7 thói quen để thành đạt

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Cuộc sống ngày càng phức tạp, căng thẳng và khắc nghiệt khi con người chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại công nghệ thông tin cùng với các hệ quả của nó. Nền kinh tế tri thức ra đời, kèm theo đó là hàng loạt các vấn đề mới làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đem đến cho con người những ứng dụng tích cực cũng như tạo ra thêm một số khó khăn và thách thức. Những khó khăn và thách thức ấy không chỉ khác về lượng mà còn khác về chất.

44292.png

Ebook 7 Thói Quen Để Thành Đạt​

Thói quen 1: Chủ động

Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị, hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: nhận thức bản thân, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo sự thay đổi. Họ quyết định trở thành nguồn lực sáng tạo trong chính cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra.

Thói quen 2: Bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí

Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần – lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức định hình tương lai của mình bằng cách tạo ra một tầm nhìn và mục đích cho bất kỳ công việc nào. Họ không sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc, giá trị, các mối quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh là hình thức cao nhất của lần sáng tạo bằng tinh thần của một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra nền văn hóa đằng sau một sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị chung chính là cốt lõi của sự lãnh đạo.

Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất

Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo bằng vật chất. Đây là lúc bạn tổ chức và hành động xung quanh việc sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những việc thứ yếu không được đến trước. Những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Các cá nhân và tổ chức tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nằm ở vị trí quan trọng.

Thói quen 4: Tư duy cùng thắng

Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (thắng-thua) hoặc nhượng bộ (thua-thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc – theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng.

Thói quen 5: Lắng nghe để được thấu hiểu

Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gầy dựng mối quan hệ. Khi người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.

Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực

Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba – không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1 = ½). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1 = 1 ½) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1 = 2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1 = 3, hoặc hơn).

Thói quen 7: Không ngừng rèn luyện

Không ngừng rèn luyện là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, đổi mới, sự cải thiện liên tục, tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường lệ giữa các cá nhân, ví dụ như việc thiết lập truyền thống nuôi dưỡng sự đổi mới trong gia đình.

Tài khoản tình cảm

Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về sự tin tưởng trong một mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản mà chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như nỗ lực thấu hiểu người khác, thể hiện sự quan tâm, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người vắng mặt… gia tăng mức độ tin tưởng trong các mối quan hệ, được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, những biểu Hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt… làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được gọi là rút ra khỏi tài khoản tình cảm.

Nhận thức

Nhận thức là cách thức mỗi người nhìn nhận thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ, không phải là lãnh thổ. Nó là lăng kính, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được định hình trong quá trình trưởng thành cùng những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng ta.



Cuộc sống ngày càng phức tạp, căng thẳng và khắc nghiệt khi con người chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại công nghệ thông tin cùng với các hệ quả của nó. Nền kinh tế tri thức ra đời, kèm theo đó là hàng loạt các vấn đề mới làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đem đến cho con người những ứng dụng tích cực cũng như tạo ra thêm một số khó khăn và thách thức. Những khó khăn và thách thức ấy không chỉ khác về lượng mà còn khác về chất.

Những đổi thay sâu sắc của xã hội và các biến động trên thương trường toàn cầu trong thời đại kỹ thuật số đã khiến nhiều người nghi ngờ tính phù hợp của những nguyên tắc, những thói quen được đưa ra trong cuốn sách này. Theo tôi, cuộc sống càng có nhiều biến động, những thách thức chúng ta gặp phải càng lớn thì 7 Thói Quencàng có giá trị đối với tất cả mọi người. Vì khó khăn, thách thức luôn tồn tại và ngày càng phổ biến nên các giải pháp đưa ra đều dựa trên những nguyên tắc mang tính quy luật, hiển nhiên, bất biến, và phát triển lâu dài trong lịch sử. Tôi không phải là người sáng tạo ra các nguyên tắc đó mà chỉ là người nhận ra và sắp xếp chúng lại theo một trật tự hợp lý.

