RĂNG NHẠY CẢM NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RĂNG NHẠY CẢM

HongGiang1234

Banned
Tham gia
10/5/2022
Bài viết
0
Bạn gặp phải tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng, lạnh, chua, ngọt, cay,… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nhưng không biết nguyên nhân cũng như cách điều trị như thế nào? Hãy cùng BeDental khám phá trong bài viết sau đây!

Răng nhạy cảm nguyên nhân và cách điều trị
Răng nhạy cảm nguyên nhân và cách điều trị

Răng nhạy cảm là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì răng nhạy cảm là răng thường bị ê buốt khi tiếp xúc với những kích thích từ nhiệt độ nóng, lạnh hay ngoại lực. Tình trạng này thường xuất hiện ở độ tuổi thanh nên và trung niên.

Răng nhạy cảm hay còn có tên gọi khác là hiện tượng quá cảm ngà. Bởi răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Đối với răng chắc khỏe thì ngà răng sẽ được bảo vệ bởi men răng. Nhưng vì bệnh lý hay do những tác động khác, lớp men răng bị bào mòn không thể bảo vệ ngà răng được tốt như trước. Nên các ống thần kinh sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống nóng lạnh mà không được bảo vệ. Chính vì thế, gây ra cảm giác ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay các tác động ngoại lực khác.

Nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Cấu tạo của răng
Cấu tạo của răng
  • Sử dụng thực phẩm chứa axit cao: Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm có tính axit cao như: cóc, xoài, cam, quýt, dưa chua,… sẽ gây xói mòn men răng, khiến men răng yếu không thể bảo vệ ngà răng.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng: Việc sử dụng lông bàn chải cứng hay những vật cứng tác động lên bề mặt răng sẽ gây tổn thương bề mặt men răng.
  • Tụt nướu: Khi mắc các bệnh lý về răng như: viêm nha chu, viêm lợi,… dẫn đến tình trạng tụt nướu làm lộ ra phần ngà răng cũng có thể dẫn đến tình trạng ê buốt khi ăn.
  • Sâu răng: các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng do sâu răng tạo ra khiến thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các ống dây thần kinh cũng khiến răng ê buốt.
  • Răng bị nứt, vỡ: Khi răng nứt, vỡ phá hủy đi cấu tạo ban đầu của răng cũng khiến răng trở nên nhạy cảm và hay ê buốt hơn.
  • Thói quen xấu nghiến răng: Thói quen xấu nghiến răng duy trì trong thời gian dai cũng khiến men răng bị mòn đi và khiến răng nhạy cảm hơn.
Ở trên là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, hay ê buốt. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thường xuyên hay không đúng cách cũng tạo điều kiện cho men răng bị bào mòn và dẫn đến răng nhạy cảm khi tiếp xúc trực tiếp với các ngoại lực.

Cách điều trị răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm khiến cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng, những cơn ê buốt khiến cho chúng ta ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến quá trình nhai nuốt. Khi gặp phải tình trạng ê buốt, cần điều trị như sau:

Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
  • Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
  • Kết hợp sử dụng nước súc miệng ngừa khoáng trong vệ sinh răng miệng hằng ngày để cung cấp khoáng chon ngaf răng.
  • Không đánh răng theo chiều ngang mà chải theo chiều từ lợi lên thân răng để tránh tổn thương lợi và răng.
  • Trám răng để loại bỏ các lỗ li ti trên ngà răng.
  • Diệt tủy răng nếu răng bị ê buốt nặng và áp dụng các phương pháp trên không hiệu quả.
  • Đối với trường hợp răng nhạy cảm do tụt lợi thì tiến hành cấy ghép lợi.
  • Nếu ê buốt răng do mô nướu bị tuột khỏi chân răng thì tiến hành ghép nướu.
Nói chung, để có phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả khi bị ê buốt do răng nhạy cảm, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, điều trị.

Hy vọng với những chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị răng nhạy cảm ở trên sẽ hữu ích cùng các bạn. Chúc các bạn có quy trình chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả.
 
×
Quay lại
Top