Những mật mã khiến bạn gãi đầu

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
151217164517_codes_loudspeakers_624x351_thinkstock_nocredit.jpg


Trên khắp thế giới, có những thông điệp ẩn trên các con phố, bệnh viện và các phương tiện giao thông công cộng. Vì sao chúng lại tồn tại?

“Thanh tra viên Sands vui lòng đến phòng điều khiển.”

Nếu bạn nghe câu nói này ở một trạm tàu ở Anh quốc, đừng hoảng hốt.

Thế nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn biết rằng đó là một thông báo cho các nhân viên rằng có một tình huống khẩn cấp ở đâu đó trong trạm tàu.

Cách thông báo này giúp tránh gây hoảng hốt đối với các hành khách, nhưng vẫn có thể gửi thông điệp kịp thời đến những người được huấn luyện cách xử lý sự cố.

Chuyện về những mật khẩu đã được đưa ra thảo luận trên Reddit, và cuộc thảo luận đã thu hút hàng nghìn ví dụ.

Nhưng những mật mã và tín hiệu nào đang được sử dụng ngày nay?

Để bắt đầu tìm hiểu, tốt nhất là ta bắt đầu với các mật khẩu trong các trường hợp khẩn cấp ở bệnh viện.

Đây thường là các mật khẩu được phân loại theo gam màu, và một trung tâm y tế ở Canada đã đăng tải danh sách các mật khẩu này trên mạng.

“Mã Đỏ” đồng nghĩa với hoả hoạn, ‘Mã Trắng’ đồng nghĩa với một người bạo lực, trong khi “Mã Đen” đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra đánh bom.

Một vài trong số này có thể được dùng như lối nói uyển ngữ. Ví dụ, một số nhân viên bệnh viện có thể dùng từ ‘ngôi nhà hoa hồng’ để gọi nhà xác nhằm tránh gây xúc động cho thân nhân của bệnh nhân vừa qua đời.

151217164317_codes_ms_estonia.jpg

Trước khi tàu MS Estonia chìm hôm 19/11/1994, mật mã âm tham "Mr Skylight" đã được phát đi
Các tàu biển có hệ thống mật khẩu riêng.

Trong số này, ‘Mr Skylight’ là một mã khẩn cấp được dùng trên các du thuyền lớn (cruise ship).

Thuỷ thủ đoàn đã dùng mã này trong lúc tàu MS Estonia chìm vào năm 1994, là vụ tai nạn làm chết 852 người.

Một thông báo đã được đưa ra giữa lúc thảm hoạ xảy ra: “Mr Skylight đến số Một và số Hai” - cho thấy thuỷ thủ đoàn đã tìm cách đóng các cửa ngăn cách một số phần trong thân tàu.

“Tôi thấy có những lý do rất tốt để sử dụng các mã này,” Paul Baker, một nhà ngôn ngữ học từ Đại học Lancaster, nói.

“Có thể là bản thân những người đưa ra các mật khẩu này cũng không chắc chắn, vì vậy không có lý do gì để khiến người khác phải lo lắng.”

Không chỉ các định chế và các dịch vụ mới sử dụng các loại mật khẩu.

Nhiều người trên Reddit dẫn ví dụ từ cuộc sống của mình - ví dụ như các nhân viên bán lẻ sử dụng một số từ ngữ đặc biệt để giao tiếp với nhau.

151217164317_codes_hoboglyphs.jpg

Mã hiệu hoboglyphs’ giúp cung cấp thông tin cho những nhân công liên tục phải di chuyển hay những người vô gia cư về chất lượng nguồn nước ở gần, hoặc cho biết thông tin về cảnh sát
Một số người đưa ra ví dụ như từ ‘Pebkac’, một từ nhạo báng mà các chuyên viên IT dùng để chỉ các cá nhân thông báo lỗi đối với máy tính của họ. Từ này là viết tắt của ‘vấn đề hiện hữu giữa bàn phím và cái ghế’ (Problem Exists Between Keyboard and Chair”).

Có rất nhiều ví dụ về những mật khẩu này ở một số cộng đồng nhất định.