Sau quá trình trải nghiệm, tôi đúc kết được một bài học sâu sắc trong cuộc sống: nếu muốn vượt qua mọi thách thức để đạt được những khát vọng lớn lao, bạn phải biết nhận diện và vận dụng đúng các nguyên lý hay quy luật tự nhiên vào các mục tiêu của mình. Vận dụng thành công một quy luật nào đó phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ, khả năng và sự sáng tạo của từng người, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc với nhau.

Trên thực tế, những giải pháp đưa ra từ các nguyên lý luôn trái ngược với lối suy nghĩ phổ biến của chúng ta hiện nay. Sự đối lập này được chứng minh qua những thách thức phổ biến dưới đây:

Sợ hãi và tự ti;
Ước muốn và tham vọng sở hữu;
Trốn tránh trách nhiệm;
Tuyệt vọng;
Mất cân bằng trong cuộc sống;
Tính vị kỷ;
Khao khát được lắng nghe;
Xung đột và khác biệt;
Bế tắc của bản thân.

Tôi mong các bạn hãy lưu tâm đến cả những thách thức chung cũng như những nhu cầu và khó khăn của riêng mình. Khi làm như vậy, các bạn sẽ tìm ra các giải pháp và phương hướng lâu dài cho bản thân. Bạn cũng sẽ thấy sự khác biệt ngày càng rõ giữa cách tiếp cận phổ biến hiện nay với cách tiếp cận dựa theo những nguyên tắc bất biến trong mọi thời đại.

Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại một câu hỏi thường được nêu ra trong những buổi thuyết trình của mình: Có bao nhiêu người trước khi trút hơi thở cuối cùng muốn có thêm thời gian để làm việc hay xem ti-vi? Câu trả lời là chẳng có ai cả. Lúc đó, họ chỉ nghĩ về người thân, gia đình và cả những người mà họ hết lòng phụng sự.

Ngay cả nhà tâm lý học vĩ đại Abraham Maslow vào cuối đời mình cũng đã coi hạnh phúc, sự hoàn thành nhiệm vụ và cống hiến cho hậu thế quan trọng hơn sự tự thể hiện bản thân (“self-actualization” – nhu cầu đầu tiên của “Hệ thống cấp độ nhu cầu” nổi tiếng của ông). Ông gọi nó là bản ngã siêu việt (“self-transcendence”). Điều này cũng đúng với tôi. Cho đến nay, tác động lớn nhất và mỹ mãn nhất của các nguyên tắc trong 7 Thói quen được thể hiện qua cuộc sống của con cháu tôi chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi.

Chẳng hạn, đứa cháu gái 19 tuổi của tôi, Shannon, luôn bị “cuốn hút” vào hoạt động tình nguyện, sẵn sàng xa nhà đến giúp đỡ những trẻ mồ côi ở đất nước Rumani xa xôi. Shannon viết thư cho chúng tôi và nói rằng: “Con không muốn sống một cuộc sống ích kỷ, chỉ biết có riêng mình. Con sẽ dành cả cuộc đời này cho hoạt động cứu trợ.”
Các con tôi giờ đã lớn khôn, đã lập gia đình và chúng đều định hướng cuộc sống theo mục đích phục vụ con người. Đó là điều làm chúng tôi rất đỗi vui mừng.

Cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một hành trình học hỏi lý thú. Hãy áp dụng ngay và chia sẻ với người thân, bạn bè những điều bạn học được. Hãy nhớ: học mà không hành thì không phải là thực học, biết mà không làm thì không thật sự là biết.

Sống theo 7 Thói quen là một cuộc đấu tranh không ngừng bởi vì khi bạn càng tiến bộ thì bản chất của các thách thức bạn gặp phải cũng thay đổi. Mỗi ngày, tôi đều sống, làm việc và đấu tranh dựa trên các thói quen đã được đề cập trong cuốn sách này. Vì thế, tôi sẽ luôn có mặt trong cuộc hành trình của các bạn.

(Sưu tầm)
 

Đính kèm

  • 7 Thói quen để thành đạt - Kenhsinhvien.net.pdf
    5,6 MB · Lượt xem: 198
×
Quay lại
Top