[Shortfic] Le Mortel Merci

Helmine Mavoire

Thành viên
Tham gia
6/1/2018
Bài viết
3
.

.


Có những câu chuyện sáng giá bị chôn giấu một cách kín kẽ trong chiều dài lịch sử.

.


Đó có lẽ là những bản tình ca réo rắt, qua lời kể từ những đời đi trước,

.


Nhưng có khi, đó lại là một vụ án bí ẩn không rõ động cơ, mà kẻ phạm tội tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn là ẩn số. Tệ hơn, dưới tình hình xã hội với những luồng tư tưởng đan xen đến loạn lạc, một con người vô tội hoàn toàn, bỗng trở thành phạm nhân mang án phạt của kẻ phản quốc...

.

.

L E

M
O R T E L

M
E R C I

(Lời cảm tạ chết chóc)

by

Mavoire (Aida)

dreyfus_cover.jpeg


Nguồn ảnh : Google (tranh minh họa từ câu chuyện gốc.)


-


Nguyên tác nhân vật là của tác giả Aoyama Gosho.

Shuuichi A. | Black Organization | Ran A. | Shiho M. | Shinichi K. |

Rating : T

(Các bạn đọc thân mến dưới lứa tuổi mười ba, có thể có vài chi tiết trong câu chuyện này gây khó hiểu với các bạn, nhưng không phải là không thể đọc được)

Category : General

-

Note

I. Bối cảnh : xã hội Pháp những năm cuối thế kỷ 19, sau chiến tranh Pháp - Phổ và tiền Chiến tranh Thế giới thứ I.

II. Fanfic lấy cảm hứng từ câu truyện có thật, một số chi tiết do tác giả tự viết thêm để tăng độ chân thực.

III. Câu chuyện lấy bối cảnh ở nước Pháp,
nhưng tên của các nhân vật trong truyện sẽ không thay đổi (để đem lại thuận lợi trong việc đọc cho các độc giả), kèm theo chức tước do hoàn cảnh.

IV. Về cách xưng hô của các nhân vật.

1. Monsieur ('Ngài') : Nhân vật nam có địa vị, chức tước.

2. Madame ('Quý bà') : Nhân vật nữ đã có chồng.

3. Mademoiselle ('Quý cô') : Nhân vật nữ độc thân hoặc các thiếu nữ.

4. Damoiseau ('Quý công tử' , 'Quý cậu') : Nhân vật nam độc thân, trẻ tuổi và có chức tước.

.

Khi các bạn đã sẵn sàng, xin mời thưởng thức.

Làm ơn hãy để lại vài lời nhận xét, tôi sẽ rất cảm tạ điều đó.

Fanfic này xin dành tặng @Helmine Hilma. Cảm ơn cậu, vì đã đưa tớ về, giúp tớ tìm lại cảm hứng đích thực từ văn chương.

Mavoire (Aida)


.

MỤC LỤC

I. Vài nét sơ thảo về bối cảnh xã hội.

1. Nguồn cơn xa xôi.

2. Tâm sự của một người làm báo

II. Vụ án chữ A.

[còn tiếp]

.








 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:

VÀI NÉT SƠ THẢO VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI.

Chương 1. Nguồn Cơn Xa Xôi

~
Cánh cửa phòng họp của Ban Thống Kê mở ra một cách đàng hoàng như chính cung cách của người lãnh đạo. Gin bước lên vài bước rồi giữ hai bàn chân vuông góc, tay phải đặt sau lưng giữ cho thẳng, tay trái buông dọc thân người, ngón tay sượt qua chuôi kiếm lành lạnh.


“Monsieur de Rum, tôi đã đến.”


Gin thấy cái gật đầu đồng thuận từ xa, bèn bỏ tay phải xuống, đúng nghi thức của một vị làm cao kiêu hãnh bước vào, nhưng vẫn có nét khúm núm trước một người làm cao hơn.


Phòng họp là một căn phòng rộng về chiều dài, chiều rộng bất tương xứng. Một cái bàn gỗ đánh véc ni bóng loáng, sàn đá phản chiếu chiếc đèn chùm với bóng điện chất lượng Pháp nhờ nhờ. Cái bục đại biểu tam cấp đặt đối diện chiếc bàn gỗ. Tường màu cổ vịt xỉn xám, gắn vài chiếc đèn ánh vàng ; trần nhà trát vôi rẻ tiền, song vẫn toát lên vẻ uy nghi lạnh lẽo.


