5 “bệnh” phổ biến của sinh viên

cacabala00

Cựu quản lý
Tham gia
26/5/2010
Bài viết
811
Đây là những “bệnh” rất quen thuộc và phổ biến mà bất kì sinh viên nào cũng bị mắc phải ít nhất một lần.


Sao chép
Ngồi trong lớp lười ghi bài, lười chú thích, đến khi cần tham khảo tài liệu thì không có =">" mượn tập bạn ghi lại; bạn bè trong nhóm không ai chép, kì thi gần kề =">" tìm giáo án điện tử của thầy cô và in ra tham khảo; không biết cách viết tiểu luận, không hiểu đề tài =">" lên mạng tìm kiếm những tư liệu mẫu và in ra nói rằng của mình… Tóm lại, việc “sao chép” không còn xa lạ gì với sinh viên khi họ “không đủ thời gian để tự nghiên cứu và sáng tạo”.
H.My (sinh viên năm 1 ĐH Hồng Bàng) chia sẻ: “Nếu mượn tập người khác chép bài hoặc in ra giáo án của thầy cô thì đó là việc nên làm, nhưng cũng không được quá lạm dụng vì như thế bạn sẽ hay ỷ lại và không phát huy được sự sáng tạo. Còn việc “lấy chất xám” của người khác và nói là của mình thì không nên chút nào...”
Đó là chưa kể chính vì là “tài liệu mẫu” nên nếu sao chép thì đôi khi sẽ bị trùng. Cô N.N (giảng viên môn triết học trường ĐH T) nói: “Mỗi khi chấm các bài tiểu luận, cô thường phải tìm một số đoạn và…gõ thử lên google. Đó là cách hữu hiệu để phát hiện sinh viên có sao chép hay không.”

Ngủ gật
Đây là chuyện không còn xa lạ gì trên giảng đường. Từ môn thú vị cho đến môn...đơn điệu, trong lớp luôn có một vài sinh viên ngủ gật. Có bạn ngủ ngay khi vừa bước vào lớp (hôm qua thức suốt đêm chăng?), vài bạn thì ngủ khi đã “ngấm” được một khoảng thời gian nào đó. Riêng B.M (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV) thì: “Mặc dù mình luôn ngủ đủ giấc nhưng cứ lên giảng đường là…gục trong lớp, chẳng hiểu vì sao!”
Một trong những lý do ngủ gật của sinh viên là: do thức khuya từ hôm qua, do môn học quá khó hiểu, thời gian nghe giảng quá lâu trong khi không được giải lao, mất tập trung hoặc chán nản từ trước… Tuy nhiên, nếu đi học đầy đủ mà chỉ ngủ và ngủ thì...bó tay!

Cúp học
Sinh viên thường “cúp” học khi cảm thấy môn này không cần thiết, không điểm danh hoặc…không muốn học. B.V (sinh viên năm 2 ĐH Tôn Đức Thắng) bày tỏ: “Đã là sinh viên, ít nhất cũng phải cúp học vài lần. Có đôi khi vì công chuyện đột xuất, thi thoảng lại…chán học môn đó, khi thì bệnh… Năm 1, có khi cả tuần mình chỉ đi điểm danh một lần, vậy mà đến kì thi vẫn “qua cửa”.

Nước đến chân mới nhảy
Bình thường thì bỏ bê bài vở, đến gần thi mới học đêm học ngày; đề tài tiểu luận được thầy cô giao nửa tháng, chỉ còn hai ngày nữa đến hạn nộp thì mới cuống quýt tìm tài liệu… Sự trễ nải bắt nguồn từ việc thờ ơ, cho rằng “thời gian còn dài, cứ từ từ”, sự chây lười… Chính vì sinh viên luôn phải “tự học” nên khi không ai đốc thúc hoặc thiếu động lực thì họ thường phân bố thời gian chênh lệch: khi thì quá rảnh rỗi, lúc lại “đầu tắt mặt tối” vì thi cử, thuyết trình, tiểu luận…

Thụ động
Dường như các sinh viên các khối tự nhiên hoặc kĩ thuật thường chỉ biết “nghe - đọc - chép”, rất hiếm ai phản bác lại những lời giảng của thầy cô hoặc tự đặt ra vấn đề. B.M (sinh viên năm 3 ĐH Bách Khoa) chia sẻ: “Chính vì học các môn kỹ thuật nên đa phần chỉ lắng nghe lý thuyết rồi tự ứng dụng để làm bài tập là chính. Thầy cô cũng ít khi đặt vấn đề vì hiểu rằng...có hỏi thì sinh viên cũng không chịu phát biểu!”
Ở các khối ngành xã hội thì khá hơn một chút, nhiều bạn thường chủ động trong học tập nhưng số này không nhiều. Sinh viên cũng ít khi tự tìm thêm tài liệu hay sách vở để đọc (trừ những lúc cần viết tiểu luận, làm đồ án), họ chỉ xem nội dung trong sách vở hay những gì thầy cô dặn cô dặn để kiểm tra.

Mực tím
 
×
Quay lại
Top