Bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội?

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Cũng giống như thời gian, cơ hội một khi đã “vẫy tay ra đi” sẽ chẳng bao giờ trở lại.
Bạn có bao giờ dành chút thời gian ngồi ngẫm nghĩ xem mình đã bao giờ để vuột mất cơ hội?

Những TEEN thích để dành

Trang ( THPT PĐP ) vẫn luôn hối hận vì thói quen để dành của mình. Trang nói “ Bố mẹ tớ đã xác định cho tớ đi du học ngay khi tớ kiếm được học bổng. Tuy biết rằng để có thể làm được điều đó, tớ sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhưng không hiểu sao, tớ vẫn chần chừ. Bằng IELTs là yếu tố cần thiết nhưng tớ vẫn đủng đỉnh vì nghĩ, dù sao thì hết năm lớp 12 mới cần thiết. Giờ lao đầu vào học mới thấy có quá nhiều thứ cần phải hấp thu. Tớ đang lo rằng không biết trong thời gian ngắn như thế này, liệu tớ có làm được không”
2.jpg

Không chỉ thế, Thanh Hồng ( HV Tài Chính ) cũng đã có lần “tiếc rẻ” vì cái tội hay để dành của mình. Bạn ấy là một cộng tác viên cho các báo tuổi teen. Ý tưởng luôn tràn ngập đầu nhưng nhiều khi bạn ý cứ “ung dung, nghĩ rằng để ngày mai, ngày kia viết cũng được. Báo chí mang tính thời sự, vậy nên tới khi nhận ra thì các ý tưởng đó đã trở nên quá lạc hậu rồi.”

“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông"

Đó là một câu nói nổi tiếng mà có lẽ ai ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua. Đại ý của nó nói rằng không có gì đứng yên mãi mãi, một khi chúng ta đã trải qua một khoảng thời gian nào đó, bỏ lỡ một cơ hội nào đó, chúng ta chẳng bao giờ có thể tìm lại.

“Ai cũng nói rằng điểm khác biệt giữa sinh viên và học sinh cấp 3 là trong khi học sinh cấp 3 phải ôm sách vở cả ngày thì sinh viên chỉ cần học vào 1 tuần trước khi thi là đủ. Tớ đã từng tin như thế, nhưng rõ ràng là nó không hề đúng. Ngay từ những buổi học đầu tiên, tớ đã lơ là vì nghĩ, cứ đợi tới lúc sắp thi, có áp lực thì học dễ vào hơn, giờ có nghe tới lúc đó cũng chẳng nhớ được gì. Vậy mà khi kì thi tới, gần 10 môn học phải kết thúc trong một tuần, thời gian không hợp tác với tớ, nhất là khi áp lực môn này lại đi kèm áp lực môn kia, cuối cùng thì tớ phải lãnh đủ hậu quả. Từ sau, tớ cạch luôn phương pháp ấy.” ( Thảo My – P.Vân Cơ, Việt Trì, Phú Thọ )

Chia sẻ của My nhận được nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, song theo số đông, kiến thức muốn ngấm sâu cần được “thẩm thấu” từ từ, nghĩa là mỗi buổi học xong đều cần ôn qua một lượt. Gượng ép trí nhớ phải hấp thụ quá nhiều câu chữ, quá nhiều kiến thức trong giai đoạn trước khi thi đôi khi còn mang lại hậu quả ngược, gây nên những vấn đề về thần kinh.

Bên cạnh những hối tiếc liên quan tới câu chuyện học tập thì teen nhà mình còn để dành rất nhiều thứ khác mà tới khi nhớ ra thì bỗng giật mình vì chẳng còn cơ hội nữa. An ( cựu học sinh trường THPT Chuyên Bắc Ninh ) đã kể với tớ trong nỗi niềm bâng khuâng : “ Mẹ tớ mất đột ngột vì một tai nạn giao thông ngay trước ngày tớ thi tốt nghiệp. Tớ luôn nhớ về mẹ và mỗi lần như thế, tớ lại thấy day dứt rất nhiều. Mẹ tớ gói bánh chưng rất ngon, mẹ cứ bảo tớ và chị Hai tranh thủ thời gian về nhà mẹ dạy để Tết chị em còn biết cách mà làm. Hai đứa cứ viện đủ thứ lý do để rồi bây giờ muốn nếm bánh trưng mẹ gói cũng không còn được nữa rồi. Tớ muốn dành số tiền nhận được khi đạt giải Nhất kì thi học sinh giỏi Văn cấp tỉnh để mua tặng mẹ một bộ quần áo. Từ nhỏ tới giờ, dù rất muốn, nhưng tớ chưa bao giờ mua tặng mẹ được thứ gì cả. Vậy mà…”
Đừng bao giờ để dành

Đó chính là điều tớ muốn nói với bạn. Đừng bao giờ để dành bất kì điều gì cả, đặc biệt khi đó là những yêu thương. Vì cuộc sống là một chuỗi nhưng bất ngờ, và có biết bao chuyện có thể xảy đến vượt ngoài sự tưởng tượng của bạn. Tớ rất thích câu nói của người nào đó “ Hãy sống như không có ngày mai”. Chúng ta hãy cùng sống hết mình cho ngày hôm nay, để không bao giờ phải hối tiếc điều gì cả, bạn nhé!
 
"Hãy sống như không có ngày mai "
 
×
Quay lại
Top