Monsieur de Rum đứng ở không gian giữa bục đại biểu và bàn họp, bên cạnh lá cờ Đệ tam cộng hoà. Đôi tay hòa nhã khoanh lại, ngài trầm ngâm nhìn bức ảnh của Adolphe Thiers.


Gin đếm đúng hai mươi bước nữa là đến ngay cạnh Trung tá thì dừng lại, giọng nhỏ nhưng dõng dạc, khiến vị Monsieur đang suy tư cũng phải ngẩng lên chú ý.


“Thưa ngài.”


Rồi anh giơ tay chào, de Rum cũng vậy. Mười năm rồi kể từ lần cuối vị Trưởng ban mời anh đến nói chuyện tại phòng họp.


“Chúng ta là Ban thống kê thuộc nhà nước Đệ tam cộng hòa, sinh ra vì một nước Pháp an bình. Công tác tình báo, hoạt động có tổ chức mà chúng ta đang làm hàng ngày vẫn là một điều mới mẻ đối với Nhà Nước.”


Gin hơi ngả người về phía trước một chút như đang đồng tình.


“Vâng, đúng là vậy, thưa ngài.”


“Vì thế, ta cần làm tốt mọi công tác mật thám, phải xem xét kỹ lưỡng rằng có chút ít, dù chỉ là một câu thông tin nào bị lộ cho bọn gián điệp không, để bộ Nội các phải thấy được Ban chúng ta được lập ra không hề khiến họ thất vọng. Sau cuộc chiến tranh với bọn Đức không lâu trước đây đâu, cậu biết đấy, làm mối quan hệ của hai bên càng thêm căng thẳng. Nước Pháp đệ tam cộng hòa bây giờ, trải qua hai mươi ba năm và ba cuộc biến động, Ban và Nghị viện cần phải cố gắng hơn nữa để đạt được thành tựu theo như khẩu hiệu dẫn đầu : Tự do, bình đẳng, bác ái.”


Monsieur de Rum cười khổ. Bất chợt, trong khoảng lặng đằng sau lời kể tâm, lúc Gin lén lút xâu chuỗi những sự việc chính trị mà ngài vừa nói, Monsieur hỏi, không giống như đang bâng quơ.


“Anh là một người yêu nước, phải không?”


Câu hỏi chuyển chủ đề của Monsieur de Rum quá đỗi đột ngột khiến Gin bất ngờ. Nhưng anh không để lộ sự khó hiểu trên gương mặt, mà chỉ khảng khái trả lời:


“Không có một hành động hay lời nói nào của tôi phản đối điều đó, thưa ngài.”


Monsieur de Rum bật cười, theo đúng phép xã giao bình thường thì Gin cũng sẽ cười theo. Nhưng khi ở trước người đứng đầu Ban thì lại là một chuyện khác.


“Thế vụ của Rosalin de Curacao, một kẻ phản quốc, một kẻ đã bị quân Đức thôi miên thuộc phạm vi anh quản lý, những bản phương án về melanit? Chàng trai yêu nước, tôi cần một lời lý giải, vì mọi thứ thật là mâu thuẫn quá. Tôi có nên hỏi những người bạn dưới trướng anh không?”


Gin giật mình, như một người có tội trốn trót lọt bỗng dưng bị sờ gáy. Mà trong câu chuyện trên, trớ trêu thay, anh đúng là một kẻ như vậy. Anh cứng họng mất một lúc, và kể cả lúc sau, những từ giải thích vẫn cứ lục bục nơi đáy họng.


Có lẽ anh không trả lời được câu hỏi ấy. Gin không thể dễ dàng nhận lỗi về bản thân trước mặt Thiếu tá, người mà anh đoán luôn có những suy nghĩ tích cực về Phó ban thẳng-thắn.


