5 điều có thể bạn chưa biết về cơn giận

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824


Màu sắc nào khơi gợi sân giận, vì sao chúng ta giận dữ Chúa trời, và nhiều hơn thế nữa.

Nỗi giận dữ là người đồng hành quen thuộc trong cuộc đời chúng ta – và nó có ảnh hưởng đến hành vi của ta bằng những cách bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới.

Dưới đây là 5 ví dụ, tất cả đều được rút ra từ những nghiên cứu gần đây:

1. Con người thật sự liên kết màu đỏ với sự giận dữ

Theo một nghiên cứu vào năm 2013 được đăng trên tờ Emotion (Young et al.,2013), ”seeing red” (nghĩa đen: nhìn thấy màu đỏ, nghĩa bóng: cảm thấy giận dữ, phẫn nộ) không chỉ đơn thuần là một cách diễn đạt. Màu đỏ thật sự có ảnh hưởng đến việc chúng ta có nhận thức được cơn giận hay không trong một số trường hợp. Trong nghiên cứu này, các tác giả phát hiện ra những người tham gia thử nghiệm cảm thấy những khuôn mặt được đặt trên hình nền màu đỏ biểu lộ sự giận dữ nhiều hơn – và hiện tượng này không xảy ra đối với các cảm xúc tiêu cực khác, như nỗi sợ hãi.

2. Cảm nhận về quyền lợi cá nhân giải thích nỗi giận dữ với Chúa trời

Từ lâu ta đã biết rằng có nhiều người mang trong mình sân hận với Chúa trời, nhưng một nghiên cứu vào năm 2013 trong cuốn Psychology of Religion and Spirituality (tạm dịch: Tâm lý học trong tôn giáo và tâm linh) (Grubbs, Exline, & Campbell, 2013) chỉ ra cho chúng ta những ai là người thường mắc phải điều này hơn những người khác. Các tác giả phát hiện ra rằng nỗi giận dữ đối với Chúa thường bắt nguồn từ sự nhận thức về quyền lợi cá nhân trong tâm tưởng – niềm tin rằng ta xứng đáng có được nhiều hơn những người khác. Các tác giả cũng cho rằng những người có tâm lý này dễ có những suy nghĩ và cảm xúc mãnh liệt rằng mình đã bị đối xử không công bằng khi họ không đạt được những gì mình muốn.

3. Sân hận ảnh hưởng đến cách chúng ta tiếp nhận những thông tin về chính trị

Một nghiên cứu năm 2012 trên tờ Journal of Politics (tạm dịch: Nhật báo chính trường) (Ryan, 2012) phát hiện ra rằng khả năng những người dùng Facebook nhấp vào đọc một tin tức về chính trị cao hơn gấp hai lần khi tin tức đó được viết với một tiêu đề khơi gợi sự phẫn nộ. Nói cách khác, khi nói đến chính trị, con người ta thường tự chủ động tìm ra những thứ khiến họ ”nổi khùng”.

4. Những người đang giận dữ thấy súng khi thực tế không có chiếc nào

Trong một nghiên cứu năm 2010 của tờ Journal Of Personality and Social Psychology (tạm dịch: Nhật báo Nhân cách và Tâm lý học xã hội) về tâm trạng và sự nhận biết súng (Baumann & DeSteno, 2010), những người thử nghiệm khi đang giận giữ thường nhận nhầm một vật nào đó khác là súng. Các nhà nghiên cứu khiến những người tham gua rơi vào nhiều tâm trạng khác nhau và yêu cầu họ nhanh chóng chỉ ra một vật có phải là súng hay không. Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện được rằng những người đang nổi cơn giận thường dễ nhận thức hoàn cảnh sai lầm bằng việc cho rằng người trong bức hình đang mang theo vũ khí trong khi thực tế là không.

5. Nỗi giận dữ có thể tăng năng suất làm việc và tính sáng tạo của chúng ta

Cuối cùng, một nghiên cứu năm 2010 trên tờ Journal of Experimental Social Psycholgy (tạm dịch: Nhật báo Tâm lý xã hội thử nghiệm) (Van Kleef, 2010) chỉ ra rằng khi ai đó giận bạn, điều đó có thể là động lực khiến bạn làm việc chăm chỉ hơn và bằng những cách sáng tạo hơn. Các tác giả tìm ra rằng con người phản ứng với cơn giận của người khác theo một trong hai cách: Cũng trở nên giận dữ, hoặc sử dụng những thông tin thu thập được từ cơn giận của người kia để cải thiện mình. Thế nhưng, điều quyết định ở đây lại phụ thuộc vào việc họ có nỗ lực tìm kiếm tri thức và nhận thức về thế giới (”epistemic motivation”) hay không. Những người với động lực này mạnh mẽ thường sẽ tìm cách tự làm cho bản thân mình tốt hơn sau khi bị người khác ”xả giận” vào.

Chi Lê dịch

Nguồn: 5 Things You Didn't Know About Anger
 
×
Quay lại
Top