Bạn đã biết gì về hà thủ ô đỏ làm thuốc chữa bệnh chưa?

Tham gia
28/7/2016
Bài viết
0
Hà thủ ô đỏ dùng làm thuốc là rễ củ phơi hay sấy khô của cây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thumb.) họ rau răm (Polygonaceae). Các tên khác của cây được biết đến là giao đằng, dạ giao đằng, thủ ô, dạ hợp,... ngụ ý chỉ loài dây leo xoắn vào nhau. Cây leo sống lâu năm, thân mọc xoắn vào nhau, lá mọc so le có cuống dài, phiến lá hình tim hẹp hoặc hình mũi tên, hoa nhỏ mọc thành chùm, cánh hoa màu trắng. Cây thường mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc nước ta, nhưng cũng có thể trồng bằng dây hay hạt, nhưng phải sau khoảng 4 – 5 năm mới có thể thu hoạch. Đào rễ củ về rửa sạch đất, bổ làm đôi hay làm tư, đồ chín rồi phơi khô. Rễ cũ to có đường kính trên 4cm, khô vỏ nâu sậm, cứng đỏ chắc, nhiều bột, ít xơ, không mốc mọt là tốt.
hro.gif
Y học cổ truyền cho rằng Hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ Can, ích thận, dưỡng huyết, trừ phong, chủ trị các chứng huyết hư chóng đầu, lưng đau gối mỏi, gân xương đau nhức làm đen râu tóc, mạnh gân xương, suy nhược thần kinh,...

Các nghiên cứu dược lý hiện đại về Hà thủ ô đỏ có khá nhiều, phần lớn xuất phát từ Trung Quốc, cho thấy nhiều tác dụng tích cực lên các loại bệnh lý như làm hạ cholesterol huyết, giảm hấp thu cholesterol ở ruột, phòng ngừa xo cứng động mạch (in vitro), làm chậm nhịp tim, tăng cường miễn dịch, chống lão hoá,... Trong hà thủ ô sống còn có dẫn chất anthraquinon làm tăng nhu động ruột, chống táo bón.

Tuy nhiên, khi dùng Hà thủ ô phải chế biến đúng cách để tăng cường tác dụng và giảm các độc tính của nó. Một trong số những chất có thể gây hại khi dùng sống là dẫn chất anthraquinon gây tiêu chảy. Ngoài ra, nhiều trường hợp viêm gan sau khi dùng hà thủ ô đã được báo cáo.

Bào chế Hà thủ ô đỏ đúng cách khá phức tạp vì có nhiều cách khác nhau.

Theo sách Lôi công bào chế (Trung Quốc): lấy Hà thủ ô đã cắt miếng cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm 1 đêm, cứ 10kg hà thủ ô thì dùng 2,5kg rượu. Ngày hôm sau cho vào chõ đồ trong 4 giờ, lấy ra phơi chỗ râm mát cho khô. Sau đó tẩm lại, đồ 2 lần nữa là được. Lúc đó, miếng hà thủ ô sẽ thành sắc đen nâu.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: rửa sạch 1 kg Hà thủ ô, ngậm nước vo gạo một ngày đêm. Rửa lại, đổ nước đậu đen vào cho ngập (100g đậu nấu với 2 lít nước cho nhừ nát) nấu cho đến khi gần cạn (luông đảo cho chín đều), củ trở nên mềm, lấy ra bỏ lõi (nếu có), thái hoặc bào mỏng rồi phơi cho khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết.

ha_thu_o_do_1.jpg
Nếu muốn làm kỹ nữa thì trước khi thái miếng làm cửu chưng cửu sái. Cạo bỏ vỏ Hà thủ ô, lấy đậu đen đãi sạch rồi cho dược liệu vào chõ, cứ một lượt hà thủ ô thì một lược đậu đen, đồ cho chín nhừ đậu đen, bỏ đậu đen lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ; làm như vậy (phơi, đồ) 9 lần. Cuối cùng, lấy hà thủ ô thái hay bào phiến hoặc sấy khô tán bột.

Bào chế kết hợp với mè (vừng) đen: Hà thủ ô và vừng đen theo tỉ lệ 10:1. Vừng đen rang chín cho thơm, hạ thổ xuống nền xi măng lao thật sạch, lấy niêu úp lên, để nguội, tán mịn. Lấy hà thủ ô đã cửu chưng cửu sái nghiền mịn. Trộn đều hai loại bột, có thể cho thêm mật ong trộn thành hỗn hợp. Mỗi ngày uống 2-3 muỗng cà phê h.ãm nước sôi trước khi ăn. Dùng nước, bỏ bã.

Rượu Hà thủ ô gồm hà thủ ô và đậu đen theo tỉ lệ 3:1. Đậu đen rang chín và thơm rồi bạ thổ như trên. Hà thủ ô đã chế cùng đậu đen cửu chưng cửu sái. Cho cả hai vào bình thuỷ tinh, châm rượu 40 độ với tỉ lệ hà thủ ô, đậu đen/rượu là 1:3, ngâm khoảng 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày dùng 2 lần trước ăn, mỗi lần 20 – 30ml (một chén nhỏ).
 
×
Quay lại
Top