Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ

IIMSVietnam

Thành viên
Tham gia
18/11/2021
Bài viết
0
Ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ là hai loại chính.

Ở những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, các tế bào ung thư phổi xuất hiện nhỏ và tròn ở phía dưới kính hiển vi. Kích thước của các tế bào ung thư không tế bào nhỏ thì lớn hơn.

Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính cho cả hai loại này. Trong số những người được chẩn đoán ung thư tế bào nhỏ, 95% có tiền sử hút thuốc lá.

Với mỗi loại ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ, lại được chia thành những loại nhỏ hơn. Ung thư phổi không tế bào nhỏ bao gồm ung thư biểu mô tuyến, tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.

Ung thư phổi tế bào nhỏ đa dạng phụ thuộc vào sự biểu hiện của từng gen cụ thể. Một vài loại ác tính hơn, nhưng nhìn chung, ung thư phổi tế bào nhỏ thường ác tính hơn ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Ung thư phổi – bao gồm các loại tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ - là loại ung thư ở người lớn phổ biến thứ 3 ở Hoa Kỳ. Ung thư phổi chiếm đến 13% các trường hợp chẩn đoán ung thư mới.


1. Triệu chứng

Ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ gây ra những triệu chứng khá tương tự. Đôi khi, các triệu chứng không xuất hiện cho đến khi ung thư tiến triển đến giai đoạn muộn.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Giọng khàn khàn
  • Ho dai dẳng
  • Mệt mỏi
  • Khó thở và thở khò khè
  • Khó nuốt
  • Chán ăn
  • Đau ngực và khó chịu
  • Ho ra máu
  • Vết sưng tấy ở tĩnh mạch mặt và cổ
Các triệu chứng của ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ tương tự nhưng ung thư phổi tế bào nhỏ lây lan nhanh hơn.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ của ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ cũng có xu hướng tương tự. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính. Khói thuốc lá và các hóa chất chứa trong đó có thể làm hỏng phổi. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi tế bào và dẫn đến ung thư.

Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiếp xúc với khói thuốc thụ động (ở gần người hút thuốc lá)
  • Sống trong khu vực ô nhiễm không khí trầm trọng
  • Tuổi già
  • Đã từng tiếp xúc với bức xạ
  • Đã từng tiếp xúc với asen và các loại hóa chất khác
  • Đã từng tiếp xúc với amiăng, niken, crom, muội than, hoặc nhựa đường
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi
  • Bị nhiễm HIV
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi.

3. Chẩn đoán

Nếu người bệnh bị ho dai dẳng và có những triệu chứng khác của ung thư phổi, bác sĩ sẽ đặt một vài câu hỏi và ghi nhận thông tin tiền sử bệnh vàthực hiện một vài xét nghiệm kiểm tra thể chất.

Nếu có khả năng mắc ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, tìm kiếm các dấu hiệu của khối u, sẹo hoặc tích tụ chất lỏng.

Họ cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm dịch đờm. Việc này có thể giúp chỉ ra ung thư có tồn tại hay không. Bác sĩ sẽ có thể yêu cầu cung cấp mẫu 3 ngày liên tiếp vào mỗi buổi sáng.

Các bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết, sử dụng kim để lấy mẫu tế bào từ phổi để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Sinh thiết có thể cho thấy:

  • Liệu tế bào có phải là ung thư hay không?
  • Loại ung thư (nếu có)
Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu nội soi phế quản, sử dụng một công cụ tích hợp với camera luồn qua miệng hoặc mũi, và đi vào phổi. Kĩ thuật này có thể quan sát khu vực phổi bị tổn thương và lấy mẫu mô để xét nghiệm mô bệnh học.

