Nguyên nhân nào gây bệnh thoát vị đĩa đệm

gaumaplun

Thành viên
Tham gia
13/5/2015
Bài viết
1
Đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân, thậm chí khi ngồi lâu hoặc đi lại nhiều cảm giác đau sẽ nhân lên gấp nhiều lần… là những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. Hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có biện pháp phòng ngừa, cải thiện, và điều trị thoát vị đĩa đệm, giảm thiểu chi phí điều trị.


2462-truy-tim-nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-1.jpg


1. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:

Ngày nay, với cuộc sống hiên đại tỷ lệ bệnh nhân gặp phải các vấn đề về đĩa đệm, cột sống tăng lên và người bệnh phải chịu những cơn đau nhức hành hạ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động cũng như sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nặng, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí sẽ bị mất hoàn toàn khả năng này. Do đó, hiểu được nguyên nhân bệnh thoái vị đĩa đệm sẽ giúp bản thân mỗi người tự nâng cao ý thức phòng tránh, giảm thiểu chi phí điều trị, ngăn ngừa những cơn đau để sống và làm việc hiệu quả hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, trong đó nguyên nhân hàng đầu là do thoái hóa cột sống. Khi cột sống bị thoái hóa điển hình là sự bào mòn của sụn khớp và những tổn thương xương dưới sụn làm cho các đầu xương của cột sống cọ sát vào nhau mỗi khi cử động và làm ảnh hưởng đến đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống ấy, khiến cho vỏ ngoài của đĩa đệm có thể nứt hoặc rách và nhân nhày sẽ qua các lỗ rách ấy đi ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép các rễ thần kinh và gây đau.


2463-truy-tim-nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-2.jpg


Ngoài ra, các yếu tố khác như: Viêm khớp, chấn thương cột sống do giao thông hoặc tai nạn lao động, thường xuyên phải khuân vác vật nặng, tuổi tác…cũng là những nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm, làm cho đĩa đệm cũng không còn giữ được như cấu trúc ban đầu, trong đó phải kể đến tình trạng đĩa đệm bị mất một lượng nước bảo vệ khiến cho lớp vỏ bọc trở nên khô và dễ gây rách, nứt làm tràn dịch nhày và gây đau. Hoặc nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cũng có thể đến từ việc thừa cân, béo phì, các đĩa đệm phải chịu đựng thêm một khối lượng bổ sung. Cơ thể suy yếu vì thiếu dinh dưỡng và lối sống ít vận động cũng có thể đóng góp làm gia tăng sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, thoái hóa cột sống và quan trọng là sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn là nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm.

2. Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:

Để hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có chế độ vận động thường xuyên, chăm thể thao, chủ yếu bơi lội, dinh dưỡng hợp lý an toàn, tránh tiếp xúc các chất độc hại và không ngồi một chỗ quá lâu. Quan trọng hơn, là làm chậm quá trình thoái hóa bằng cách chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn. Sau thành công với UC-II trong việc tác động tối ưu phục hồi hư tổn tại sụn khớp, gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã có một bước tiến lớn trong việc chăm sóc khớp toàn diện khi phát minh ra tinh chất PEPTAN có trong JEX MAX. PEPTAN có khả năng tác động kép đến sụn và xương dưới sụn, giúp chúng được bảo vệ và tái tạo từ gốc, từ đó cơ thể tự kiểm soát tình trạng thoái hóa xương khớp tốt hơn.

nguồn: https://jexmax.com.vn/tin-tuc/truy-tim-nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-c1a684.html
 
×
Quay lại
Top