Gin luôn khiến mọi người trong phạm trù công việc cảm kích và sợ hãi vì cách làm việc sát sao, nhưng vẫn luôn coi họ như những người bạn tốt. Sau phiên xử án của Rosalin de Curacao, anh đã đến từng bàn một để thừa nhận về lỗi lầm trong vụ việc. Ấy thế nhưng, khi mọi người bảo Gin nên báo cáo với ngài Trưởng ban, anh lại lái sang chuyện khác. Vì có một điều không phải ai cũng biết:


Anh sợ Monsieur de Rum. Một nỗi sợ không rõ hình thể. Một nỗi sợ tất yếu đến khó giải thích.


Đứng trước Thiếu tá với con mắt soi mói luôn rực lửa, khó có thể đổ thừa vụ việc nghiêm trọng này cho bên Bảo vệ, vì chắc chắn đây là lỗi của anh. Một con người chính trực thật thà, ấy vậy mà vẫn để một kẻ nhan hiểm trót lọt cái sự chính trực đáng tự hào mà những người có-chức-tước-cao-hơn-từng-tiếp-xúc-qua-với-Phó-ban-le-Gin đều ca ngợi với ngài ấy.


Gánh nặng tâm can, gánh nặng của một sự phủ nhận nực cười rằng ngài ấy chắc-chắn-đã-quên-vụ-thuốc-nổ trở lại, hiện nguyên hình như đùa giỡn, như nhảy múa trêu ngươi trước mắt anh.


Câu chuyện về Rosalin de Curacao và vụ lùm xùm đã thuộc về quãng thời gian vài năm trước đây, vài tháng sau đó tưởng chừng mọi chuyện đã trôi vào dĩ vãng. Chuyện của vài năm trước, đến bây giờ anh vẫn chưa chọn được câu trả lời thích đáng, thỏa mãn Monsieur de Rum.


Và ngài cũng không phải là một con người kiên nhẫn gì cho cam.


“Sao thế? Ý cậu thế nào?”


Gin biết là thật nhục nhã, nhưng nếu không tự nhận, cái tính ngay thẳng của anh trong mắt mọi người sẽ bị bẻ cong đi rất nhiều.


Đó là điều anh quan ngại nhất kể từ khi bước chân vào quân đội.


“Là do tôi bất cẩn, tôi nên bị khiển trách, thưa ngài.”


Gin nói lèo một hơi, giọng như thì thầm nhưng vẫn chú ý nhấn ngữ điệu sao cho phải phép.


“Cái gì cơ? Anh Thiếu tá, một người can trường sao lại nhỏ nhẻ như vậy? Thật thất vọng quá!”


Gin nín thở, rồi hít vào một hơi sâu.


“Được rồi”, anh nghĩ, là giờ phút này đây, giờ phút anh không thể trốn tránh vị Thiếu tá oai dũng trước mặt. Gin lặp lại câu nói trên, nói to, rõ ràng và rành mạch hơn.


Rồi anh im lặng. Cảm giác cục nghẹn đã bị cuốn xuống đáy mồ sâu.


Nghe Gin phân trần xong, Monsieur de Rum hơi cao giọng, do tính ngài dễ nổi nóng. Nhưng dễ thường thấy, với tình trạng đại sự quốc gia, với tính nhạy cảm cao độ với mọi thứ liên quan đến bọn mê xúc xích*, người dễ tính nhất cũng sẽ phản ứng gay gắt nhường vậy.


“À, cuối cùng sau bốn năm, anh cũng chịu thừa nhận với tôi! Thật xấu hổ cho cái sự thẳng thắn đáng quý của anh, đưa ra một lời nói cũng khó khăn như thế! Thật xấu hổ cho Cục của chúng ta. Sau vụ của de Curacao, Bộ Ngoại Giao dành cho ta những suy nghĩ, những ánh mắt đến là tiêu cực : Cục thống kê như là bọn chuột nhát gan, bọn gián lẩn tránh! Vì cái sự không-thèm-thừa-nhận của anh đấy! Không thể tin được, tính cách thì thẳng, nói chuyện cũng thẳng, ấy mà suy nghĩ thì lại rối như ruột ốc!”


Nhưng rồi, trút mắng xong, ngài lại hiền từ vỗ vai Gin. Sau những năm tháng làm việc tại Ban, anh vẫn chưa thể thích nghi được với tính tình xoay chuyển hết sức bất thường của Monsieur de Rum.


