẹ vấn đề, nhưng các nhà khoa học đang quyết tâm lập ra các kế hoạch "mưa dầm thấm lâu" để cải thiện sự đúng giờ của con người.

Đối với những người thường đánh giá thấp thời gian hoàn thành công việc, họ nên chia nhỏ chúng ra thành những bước cực kì cụ thể. Việc đó giúp họ ước lượng được chính xác thời gian cần làm.

Và cuối cùng, không ai có thể thay đổi bản tính con người, nhưng có một lời nhắc thân thiện dành cho những cá nhân bị bệnh "giờ cao su" mãn tính: bạn cần phải nhận thức được rằng mình không thể phân thân ở 2 nơi cùng một lúc được. Do vậy, bớt ôm đồm và đi đúng giờ vào.
 
×
Quay lại
Top