Họ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm khác để xác định xem ung thư đã xâm lấn ra ngoài phổi hay chưa.

phan biet ung thu phoi te bao nho va ung thu phoi khong te bao nho


Hình ảnh minh họa ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ - Nguồn ảnh: emedicinehealth.com

4. Các giai đoạn ung thư

Giai đoạn ung thư mô tả mức độ xâm lấn của khối u trong cơ thể. Có những cách khác nhau để mô tả giai đoạn. Một cách xác định đơn giản là:

  • Tại chỗ: Điều này có nghĩa là những tế bào bất thường được phát hiện nhưng chưa ung thư hóa hoặc lây lan.
  • Cục bộ: Ung thư chỉ ở 1 vị trí.
  • Khu vực: Tế bào ung thư đã lan đến những mô hoặc hạch bạch huyết lân cận.
  • Lan xa: Tế bào ung thư đã lan tới những bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, não, gan hoặc lá phổi còn lại.
  • Không rõ thông tin: Điều này có nghĩa là không có đủ thông tin để xác định giai đoạn.
Tuy nhiên, mỗi loại ung thư phổi lại có một phương pháp chẩn đoán giai đoạn cụ thể riêng.

4.1. Ung thư phổi không tế bào nhỏ:

Đối với loại ung thư này, bác bác sĩ thường sẽ sử dụng hệ thống phân loại 5 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0: Tương tự với “Tại chỗ”, điều này có nghĩa là bác sĩ không thể phát hiện những tế bào ung thư từ phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường, nhưng các xét nghiệm có thể cho thấy những tế bào tiền ung thư trong chất nhầy hoặc các nơi khác trên cơ thể.
  • Giai đoạn 1: Điều này có nghĩa là ung thư chỉ tồn tại trong phổi.
  • Giai đoạn 2: Ung thư đã tiến tới những những hạch bạch huyết xung quanh đó.
  • Giai đoạn 3: Ung thư lan tới những hạch bạch huyết khác ở ngực, có thể ở giữa hoặc ở phía bên kia của ngực.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư lan tới cả hai phổi, tới những bộ phận khác của cơ thể, hoặc cả hai.
cac giai doan ung thu phoi khong te bao nho


Hình ảnh minh họa các giai đoạn của ung thư phổi - Nguồn ảnh: drugwatch.com



4.2. Ung thư phổi tế bào nhỏ

Các bác sĩ thường sẽ phân loại ung thư phổi tế bào nhỏ với 1 hoặc 2 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn khu trú: Điều này có nghĩa là ung thư ở một bên ngực, ở một bên lá phổi hoặc có thể ở hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn xâm lấn: Ung thư lan tới bên phổi còn lại hoặc những cơ quan khác bên ngoài khối u ban đầu.

5. Liệu một người có thể mắc hai loại ung thư không?

Có khoảng 5 – 28% các trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ là hỗn hợp. Điều này có nghĩa là một người có thể ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy rằng ung thư dạng hỗn hợp này có khả năng dễ điều trị hơn dạng ung thư phổi tế bào nhỏ đơn độc.

Điều trị

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ mô tả các lựa chọn phương pháp điều trị và phát triển một kế hoạch điều trị.

Các yếu tố ảnh hưởng tới kế hoạch điều trị sẽ bao gồm:

  • Loại ung thư
  • Mức độ xâm lấn
  • Tuổi tác và sức khỏe tổng thể
  • Sự sẵn có của các liệu pháp
  • Sự lựa chọn của cá nhân
5.1. Ung thư phổi không tế bào nhỏ

Các lựa chọn điều trị cho ung thư phổi không tế bào nhỏ bao gồm:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ loại bỏ những tế bào ung thư và bất kì hạch bạch huyết nào gần đó có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu ung thư ảnh hưởng đến một phần lớn phổi, phẫu thuật sẽ không khả thi.
  • Xạ trị: Bác sĩ xạ trị sẽ chiếu một chùm tia xạ trị hướng vào tế bào ác tính để phá hủy chúng.
  • Hóa trị: Bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc để tiêu diệt những tế bào ung thư.
  • Đặt stent nội soi: Nếu một khối u chặn mất một phần đường thở, bác sĩ phẫu thuật có thể chèn stent.
  • Điều trị bằng thuốc đích: Những loại thuốc này hướng tới những gen cụ thể hoặc những yếu tố khác tăng cường khả năng phát triển của tế bào ung thư. Việc ngăn chặn những yếu tố này có thể giúp trì hoãn sự phát triển của một số loại ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp điều trị này nhằm mục đích tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư của hệ thống miễn dịch.
5.2. Ung thư phổi tế bào nhỏ

Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, phương pháp điều trị chủ yếu là để kiểm soát bệnh. Các phương án bao gồm:

  • Hóa trị: Phương pháp điều trị chính.
  • Xạ trị: Có thể giúp đẩy mạnh hiệu quả của hóa trị hoặc giúp ngăn ngừa ung thư di căn đến não.
  • Phẫu thuật kết hợp với hóa trị: Khi ung thư chưa di căn đến hạch bạch huyết, trường hợp này hiếm khi xảy ra.
Các bác sĩ có thể kết hợp với các phương pháp điều trị cho ung thư phổi, phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân, giai đoạn của ung thư và vị trí của khối u.

6. Tổng quan

Các chuyên gia sử dụng các dữ liệu thống kê trong quá khứ để ước tính phần trăm những người có thể sống được 5 năm trở lên sau khi được chẩn đoán ung thư. Những ước tính này được gọi là tỉ lệ sống sót.

Chỉ số này đại diện cho mức trung bình và không tính đến các yếu tố như độ tuổi hoặc sức khỏe tổng thể của cá nhân.

6.1. Ung thư phổi không tế bào nhỏ

Với ung thư phổi không tế bào nhỏ, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) báo cáo tỉ lệ sống sót sau 5 năm có liên quan như sau:

  • Ung thư khu trú: 64%
  • Ung thư khu vực: 37%
  • Ung thư di căn xa: 8%
Tỉ lệ trung bình sống 5 năm là khoảng 26%.

6.2. Ung thư phổi tế bào nhỏ

ACS – Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính tỉ lệ sống sau 5 năm đối với người ung thư phổi tế bào nhỏ như sau:

  • Với ung thư khu trú: 29%
  • Với ung thư khu vực: 18%
  • Với ung thư di căn: 3%
Tỉ lệ trung bình những bệnh nhân sống sót sau 5 năm sau khi được chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ là 7%.

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh tồn bao gồm ung thư tái phát và độ tuổi của người đó. Ung thư tái phát và tuổi cao có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót.

Kết luận

  • Có 2 loại ung thư phổi chính: tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ ít phổ biến hơn nhưng độ ác tính cũng cao hơn.
  • Hãy bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá để có thể giảm đáng kể bất kì loại ung thư nào.

7. Điều trị ung thư tại Nhật Bản

Nhật Bản không chỉ là một trong những cường quốc về kinh tế, mà còn là quốc gia có thành tích y tế nổi bật. Theo tạp chí CEOWORLD 2021, Nhật Bản xếp hạng thứ 5 trong danh sách các nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới. Hiện tại, trên thế giới, cũng chỉ có 5 quốc gia với 12 cơ sở điều trị ion nặng. Trong đó, tại Châu Á, Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh nhất trong việc điều trị ung thư bằng xạ trị ion nặng với 6 cơ sở. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư còn có thể được điều trị bằng những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay như liệu pháp proton, liệu pháp miễn dịch, v.v.



Xem thêm:



Tại sao lại lựa chọn IIMS Việt Nam?

Với mong muốn tạo cơ hội để khách hàng Việt Nam có thể tiếp cận với những phương pháp điều trị tiên tiến nhất trên thế giới, Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam (IIMS Việt Nam) sẽ là cầu nối trực tiếp hỗ trợ. Người bệnh và gia đình hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • IIMS Việt Nam là thành viên thuộc tập đoàn y tế IMS – một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm
  • Đội ngũ dịch thuật y tế chuyên môn cao, đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác, giảm thiểu những sai sót không đáng có.
  • Lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất với tình hình sức khỏe và nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân.
  • Hỗ trợ nhiệt tình các giai đoạn, kể cả khi khách hàng đã kết thúc điều trị và về nước.
  • Quy trình bài bản theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • Liên kết với nhiều bệnh viện điều trị ung thư hàng đầu tại Nhật Bản.


Thông tin liên hệ IIMS Việt Nam - Khám chữa bệnh chất lượng cao tại Nhật Bản

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

Tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/316477

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tư vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án điều trị phù hợp.
 
×
Quay lại
Top