“Tôi chắc anh cũng hiểu được điều đó mà, phải không? Nỗi sợ bị tôi lăng mạ hãy để sang một bên, vì chúng ta, những con người nước Pháp đều mang chung một nỗi nhục nhã khi phải cắt đi hai tỉnh thành cho bọn Đức. Anh thừa nhận điều này với tất cả mọi người dưới trướng, nhưng khi trước tôi, anh lại sợ hãi, lại lúng túng, vì sao vậy? Con trai ạ, đừng bao giờ cố uốn thẳng một thanh sắt cong chỉ vì sự sỹ diện; vì theo tính chất, nó chỉ có thể giữ nguyên hình dạng. Nhưng nếu anh chịu xuống nước dù chỉ một chút, tìm một hàng rèn cùng cái đe cái búa, ấy vậy là thanh sắt dù cong mấy cũng sẽ thẳng lại mà thôi.”


Gin cảm thấy hơi run khi Monsieur vỗ vỗ vai anh thân thiện. Cho đúng phép, anh cũng đáp lại, kèm theo hy vọng mọi thứ sẽ vẫn xuôi chèo mát mái.


“Vâng, thật cảm ơn ngài.”


Monsieur de Rum gật đầu đồng tình. Rồi ngài giữ hai vai anh, mắt đối mắt đầy tin tưởng. Nhưng rồi nhớ ra như có điều gì, ngài lại buông Gin ra, nghiêm túc lấy lại phong thái thường ngày.


“Có tin mới từ Bộ Ngoại Giao.”


Gin đang trong trạng thái sung sướng của một kẻ sa ngã được rửa tội, cũng bèn nghiêm chỉnh nhận mệnh lệnh, trở về con người thường ngày.


“Vâng, tôi sẽ chuyển nhiệm vụ cho người làm ngay tức khắc.”


“Không. Vụ này tôi nên tin tưởng cậu thì hơn, Phó ban ạ.”


Gin thoáng bất ngờ. Vài năm gần đây anh chỉ tập trung phụ trách mảng lưu trữ tài liệu. Còn điều tra, chuyên môn của anh, hy vọng vẫn sẽ còn nhanh nhẹn như những ngày chinh phạt thị trường chính trị.


Nhận tập tài liệu từ tay Monsieur, anh kính cẩn giơ tay chào rồi bước ra khỏi phòng. Gương mặt vài chục phút trước còn có gì đó e dè sợ sệt, ấy mà bây giờ hăng hái như muốn nói : Xin chào, tôi đang trở lại đây, quá khứ oai hùng. Hãy đón nhận tôi, như ngày xưa tôi và bạn đã từng, hãy giữ những hòm rương bí mật vì Tổ quốc, hãy cùng tôi tìm lại công bằng chủ quyền cho nước Pháp ; hãy mong lần trở lại này sẽ là một vụ đầy hứa hẹn, hãy để những kẻ phản quốc phải nhận cái kết đắng ‘xứng đáng’.


Về sau, khi đọc những lời đầu tiên từ bản tóm tắt sự việc, Gin mới phải bất ngờ thốt lên : Lời mong ước của anh lần này không sai so với hy vọng chút nào.

end.

Chú thích :

* : ám chỉ người Đức.
 
Hiệu chỉnh:
VÀI NÉT SƠ THẢO VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI.

Chương 2 : Tâm sự của một người làm báo

~

“ “Pháp Quốc những năm cuối thế kỷ mười chín là một đống bùn sình thảm hại, do sự xuất hiện hòa hợp của chủ nghĩa Dân Tộc cũng như chủ nghĩa bài trừ Do Thái? Rõ ngu ngốc. Chẳng bao giờ có chuyện ‘xuất hiện hòa hợp’ của hai tư tưởng chính trị, thật là, thật là… […] Thật vớ vẩn! Đám đông sẽ không bao giờ để ta yên nếu thiếu ‘tăng lữ chủ nghĩa’ của họ! Ôi, một đống bầy nhầy lầy lội, một đống thất bại của phe Cộng hòa, một đống ‘xuất hiện hòa hợp’ của nhúm chính trị lẻ tẻ, như muốn chia đất nước chúng ta thành những phần vụn vỡ! Và cả đám báo chí : bị xã hội đánh những đòn chí mạng tới mức phải đón nhận lấy những ảnh hưởng sâu sắc bởi nền Cộng hòa ; những căng thẳng mạnh mẽ trong tất cả các tầng lớp xã hội được thúc đẩy bởi họ ; họ tự do viết lách và phân phối tất cả các chủng loại thông tin, kể cả mang tính xúc phạm hoặc vu khống.” Này anh trưởng biên tập, anh để bài viết đậm hướng phản động nghề nghiệp từ một tên hậu duệ Bourbon lên trang nhất của chúng ta sao? Đừng để chúng ta bị coi là những kẻ đứng ở đầu bên kia tư tưởng báo chí, sẽ kinh khủng lắm đấy! ”