BBC Trending gần đây đã đưa tin về một cụm từ mà các nhà khoa học sử dụng trên mạng để chia sẻ các bản sao chép của các bài viết nghiên cứu - ‘I can haz PDF’ - mượn từ câu ‘I can haz cheezburger’.

Những người hẹn hò trên mạng cũng có thể thông báo với những người bạn đời tiềm năng rằng mình mắc bệnh lây qua đường t.ình d.ục một cách kín đáo.

Có một mật mã cho điều này: 437737. Trên điện thoại có bàn phím chữ đi kèm với số, nó sẽ tạo ra từ ‘herpes’ (bệnh ecpect, mụn rộp).

Mã hình ảnh
Không phải tất cả các mã đều là số hay chữ. Một số mã là hình ảnh, không thể thấy bằng mắt thường.

BBC Future đã phát hiện hồi đầu năm 2015 rằng một số tờ giấy bạc có một số chấm được sắp đặt theo hình chòm sao EURion nhằm chống làm tiền giả. Nhiều máy sao chép và máy quét vẫn được lập trình để phát hiện ra chòm sao này.

150709152505_uk_bank_notes_640x360_bbcw_nocredit.jpg

Các 'Chòm sao EURion' xuất hiện trên tờ tiền bảng của Anh
Một số mã hình ảnh khác nằm trong những cảnh quan xung quanh chúng ta.

Một trong các ví dụ là một loạt các ký hiệu được biết đến với tên gọi ‘hoboglyphs’ - một bộ sưu tập các ký hiệu giúp cung cấp thông tin cho những nhân công liên tục phải di chuyển hay những người vô gia cư. Chúng có thể thông báo chất lượng nguồn nước ở gần, hoặc cho biết chủ nhà có thân thiện hay không.

Các băng đảng cũng vẽ những hình ảnh graffiti của mình đè lên hình của các băng đảng khác.

Tạp chí Discover đã đưa ra một số ví dụ vào năm 2012. Trong số này bao gồm “SS”, nghĩa là ‘South Side’, một phái bên trong một băng đảng ở Indianapolis, và một chữ ‘X’ đè lên trên hình graffiti của người khác - thể hiện sự khinh miệt.

Điều đáng ngạc nhiên mà tạp chí Discover đưa tin, đó là cảnh sát giờ đây đang sử dụng phần mềm để nhận biệt các ký hiệu này một cách tự động. Một số những chương trình này thậm chí còn có thể được tải về trên điện thoại thông minh.

Cuối cùng, các vệt sơn mà bạn nhìn thấy trên các lề đường ở các thị trấn và thành phố trên thế giới tuân thủ các mật mã mà công nhân xây dựng và các kỹ sư đều hiểu.

151217164318_codes.jpg

Các vệt sơn trên các lề đường ở các thị trấn và thành phố trên thế giới tuân thủ các mật mã mà công nhân xây dựng và các kỹ sư đều hiểu
Tạp chí BBC News gần đây đã tiết lộ ý nghĩa của những ký hiệu này ở Anh quốc và cho biết các màu khác nhau thường liên quan đến các loại dây hay ống khác nhau.

Màu xanh dương nghĩa là hệ thống nước, màu vàng có nghĩa là đường dẫn khí đốt, trong khi màu xanh lá cây có nghĩa là hệ thống camera an ninh (CCTV) hay dây truyền thông tin dữ liệu.

Tất cả các mã này đều có mục đích - để tránh gây sự hoảng hốt, để truyền đi những tín hiệu kín đáo giữa các nhóm xã hội, hay chuyển tải các thông tin về kĩ thuật nhanh chóng và dễ dàng.

Tuy nhiên một khi bạn đã biết về chúng, rất khó để tránh khỏi cảm giác tò mò và thuyết âm mưu. Không lấy gì làm lạ khi những thảo luận trên mạng về các mật mã này ngày càng phổ biến.

“Con người ta có vẻ như không thích bí mật,” Baker nói.

“Chúng ta luôn có động lực biết càng nhiều càng tốt. Nói cho cùng thì chúng ta đang sống ở thời đại thông tin,” ông nói.

BBC Future​
 
×
Quay lại
Top