Rameau de Tequila lắc lắc mái đầu đen bóng trang nhã, ném trả tờ báo in mẫu cho cậu biên tập viên. Đống bùn sình chính trị, chẳng biết từ bao giờ đã quy chụp lên cả những tòa báo ; nó làm biến dạng tính chất lúc đầu của báo chí, là chỉ muốn cho người đọc ‘thấy’ và ‘hiểu’, chứ không phải là ‘rêu rao’, ‘kết tội’ và ‘tuyên truyền’.


Nhưng nếu không thuận theo chiều quay của tình hình căng thẳng, khó có thể nói kết cục đến trước với họ là gì.


Người ta căm ghét âm thầm một chủ nghĩa chính trị nào đó, ngòi nổ dẫn đến bạo lực chính là báo chí. Và khi người ta quay lại tìm vấn đề cốt lỗi của vụ căng thẳng ấy, những tòa báo sẽ là xu hướng bị trách móc, đổ lỗi, phanh phui, mổ xẻ. Nhưng ai mà biết được cặn kẽ những nguồn cơn đây? Tự do ngôn luận và bình đẳng tư tưởng, những nhà báo, cả chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều lấy đó là tiền đề cho những bài đăng đậm chất cá nhân phóng khoáng, dậy mùi lên án và xúc phạm các chủ nghĩa chính trị. Những thứ rẻ mạt và nông cạn như vậy, không hiểu sao lại được đón tiếp nồng hậu ở các tầng lớp xã hội, và nhà nước thì gần như không có động tĩnh gì khi các thông tin đa chủng loại (thực chất luôn chỉ có ba phân khúc : đúng, sai, không có thật) vẫn xuất hiện tràn lan và nhan nhản : chúng được đính trên tường, gấp gọn trên táp, được chăm chú như một người nổi tiếng trên từng con phố, tới những con đường.


Nghe giống y chang một đống bùn sình nữa của nền công nghiệp báo chí. Nước Pháp, đúng là một tổ hợp hòa quyện của hàng chục đám như thế lẫn lộn.


Chiếc máy điện tín đang nằm im trên chiếc bàn đá rung lên, những cơ viết chạy cót két. Dải tin màu trắng hiện ra chỉ vài phút sau đó, trong tiếng hoạt động liên tục xoành xoạch của chiếc máy đen bóng.


Rameau tiến đến, nheo mắt đọc dải tin. Điện tín được gửi từ sở cảnh sát, nói rằng có một sỹ quan tham gia thách đấu với biên tập viên của ông ; may thay, kết quả bất phân thắng bại. Tên của người biên tập viên được gửi đến sau một đoạn dài mười lăm xăng-ti cách khỏi dòng tin chính. Ông lắc đầu, môi bặm lại, vẻ mặt trông vừa tức giận vừa bất bình. Rameau chưa bao giờ là một người ủng hộ phong trào bài trừ Do Thái, ông cũng chẳng ủng hộ bạo lực gì cho cam, vì suy nghĩ của ông vừa năng động vừa đơn giản ; nếu họ không làm gì khiến ông căm ghét hận thù thì ông cũng chẳng hơi đâu mà căm ghét lại. Nhiều người tham gia phong trào là theo số đông, theo cái lối mà nhiều người nổi tiếng, nhiều sỹ quan tham gia thì ông lại một mình một kiểu mà phản đối kịch liệt : ‘Những thứ đua đòi vớ vẩn nhạt nhòa mà ngu đần đó chỉ dành cho đám thất học nông cạn.”


Thật tiếc là chẳng mấy người có suy nghĩ như ông. Nhưng nếu không thông qua những quyết định in bài đó, hàng trăm công nhân viên của xưởng in, của ban biên tập, của ban mỹ thuật lẫn cả ông sẽ cùng kéo nhau đi trên con đường thất nghiệp. Làm sếp đòi hỏi bạn phải luôn thuận theo chiều hướng của đa số (Chao ôi, đó lại là điều mà ông ghét nhất!) và biết quan tâm, suy nghĩ cho những người xung quanh (Đó! Nếu Rameau cứ khư khư suy nghĩ không thông qua hợp đồng đăng báo của những bài viết ấy, đoán xem bao nhiêu gia đình sẽ nguy khốn khó khăn, sẽ trách ông là kẻ đốn mạt ích kỷ đây!?)


Những vụ thách đấu nhân viên tòa báo Tiếng Nói Tự Do mà Rameau de Tequila đứng đầu, đã vượt quá số đếm trên đầu ngón tay ; với cáo buộc là phản bội giống nòi, những người Do Thái cảm thấy bị xúc phạm đã thách đấu với các biên tập viên. Thế đấy, chủ nghĩa bài trừ Do Thái. Nó khiến những người trong cuộc (mặt khác, cả châu Âu giai đoạn này đều là những người trong cuộc) trở nên hung hăng và phân biệt.


Dường như Rameau lúc nào cũng có một suy nghĩ. Nếu như tám năm trước Drumont không thể viết ra được điều gì ý nghĩa hơn nạn phân biệt ấy của nước Pháp, có lẽ bây giờ thị trường đọc của người nước bọn họ đã không nông cạn và chao đảo ; Ôi, chao đảo như ông đây, chao đảo như chiếc đèn chùm giữa vũ phòng là xã hội phân tầng hỗn độn, nơi có những kẻ ích kỷ giữ khư khư định kiến Do Thái cổ hủ, nơi số ít những con người đồng chí hướng như ông lẻ loi cô độc.


.


“Champ – Elysses.


Nhật ký huyễn hoặc (đơn giản là những gì tôi bức xúc khi nghĩ đến chính trị. Sau bữa trưa với một người làm việc trong bộ Chiến Tranh, tôi đã phát mệt với lối suy nghĩ nhỏ mọn tiểu nông của cậu ta.)


Có những điều lộn xộn vớ vẩn nhưng khó có thể nào hòa giải nổi. Quay lại chủ đề tôi luôn nhức nhối, chính là phong trào bài trừ Do Thái.


La France juive của Edouard Drumont như một mồi lửa, một mồi lửa le lói nhưng có xúc tác vô cùng mạnh mẽ. Nó thổi bùng lên một thứ nhiệt huyết phân biệt lố bịch, nhưng những nguồn cơn cho sự cọ sát sinh lửa ấy, ở đâu mà ra? Nhiều người sẽ khẳng định là từ Drumont, nhưng điều gì đã khiến ông tiếp nhận thứ chủ nghĩa vô lý ấy, và tiếp nhận từ bao giờ, do ai?


Đó là một câu hỏi mà tôi chưa rõ vế trả lời, đến bây giờ vẫn để bỏ ngỏ, hoặc có lẽ tôi quá ít rảnh rỗi để bới sâu từng chi tiết vụn vặn đắp lên thành lời giải thích.


Quay lại thời gian, về với cuộc chiến Pháp – Phổ năm 1870. Năm 1871, hiệp định Frankfurt được cấu thành, yêu cầu nước Pháp đền bù chiến tranh bằng hai tỉnh Alsace và Lorraine. À, vậy có phải do người Đức không? Như đã nói trên, câu trả lời vẫn chưa xuất hiện rõ ràng. Một sự kiện mang tầm vóc lớn không thể nào chỉ do vài nguồn cơn bộc phát và hiển nhiên. Nhưng ta vẫn phải nói đến tính chất của cuộc chiến này, cho tất cả những khúc mắc mà bạn đọc hiện có, cũng như phác ra một khung hình toàn cảnh hơn về xã hội Pháp bây giờ.


Sau cuộc chiến, bên bại trận lúc nào cũng là những người cay cú và nhục nhã nhất, người Pháp cũng không ngoại lệ. Ngay sau khi lên dây cót tinh thần, họ - những chiến lược gia quân sự hàng đầu đã phác những nét bút đầu tiên cho viễn cảnh hai tỉnh thành ngoại ô trở về với đấy nước. Điều ấy, phải chăng là những lời đòi hỏi những cách thức phi thường (theo như trước mắt họ thấy), và để đáp ứng cái sức phi thường ấy, bước đầu của liên minh quân sự Pháp – Nga là một bản hiệp ước, được thành lập năm 1892 (Bất ngờ chưa, tám mươi năm trước họ vẫn còn đánh nhau ở rìa ngoài nước Nga đấy! Và chính bộ trưởng Bộ Chiến Tranh cũng công nhận đây là một sự thực ‘phản tự nhiên, nhưng là điều nên làm’.)


Quân đội tang tóc sau cuộc chiến đẫm bi thương, từng bước một xây dựng lại. Kiểm duyệt binh lính khắt khe hơn chút ít, cơ cấu tổ chức được sắp xếp lại sao cho hợp lý hơn theo như những nhà chiến lược định sẵn. Làm vậy vì ai chứ? Dân làm, dân hưởng, có như vậy mới mong về một nước Pháp tự do. Chỉ có điều, những chỉ huy cấp cao vẫn còn giữ nguyên, vì ai biết họ đã suy nghĩ như thế nào, có tuổi đời quân sự càng lớn thì càng có nhiều kinh nghiệm ư? Không hề, với lối suy nghĩ của các quý tộc theo chế độ quân chủ. Lối suy nghĩ hẹp hòi, già nua, cũ kỹ ấy không hề phù hợp với Đệ Tam Cộng Hòa năng động, mới mẻ, với những nhà đứng đầu mới, có tầm nhìn rộng hơn. Nhưng, biết là có tầm nhìn rộng đấy, vậy mà cái nhìn bao quát với những chủ thể nhỏ hơn lại chưa được kỹ càng, đó là điều bất lợi của nền Cộng Hòa (Như vụ báo chí bên tôi với các phát ngôn tự do đẫm lời xúc phạm của họ vậy!). Và còn bất lợi hơn nữa khi có cả khối người vẫn ưa thích chế độ quân chủ (như các vị tướng cao nêu trên, có cả những hậu duệ sau của dòng họ Bourbon, cả những người ủng hộ Công tước Orléans).


Ta hãy làm một phép ví dụ hoạt hình. Nhà nước là những người mới mẻ, có định hướng xoay chuyển đất nước và một vài hạn chế, bên còn lại là bộ máy quân đội chủ yếu có cái nhìn phân biệt (quan chức quân đội cấp cao, thật buồn khi phải nói với các bạn, hầu hết bọn họ tham gia phong trào bài trừ Do Thái), lối suy nghĩ quân chủ cằn cỗi có đôi phần lạc hậu. Hai lý tưởng xây dựng xã hội đối nghịch hoàn toàn với nhau, thành ra sự khinh bỉ chế độ Cộng hòa (dẫn đến từ hai tốc độ tư duy trong việc mở rộng và bao quát tương lai của Pháp quốc) lại là lý tưởng cơ bản của quân đội trong những năm cuối thế kỷ mười chín. Trong khi nền Cộng hòa tung hô quân đội (không tung hô lý tưởng đào tạo chỉ huy lạc hậu, nhưng họ - những quan chức cấp cao lại được coi là ‘biểu tượng của một thời nước Pháp quân chủ cũ’), quân đội lại xem thường nền Cộng hòa.


Mâu thuẫn! Phải không?


Nhưng đây là nước Pháp, là nơi tôi sinh ra, là nơi tôi đã nguyện chết để bảo vệ sự thiêng liêng của Tổ quốc. nên dù tình hình có xoay chuyển, ghét thì không được, mà khoanh tay ngắm nhìn, thở dài và than vãn thì lại càng không.


Tôi nghĩ tôi phải làm gì đó, để Pháp quốc tìm về một thời yên bình trước khi cả tấn lộn xộn xuất hiện những năm gần đây. Nhưng tôi nên làm gì bây giờ?


Rameau de Tequila."
end.
 
×
Quay lại
Top